KẾT LUẬN CHƯƠNG
3.2.4 Giải pháp về phát triển dịch vụ giá trị gia tăng:
Các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông di động đã nhận định dịch vụ
GTGT đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường kinh doanh viễn thông ngày nay. Theo thống kê, doanh thu từ các dịch vụ GTGT trong giai đoạn 2007 - 2010 sẽ dần
đạt đến 40% và giai đoạn 2010 - 2020 dự kiến chiếm đến 80%, đó cũng là xu hướng chung trên thế giới. Do đó, về lâu dài nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động nào triển khai tốt các dịch vụ GTGT sẽ là nhà cung cấp có nhiều điều kiện tối ưu đểđạt tăng trưởng doanh thu và giành thị phần trên thị trường ĐTDĐ.
Vào đầu tháng 4/2009, Bộ Thông tin truyền thông đã chính thức công bố
việc cấp giấy phép thiết lập mạng 3G cho Mobifone, Vinaphone, Vietel và liên doanh EVN-HT mobile. Theo cam kết, trong năm 2010 lần lượt các mạng này sẽ
Từ những lý do trên, S-Fone cần xác định rõ mục tiêu và nhanh chóng triển khai các giải pháp chiến lược như sau:
Phát triển dịch vụ Mobile Internet:
- Để phát triển dịch vụ Mobile Internet, song song với giải pháp mở rộng vùng phủ sóng, nhập khẩu các thiết bị Internet (USB) di động phong phú đa dạng, cần
điều chỉnh các gói cước hiện có theo hướng đa dạng hóa mức độ sử dụng để khách hàng dễ dàng đăng ký. Hiện nay S-Fone chỉ cung cấp 2 loại gói cước dữ liệu là loại 250.000 đồng / tháng được sử dụng 2Gb / tháng và 400.000 đồng / tháng được sử
dụng 4Gb / tháng. Mức cước này khá cao so với mặt bằng cước di động và ADSL trong khi chất lượng còn rất hạn chế.
- Mức cước cao là do điều kiện về cơ sở hạ tầng mạng vì các thuê bao sử dụng dịch vụ này hiện đang chiếm băng thông rất lớn, tuy nhiên khi đã nâng cấp vùng phủ sóng và dung lượng mạng, việc hạ giá cước để tăng số lượng thuê bao và thời lượng sử dụng là việc hiển nhiên để mang lại doanh thu như mong muốn.
Phát triển dịch vụ thông tin theo yêu cầu IOD (Information for Demand) Là việc cung cấp dịch vụ truy vấn thông tin, tải hình ảnh, nhạc,… của S- Fone qua hệ thống WAP 2.0. Đây vẫn là dịch vụ có nhiều ưu điểm nổi trội so với dịch vụ GPRS của các mạng GSM về cả nội dung lẫn tốc độ truy cập.
Để nâng cao chất lượng các dịch vụ trên, S-Fone cần nhanh chóng thực hiện: - Hoàn tất kết nối với 50 nhà cung cấp nội dung qua các đầu số 8XYY và 1900XXXX, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết thông qua dịch vụ nhắn tin ngắn.
- Tiến hành kết nối các dịch vụ GTGT giữa S-Fone với các mạng di động trên thế giới thông qua dịch vụ chuyển vùng.
- Tiến hành kết nối với các nhà cung cấp nội dung ở nước ngoài thông qua các trục cáp quang nhằm mở rộng các dịch vụ GTGT liên quan đến đến các dịch vụ
Phát triển các dịch vụ liên quan đến thương mại
Thương mại điện tử (E-commerce) và ngân hàng di động (Mobile Banking): thông qua điện thoại có thể thanh toán các chi phí thông thường như chi phí tiền
điện, tiền nước, kiểm tra tài khoản, ra lệnh mua bán… Để làm được điều này S- Fone cần phải xây dựng chính sách hợp tác với các đối tác liên quan trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
- Mobile internet băng thông rộng: cho phép khách hàng có thể tận hưởng hầu hết các tính năng internet hiện có và trong tương lai trên chiếc điện thoại.
- Thực hiện các dịch vụ quảng cáo trên nền các dịch vụ GTGT.
