- Về thời gian kết thúc xoè lá: Thì công thức là I là 23 ngày, công thức II là
4.4.2. Động thái tăng trưởng đường kính mầm của các công thức thí nghiệm
Qua thời gian theo dõi động thái tăng trưởng đường kính ta có bảng sau:
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng đường kính mầm ở các công thức thí nghiệm qua các lần đo đếm
CT Thời gian theo dõi (ngày) Đơn vị: Cm
12/10 19/10 25/10 31/10 06/11 12/11 18/11 24/11 30/11
II 0,08 0,21 0,22 0,23 0,28 0,31 0,36 0,39 0,42
III 0,22 0,24 0,25 0,26 0,37 0,39 0,45 0,47 0,50
Cv% 51,7 10,9 4,9 4,5 13,1 12,0 11,4 10,3 10,2
LSD0,05 0,12 0,52 0,25 0,23 0,88 0,88 0,97 0,94 0,10Từ bảng 4.4 ta nhận thấy đường kính mầm rất khác nhau ở mỗi lần đo, ở lần Từ bảng 4.4 ta nhận thấy đường kính mầm rất khác nhau ở mỗi lần đo, ở lần đo đầu tiên công thức I và công thức II không đủ chỉ tiêu để đo về đường kính chỉ có 1 - 4 cây đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ tăng đường kính rất thấp khoảng 10 cây chỉ đo được 1 cây ở lần đo thứ nhất và công thức II chỉ đạt khoảng 4/10 cây, còn công thức III là công thức được 10/10 cây, từ điều này đã làm giá trị CV% tăng quá cao là điều hiển nhiên, ở lần đo này các công thức gần như sai hoàn toàn (vì chiều dài thân mầm quá ngắn của công thức I và công thức II không đo được đường kính, đo đường thân mầm là đo từ gốc mầm đến chỗ đo là 5cm). Nhưng đến lần đo thứ hai công thức I và công thức II đã đủ tiêu chuẩn đo đường kính thân mầm (vì chiều dài thần mầm đã đủ để đo đường kính), ở công thức I tính trung bình cả 3 lần nhắc đạt được 0,19cm, công thức II là 0,21cm và công thức III lên tới 0,24cm, điều này đã cho ta giá trị CV% chuẩn, nhưng vẫn nhằm trong giao động CV% không ổn định, ở lần đo thứ nhất, thứ hai và thứ ba chỉ theo dõi được 10 cây trên một lần nhắc, tổng mỗi công thức là 30 cây. Cho đến lần đo thứ tư thì các công thức đã phát triển vượt bậc và đã đo được tất cả các đường kính mầm của cây, đã thấy được đường kính mầm tăng rõ rệt, cụ thể: Công thứ I là 0,24cm, công thức II là 0,28cm và công thức III là 0,37cm, từ các giá trị này đã làm cho CV% và LSD0,05 ổn định.
Qua các lần đo ta thức công thức III có đường kính mầm to nhất, ở lần đo đầu tiên công thức III có đường kính 0,22cm và trong khi đó công thức I và công thức II chưa đủ tiêu chuẩn để đo. Ta xét lần đo cuối cùng (ngày 30/11) ta thấy đường kính các công thức khác nhau, công thức I đạt 0,38cm, công thức II đạt 0,42cm và công thức III là 0,50cm. Như vậy công thức III đường kính to hơn hai công thức, lớn hơn công thức I là 0,12cm và lớn hơn công thức II là 0,08cm. Trong
quá trình tăng trưởng của đường kính mầm này ta sẽ thấy rõ hơn ở biểu đồ 4.2 sau đây:
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng đường kính mầm ở các công thức thí nghiệm qua các lần đo
Biểu đồ 4.2 cho ta thấy rằng các công thức thí nghiệm đều phát triển, tăng dần theo thời gian, nhưng ở lần đo thứ nhất công thức I đường kính tăng rất ít, công thức II cũng vậy, hai công thức này không có công thức nào tới 0,1cm, chỉ nhằm trong khoảng 0,02 - 0,08cm còn công thức III thì đã lên trên 0,2cm, đến lần đo thứ 2, các công thức đều tăng lên nhưng công thức I còn dưới 0,2cm, công thức II và công thức III đã trên 0,2cm, và lần đo thứ 3 và thứ 4 các công thức đều trên 0,2cm, cho đến lần đo thứ 5 ta thấy công thức III có sự nhảy vọt tăng lên 0,37cm đây là mốc thời gian đường kính mầm công thức III phát triển mạnh nhất trong một tuần tăng lên tới 0,11cm, lần đo thứ 7 công thức I còn dưới 0,3cm còn hai công thức đã
vượt lên trên 0,3cm, lần đo thứ 7 và thứ 8 công thức III đã vượt lên trên 0,4cm và hai công thức còn lại còn dưới 0,4cm đến lần đo cuối cùng ta thấy công thức III đạt 0,5cm là công thức có đường kính to nhất, công thức II có đường kính 0,42cm, công thức có đường kính nhỏ nhất là công thức I có đường kính 0,38cm. Như vậy, biểu hình cột 4.2 cho ta thấy công thức III là công thức có đường kính to nhất ở các thời kỳ đo.
Hình 4.4.a: Cây không đường kính (12/10) Hình 4.4.b: Đường kính to (30/10)