Động thái tăng trưởng số lá trên mầm của các công thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến khả năng sinh trưởng của cây ghép” (Trang 38 - 41)

- Về thời gian kết thúc xoè lá: Thì công thức là I là 23 ngày, công thức II là

4.4.3. Động thái tăng trưởng số lá trên mầm của các công thức thí nghiệm

Trong thời gian theo dõi động thái tăng trưởng số lá trên mầm ta có bảng sau:

Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng số lá trên mầm ở các công thức thí nghiệm qua các lần đo đếm

12/10 19/10 25/10 31/10 06/11 12/11 18/11 24/11 30/11 I 3,37 6,27 7,73 8,56 12,23 14,42 19,83 24,50 28,29 II 4,30 7,60 8,60 9,99 13,11 16,61 21,20 26,01 30,28 III 5,97 10,17 10,97 11,97 17,60 21,43 25,74 30,70 34,84 CV% 17,6 4,2 19,6 13,3 15,8 18,7 18,2 15,8 12,5 LSD0,05 1,8 23,4 4,03 3,07 5,1 7,37 9,1 9,6 8,7

Từ bảng 4.5 cho thấy ở các lần đo đều có sự gia tăng về số lá mỗi tuần, ở tuần đầu tiên số lá tăng trưởng của công thức I là 3,37 lá, công thức II là 4,30 lá và công thức III là 5,97 lá. Đến lần đo thứ 2 các công thứ tăng lên gấp bội, công thức I là 6,27 lá tăng 2,9 lá, công thức II là 7,60 lá tăng 3,3 lá và công thức III là 10,17 lá tăng 4,2 lá (so với lần đo đầu tiên ngày 12/10), lần đo thứ hai này cho ta thấy công thức III tăng số lá nhiều. Đến tuần thứ 3 ta thấy các công thức tăng rất ít về số lá, như công thức III tăng lên 0,08 lá và công thức II là 1 lá còn công thức I là 1,46 lá, lần đo thứ 4 cũng vậy các công thức cũng tăng rấy ít, từ lần đo thứ 5 đi ta thấy các lần đo có sự tăng trưởng nhiều về số lá, công thức I ở lần đo thứ 4 là 8,56 lá đến lần đo thứ 5 là 12,23 lá, trong một tuần tăng gần 4 lá, công thức II ở lần đo thứ 5 so với lần đo thứ 4 là tăng trên 3 lá và công thức III cũng vậy tăng trên 5 lá. Tiếp đến các lần đo thứ 6, 7, 8 ta thấy các công thức đều về số lá, và công thức III vẫn tăng về số lá nhiều nhất, còn công thức I là ít nhất.

Đến thời gian đo cuối cùng (30/11) công thức I có khoảng 28,29 lá, công thức II khoảng 30,28 lá và công thức III là 34,84 lá.

Như vậy, ở công thức I ít lá hơn công thức II là 2 lá, và ít hơn công thức III là 6 lá, và công thức III là nhiều lá hơn công thức II là 4 lá, đồng thời công thức III phát triển mạnh nhất nên cho số lá nhiều. Để rõ nét hơn ta có có biểu đồ 4.3 sau:

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng số lá trên mầm ở các công thức thí nghiệm qua các lần đo

Ta nhận thấy các công thức đều có sự tăng dần số lá qua các thời kỳ đo, ở công thức I quá trình phát triển số lá rất thấp hơn so với công thức II và công thức III, lúc đầu các công thức số lá rất thấp nhưng về sau số lá rất nhiều, chứng tỏ các công thức đều có sự phát triển. Ở lần đo thứ hai đến lần đo thứ tư ta thấy các công thức không phát triển mạnh, công thức I và công thức II đưới 10 lá chỉ có công thức III trên 10 lá, trong 3 lần đo này số lá không chênh lệch mấy, nhưng từ lần đo thứ 5 trở đi ta thấy có sự tăng trưởng số lá công thức III nhiều hơn công thức I và công thức II, số lá công thức III nhiều hơn công thức I khoảng 6 lá và nhiều hơn công thức II khoảng 4 lá.

Hình 4.5.a: Số lá ở ngày đo 12/10 Hình 4.5.b: Số lá ở ngày đo 30/11

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến khả năng sinh trưởng của cây ghép” (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w