- Phát triển các dịch vụ giải trí như xem phim theo yêu cầu (VOD -Video On Demand) và nghe nhạc theo yêu cầu (MOD - Music On Demand), đặc biệt là các thể loại trò chơi mang tính chất đối kháng trực tuyến trên điện thoại. Các chuyên gia Hàn Quốc trong lĩnh vực viễn thông đã nhận xét trò chơi trực tuyến đem lại cho Hàn Quốc 2 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Việt nam có điều kiện thuận lợi về cơ sở
hạ tầng, nguồn nhân lực và sự hậu thuẫn của Chính phủđể phát triển ngành này. Phát triển kinh doanh nội dung số: Bước đầu đưa khái niệm kinh doanh nội dung số trên ĐTDĐ làm tiền đề cho việc phát triển lĩnh vực kinh doanh này.
Công nghiệp nội dung số (Digital Content Industry - DCI) là một khái niệm rất mới và trên thế giới, người ta cũng chưa tìm ra được một định nghĩa thống nhất. Có thể sơ bộđịnh nghĩa khái niệm công nghiệp nội dung số như sau: Là ngành công nghiệp thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ, phân phối, phát hành các sản phẩm nội dung số và các dịch vụ liên quan, bao gồm nhiều lĩnh vực như: Phát triển nội dung cho Internet; Xuất bản và phát hành nội dung số trên Internet; Phát triển nội dung cho mạng di động; Giải trí số (Trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác, nhắn tin trúng thưởng…); Thương mại điện tử; Thiết kế, quảng cáo, và tiếp thị trên Internet; Các nội dung giáo dục trực tuyến, học tập điện tử; Y tếđiện tử, chăm sóc sức khoẻ
qua mạng; Thư viện số, bảo tàng số, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Tra cứu thông tin, dữ liệu số;…
Công nghệ nội dung số hứa hẹn đem đến một tương lai mới cho ngành viễn thông. Doanh thu của công nghiệp nội dung số rất lớn và ngày càng gây bất ngờ cho các nhà đầu tư. Theo Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông Việt Nam, mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2010, thị trường nội dung và dịch vụ ước tính khoảng 560 triệu USD. Còn trong đề cương Tăng tốc của Bộ Thông tin và Truyền thông, mục tiêu tổng quát từ nay đến năm 2015 là phải phát triển được công nghiệp nội dung số thành một ngành kinh tế trọng điểm, đóng góp nhiều cho GDP. Cụ thể, tốc
độ tăng trưởng phải đạt trung bình từ 35-40%/năm, thị trường phải xây dựng được từ 10-20 doanh nghiệp nội dung số thực sự mạnh.
Đối với mạng di động S-Fone, trước mắt có thể tập trung khai thác các sản phẩm của công nghệ nội dung số như: Tải nhạc chuông, hình ảnh; Nhắn tin trúng thưởng; Tin nhắn thông tin xã hội; Tin nhắn tư vấn; ….Về lâu dài, không chỉ dừng lại ở nhạc chờ, chia sẻ tài khoản, truy cập Internet... Thay vào đó, khách hàng được sử dụng dịch vụ tiên tiến và chuyên nghiệp hơn như truyền dữ liệu tốc độ cao, xem truyền hình trực tuyến, viết blog qua điện thoại. S-Fone cần tập trung phát triển công nghệ nội dung số trên điện thoại di động như:
- Trò chơi điện tử. - Giáo dục trực tuyến. - Dịch vụ thông tin. - Phim. - Truyền hình. - Nhạc số. - Tin nhắn bằng giọng nói. - Gửi mail dạng bản tin SMS.
Song song đó là xu hướng hoàn chỉnh sự kết hợp và giao thoa giữa ba nhóm: công nghệ thông tin - viễn thông và các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào (nội dung) như văn hoá, thiết kế, giáo dục,…Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần dịch vụ GTGT, S-Fone cần kết hợp với các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số bắt tay thúc đẩy công nghiệp dịch vụ nội dung ngay từ bây giờ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những nguyên nhân dẫn đến yếu kém về chất lượng dịch vụđiện thoại di
động của S-Fone kết hợp với xu hướng phát triển của công nghệ và định hướng phát triển đến năm 2015 của S-Fone, tác giả đã đưa ra các giải pháp xoay quanh các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụđiện thoại di động nhằm góp phần đưa chất lượng dịch vụ điện thoại di động S-Fone có thể đáp ứng hơn nữa kỳ vọng của các khách hàng. Trong đó, giải pháp về thiết bị đầu cuối và vùng phủ sóng mang tính quyết định trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ điện thoại di động của S-Fone trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, để các giải pháp trên được triển khai một cách tốt nhất cần có quyết tâm thực hiện của chính Trung tâm ĐTDĐ CDMA – SFONE cũng như sự hỗ
trợ của Bộ Thông tin –Truyền thông về các qui định quản lý và chính sách phù hợp cho các doanh nghiệp chiếm thị phần hạn chế.