Động thái tăng trưởng chiều dài thân mầm của các công thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến khả năng sinh trưởng của cây ghép” (Trang 32 - 35)

- Về thời gian kết thúc xoè lá: Thì công thức là I là 23 ngày, công thức II là

4.4.1. Động thái tăng trưởng chiều dài thân mầm của các công thức thí nghiệm

Qua đo đếm theo dõi sự tăng trưởng chiều dài mầm tôi đã thu được kết quả ở bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều dài thân mầm ở các công thức thí nghiệm qua các lần đo đếm

CT Thời gian theo dõi (ngày) Đơn vị: Cm

12/10 19/10 25/10 31/10 06/11 12/11 18/11 24/11 30/11 I 2,94 9,18 14,26 19,07 28,29 36,19 46,62 53,36 58,60 II 4,68 11,59 16,33 23,19 32,45 39,30 49,25 55,91 60,62 III 9,18 19,11 25,80 30,67 40,33 50,21 59,25 65,21 68,10 CV% 28,9 28,8 19,3 9,2 10,9 12,4 8,4 7,8 6,5 LSD0,05 3,6 8,4 8,2 5,04 8,3 11,7 9,8 10,2 9,2

Qua bảng 4.3 ta có nhận xét về chiều dài mầm của các công thức thí nghiệm như sau:

Sau ghép 1 tháng (từ ngày 11/09 - 12/10) thì công thức I có chiều dài thân mầm ngắn nhất là 2,94cm tiếp theo là công thức II có chiều dài thân mầm là 4,68cm. Công thức III là công thức sinh trưởng và phát triển mạnh nhất, đã có được chiều dài thân mầm đạt 9,18cm, điều này cho thấy công thức III có chiều dài thân mầm phát triển nhanh nhất so với hai công thức I và công thức II. Cho đến tuần 2 (ngày 19/10) thì công thức I mới phát triển được như công thức III (9,18cm) lúc công thức III đo ở lần đầu tiên (ngày 12/10), lúc này công thức III (19,11cm) đã có chiều dài gần gấp đôi công thức I và công thức II cộng lại. Trong khi đó công thức I có chiều dài là 9,18cm và công thức II là 11,59cm. Sang tuần thứ 3 (ngày 25/10) chiều dài thân mầm của các công thức tiếp tục tăng trưởng và phát triển rõ rệt, cụ thể: Như công thức III lúc này chiều dài thân mầm là 25,80cm tăng lên 6,69cm so với lần đo thứ 2 (ngày 19/10), công thức I chiều dài thân mầm lúc này là 14,26cm tăng lên được 5,08cm và công thức II là 16,33cm tăng 4,74cm so với lần đo thứ 2 (ngày 19/10).

Sau khi ghép được 2 tháng ta thấy cây phát triển mạnh mỗi tuần gần tăng 10cm ở mỗi công thức, cụ thể qua các lần đo (ngày 06/11 - 18/11) như vậy trong 3 tuần này thấy cây sinh trưởng phát triển mạnh nhất từ khi ghép. Vì trong thời gian này mầm ghép đã ổn định, nối liền chặt chẽ giữa gỗ và vỏ của cây, từ đó được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng phát triển mạnh về chiều dài thân mầm. Nhưng sau đó sự sinh trưởng của thân mầm chậm đi so với tuần 6, 7, 8 gần 5cm so với 2 tuần cuối (ngày đo 24/11 và 30/11).

Ta thấy giá trị CV% ở lần đo thứ nhất và thứ hai có sự sai lệch rất lớn, lần đo thứ nhất CV% lên tới 28,9% và lần thứ hai giá trị CV% là 28,8%, vì công thứ I và công thức II bật mầm ít, chậm và kém phát triển đo được số liệu có sự chênh lệch rất lớn với công thức III, trong khi đó công thức III sinh trưởng và phát triển rất

nhanh và cho đến lần thứ ba (ngày 25/10) trở đi giá trị CV% mới ổn định xuống 19,3% và xuống thấp nhất là 6,5% ở lần đo cuối cùng (ngày 30/11). Từ bảng 4.3 ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng chiều dài thân mầm ở các công thức thí nghiệm qua các lần đo

Qua biểu đồ 4.1 ta thấy sự tăng trưởng chiều dài thân mầm ở các công thức thí nghiệm qua các lần đo là khác nhau và có sự chênh lệch khá lớn giữa công thức I và công thức III, công thức III là công thức có chiều dài tăng trưởng tốt nhất gấp 4 lần so với công thức I và gấp hai lần so với công thức II và lớn hơn công thức I và công thức II cộng lại ở đo lần đầu tiên, đến tuần đo thứ hai thấy mọi công thức đều phát triển, nhưng công thức I vẫn kém phát triển so với công thức II và công thức III, công thức III phát triển mạnh vì công thức III lên quan tới thời gian bật mầm nhanh so với hai công thức. Từ tuần thứ ba trở đi ta nhận thấy mỗi tuần chiều dài tăng khoảng 5 - 10cm ở mỗi công thức. Nhưng công thức III là công thức phát

triển mạnh nhất, điều này ta khẳng định rằng ở vị trí ghép của công thức III (25cm) là tốt nhất.

Hình 4.3.a: Chiều dài thân mầm (12/10) Hình 4.3.b: Chiều thâm mầm (30/11)

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí ghép đến khả năng sinh trưởng của cây ghép” (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w