Bệnh chảy gôm

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến khả năng sinh trưởng của cây ghép” (Trang 42 - 44)

- Về thời gian kết thúc xoè lá: Thì công thức là I là 23 ngày, công thức II là

4.6.2. Bệnh chảy gôm

Khi ghép mắt bị bệnh chảy mủ, chảy gôm nhiễm nặng trên thân cây làm cho cây bị chết và mắt ghép cũng chết do chảy mủ trên vết thương chỗ ghép, bệnh chảy mủ bắt đầu bị sau khi ghép được 4 ngày (16/09), lúc đầu chảy nhựa vàng trong suốt, sau nhựa chuyển màu nâu đỏ. Do nấm Phytophthora sp và nấm Palmivora sp gây nên. Để phòng trị bệnh này cần phải thực hiện nhiều biện pháp phối hợp.

Chăm sóc, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh,tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục và bón cân đối giữa đạm, lân và kali, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phá triển khoẻ mạnh có sức chống đỡ với bệnh,

đồng thời tạo cho vườn cây luôn thông thoáng khô ráo, hạn chế ẩm độ trong đất và trong vườn cây từ đó hạn chế bệnh phát triển và lây lan.

Không nên tưới quá nhiều nước, nên hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây, vệ sinh sạch sẽ vùng gốc cây, không nên để cỏ rác rơm rạ xung quanh gốc để gốc cây luôn được khô ráo. Trong khi chăm sóc, tránh gây vết thương cơ giới cho vùng rễ và vùng thân gần gốc.

Nếu cây đã bị thối vỏ ở thân, gốc và rễ cái cần phải cào hết đất xung quanh gốc cây cho thông thoáng. Dùng dao (tốt nhất nên tiệt trùng dao bằng cồn hay hơ lửa) cạo sạch hết vết bệnh rồi quét dung dịch thuốc Aliette 80WP pha nồng độ 10- 15% hoặc hỗn hợp Boóc-đô 1%. Sau một thời gian vết bệnh sẽ lành, vỏ cây sẽ tái sinh.

Khi phát hiện cây bị bệnh có thể dùng một trong các loại thuốc như: Ridomil MZ 72WP/BHN; Aliette 80WP; Ridomil MZ 72WP/BHN; Curzate-M8 72WP để phun xịt lên cây.

Sau khi phun thuốc Aliette 80WP cho cây thì được một tuần sau cây không thấy chảy mủ, chảy gôm nữa.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến khả năng sinh trưởng của cây ghép” (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w