Đầu tư và phát tiển về mạng lưới phục vụ

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Trung tâm điện thoại di động CDMA A-Telecom.pdf (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu nội dung

2.2.1.2 Đầu tư và phát tiển về mạng lưới phục vụ

S-Telecom chính thức triển khai dịch vụ vào ngày 01/7/2003, là dự án viễn thông di động sử dụng công nghệ CDMA đầu tiênở Việt Nam. Công tác đầu tưvào hệ thống tính đến 31/12/2008 được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:

- Trong giai đoạn 2001-2005: S-Telecom đầu tư khoảng 1.714 tỉ VNĐ trong đó có 1.269 tỉ VNĐvào mạng lưới, phát triển được 316 trạm trong đó có 190 BTS, phủ sóng được39/64 tỉnh thành.

- Giai đoạn 2005-2006: S-Telecom đã đẩy mạnh tiến độ đầu tư hoàn tất vùng phủ sóng trên toàn quốc vào cuối năm 2006 với 3 MSC và 890 trạm BTS, repeater. Vốn đầu tư cho hệ thống tích lũy tính đến cuối năm 2006 khoảng 2.375 tỉ VNĐtrong tổng vốn đầu tư tích lũy là 2.966 tỉ VNĐ

- Năm 2007-2008: S-Telecom đầu tư thêm khoảng 986 tỉ VNĐ trong đó 670 tỉ VNĐphục vụ cho việc nâng cấp và mở rộng hệ thống mạng (đầu tư thêm 1 MSC, 208 trạmBTS và 47 Repeater).

Tính đến nay, tổng vốn đầu tư vào hệ thống khoảng trên 3.045 tỉ VNĐ. Dự kiến sẽ triển khai đầu tư với trị giá 2.1 triệu USD vào thời gian tới.

Hiện tại hệ thống có thể phục vụ cùng lúc khoảng 2,8 triệu thuê bao và tổng vốn đầu tư tính đến cuối năm 2008 (bao gồm chi phí đầu tư và chi phí khai thác) là trên 3.952 tỉ VNĐ. Suất đầu tư bình quân/ thuê bao khoảng: 1,4 triệu đồng/ thuê bao.

Với cơ sở hạ tầng như trên, hiện nay, mạng thông tin di động S-Foneđã phủ sóng toàn quốc với tổng số1.200 trạm thu tiếp sóng quốc tế. Với số trạm thu phát sóng trên, S-Fone nâng cao khả năng phục vụ tốt cho khách hàng thông qua việc đảm bảo không xảy ra hiện tượng quá tải mạng, rớt cuộc gọi. Đồng thời, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn mà trước đây chưa thể phục vụ tốt do năng lực hạn chế của cơ sở hạ tầng.

Hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ của S-Fone được phân phối bởi các nhà phân phối và hệ thống phân phối của S-Fone. Bao gồm:

Cửa hàng trực tiếp của S-Fone (CSC): thực hiện công tác bán hàng và bảo hành liên quan đến sản phẩm của S-Fone. Các cửa hàng này do S-Fone trực tiếp thiết lập và điều hành các công tác kinh doanh-tiếp thị.

Cửa hàng độc quyền của S-Fone (SES): chỉ bán các sản phẩm của S-Fone, do các công ty, tổ chức bên ngoài điều hành kinh doanh. Hàng tháng S-Fone sẽ có các khoản hỗ trợ kinh doanh cũng như một số chính sách bán hàng ưu đãi.

Đại lý không độc quyền, có thu cước cho S-Fone (VAB): bán nhiều sản phẩm viễn thông khác nhau. Các cửa hàng này thực hiện công tác thu cước cho S- Fone. Các chủ thể kinh doanh sẽ nhận được khoản hỗ trợ hàng tháng của S-Fone.

Đại lý bán hàng bình thường (VAA): bán nhiều sản phẩm viễn thông khác nhau trong đó có sản phẩm của S-Fone.

Các cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của S-Fone sẽ đượctài trợ trong việc thiết kế và thi công toàn bộ hoặc một số hạng mục trong cửa hàng để phục vụ công tác kinh doanh tùy theo loại hình cửa hàng. Số lượng cụ thể của các cửa hàng như sau:

Bảng 2.1: Số trung tâm dịch vụ khách hàng, nhà phân phối và đại lý tích lũy đến 31/12/2008.

(Nguồn: Thông tin nội bộ của S-Telecom)

Chỉ tiêu CSC SES VAB VAA Tổng cộng

Khu vực Miền Bắc 4 142 203 183 532

Khu vực Miền Nam 9 180 295 216 700

Khu vực Miền Trung 5 104 172 115 396 Khu vực Đồng Bằng

Sông Cửu Long

3 81 92 56 232

Đến nay, số lượng trên không thay đổi nhiều.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Trung tâm điện thoại di động CDMA A-Telecom.pdf (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)