Thực hiện việc ký quỹ cho hợp đồng kỳ hạn:

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính.pdf (Trang 112)

Bản chất của hợp đồng kỳ hạn là bắt buộc thực hiện, nhưng họ không được đánh giá lại giá trị hợp đồng theo biến động của tỷ giá trên thị trường nên khi đến hạn thanh toán có thể xảy ra tình trạng khách hàng mất khả năng thanh toán do lỗ quá lớn, hoặc khách hàng không có thiện chí thanh toán do tỷ giá biến động bất lợi cho mình trong khi đó hợp đồng kỳ hạn không thể chuyển nhượng và thanh lý trước hạn. Để hạn chế rủi ro

này, Ngân hàng nên xây dựng một tỷ lệ ký quỹ nhất định đối với khách hàng tham gia hợp đồng kỳ hạn.

Về vấn đề ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của khách hàng theo quy định, Ngân hàng có thể yêu cầu mức ký quỹ bao nhiêu phần trăm giá trị hợp đồng là tuỳ thuộc vào chính sách khách hàng và sự đánh giá uy tín khách hàng của mình. Tài khoản ký quỹ được trả theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Nếu tỷ giá biến động có lợi cho khách hàng (tỷ giá tăng đối với người mua ngoại tệ kỳ hạn và tỷ giá giảm đối với người bán ngoại tệ kỳ hạn) thì khoản tiền ký quỹ không thay đổi. Nếu tỷ giá biến động theo hướng bất lợi cho khách hàng (tỷ giá tăng đối với người bán kỳ hạn và tỷ giá giảm đối với người mua ngoại tệ kỳ hạn), khi đó khách hàng sẽ bị lỗ. Khi khoản lỗ đạt đến một mức độ nhất định (do ngân hàng quy định), ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tiền ký quỹ.

Việc bổ sung tiền ký quỹ cũng tuỳ thuộc vào sự đánh giá, xếp loại khách hàng của ngân hàng. Khoản tiền ký quỹ sẽ giúp các bên thực hiện tốt hợp đồng kỳ hạn, đặc biệt là trong thời kỳ tỷ giá và lãi suất có nhiều biến động.

3.3. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ, BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ HIỆP HỘI GỖ

VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM.

3.3.1. Giảm rủi ro trong giao dịch hợp đồng kỳ hạn gỗ nguyên liệu thông qua các hiệp định song phương giữa Việt Nam và các nước có rừng. hiệp định song phương giữa Việt Nam và các nước có rừng.

Doanh nghiệp CBG Việt Nam chủ yếu sử dụng các hợp đồng kỳ hạn trong thu mua gỗ nguyên liệu. Tính chất của hợp đồng kỳ hạn là rủi ro rất cao khi bên bán không thực hiện đúng hợp đồng. Ngoài ra số tiền đặt cọc (ký quỹ) thông thường chiếm đến 30% giá trị hợp đồng, thời gian hợp đồng kỳ hạn có thể kéo dài nhiều năm tùy theo yêu cầu khai thác.

Các doanh nghiệp CBG cần rà soát những hợp đồng có kỳ hạn, chú ý khả năng

thanh toán của đối tác; đồng thời nâng cao năng lực cập nhật và phân tích thông tin về

tình trạng pháp lý để tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu gỗ

nguyên liệu, nhất là ở những quốc gia đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.

Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp hợp tác liên kết với chủ rừng để khai thác nguyên liệu gỗ một cách chắc chắn và đảm bảo hiệu lực

thực thi của các hợp đồng kỳ hạn, thông qua các hiệp định song phương đã ký kết giữa Việt Nam và các nước có rừng.

3.3.2. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro qua thực hiện hợp đồng

giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago, bên cạnh sàn giao dịch điện tử

và chợ gỗ giao ngay tại 3 miền Bắc Trung Nam.

Điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp CBG Việt Nam là phải phụ thuộc vào

nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Không chủ động về nguồn hàng, các DN này đều phải tuân

theo sự trồi sụt của thị trường gỗ thế giới. Các doanh nghiệp CBG đều chủ động nhập

khẩu gỗ nguyên liệu theo nhu cầu. Do vậy số lượng các đơn hàng thường nhỏ lẻ, phụ

thuộc vào thời gian giao hàng của đối tác, tốn nhiều công sức, tiền bạc để làm thủ tục hải

quan. Trong 4,97 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu (2006-2010) nếu tập trung vào các đầu

mối chính có thể tiết kiệm ít nhất 0,497 tỷ USD. Chưa kể, các DN nhỏ thường gặp rủi ro

trong giao dịch mua bán vì không thông hiểu luật lệ nước ngoài. Thậm chí, nhiều DN còn

cạnh tranh nguồn nguyên liệu tạo điều kiện cho đối tác nâng giá, gây thiệt hại chung cho cả ngành gỗ. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản sẽ lập 3 trung tâm giao dịch gỗ tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Theo đó, các doanh nghiệp CBG xem xét, đặt mua các loại gỗ nguyên liệu

tại các sàn giao dịch này thay vì tự tìm kiếm nguồn hàng như trước.

Bên cạnh đó, để khắc phục việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, vừa qua Thủ tướng đã phê duyệt đề án thành lập sàn giao dịch gỗ điện tử với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, hiện Hiệp hội gỗ và lâm sản đang triển khai các công việc cụ thể. Dự kiến, sàn giao dịch sẽ cung cấp thông tin giá cả thị trường gỗ trong nước và thế giới, các vấn đề về pháp luật khi các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ra nước ngoài. Việc thực hiện các giao dịch qua mạng của các doanh nghiệp CBG sẽ được kết nối qua cổng thương mại điện tử của Bộ Công Thương. Còn vấn đề thành lập chợ gỗ đến nay vẫn không có một phương án khả thi nào được triển khai cho dù nếu liên kết để nhập khẩu gỗ với khối lượng lớn, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm ít nhất 10% chi phí.

Vậy vấn đề hiện nay là doanh nghiệp có thể giảm được chi phí nhập khẩu gỗ nguyên liệu tuy nhiên chưa có công cụ nào để doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro do biến động về giá gỗ nguyên liệu.

Nhu cầu nhập khẩu gỗ xẻ từ thị trường Mỹ khá lớn và tăng nhanh. Theo Hội đồng xuất khẩu gỗ cứng Mỹ (Ahec), trong năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 150 triệu

USD gỗ cứng từ Mỹ, tăng hơn 50 triệu USD so với năm trước, đứng thứ 2 khu vực châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Loại gỗ nhập khẩu chủ yếu là các loại có giá trị cao để làm ra các sản phẩm nội thất có chất lượng cao, xuất đi các thị trường Mỹ, Nhật, các nước châu Âu

Giao dịch giao sau trên thị trường Việt Nam được thực hiện giữa Techcombank và các doanh nghiệp cà phê đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Nhiều giao dịch giao sau được thực hiện tại thị trường kỳ hạn London, thông qua nhà môi giới Techcombank, đã đem lại lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp xuất khẩu mà còn cho cả người trồng cà phê. Nhờ giao dịch trực tiếp trên thị trường kỳ hạn London, doanh nghiệp không còn bị thua thiệt về chênh lệch giá như đã nói trên, thay vào đó doanh nghiệp chỉ phải chịu một khoản phí không đáng kể cho nhà môi giới (Techcombank)

Ngân hàng và Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Bộ Công Thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CBG giao dịch trực tiếp tại thị trường giao sau sàn giao dịch Chicago (CME group), thông qua nhà môi giới là ngân hàng. Thực hiện các giao dịch các hợp đồng giao sau và quyền chọn về gỗ xẻ. Ngoài khoảng chi phí giao dịch theo quy định trên sàn CME là $0,1/MBF, quy mô hợp đồng 110 MBF/hợp đồng, doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả một khoản phí không đáng kể cho nhà môi giới (ngân hàng). Ngân hàng và Hiệp hội tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn cho doanh nghiệp những nguyên tắc về phân hạng gỗ xẻ được ngành công nghiệp gỗ cứng ở Mỹ chấp nhận và dựa trên hệ thống đo lường của Anh với hệ đơn vị inch và feet; thời gian giao dịch trên hệ thống CME, các tháng của hợp đồng giao sau, chi phí, quy mô hợp đồng, phân tích kỹ thuật, các biểu đồ giá cả thị trường, . . . Ngoài ra, qui định phân hạng được phát triển dựa trên chiều dài và rộng ngẫu nhiên của bản gỗ xẻ. Bất kỳ việc lựa chọn tiêu chí kỹ thuật đặc biệt nào cũng cần phải được thảo luận thông qua nhà môi giới trước khi đặt hàng.

3.3.3. Tạo văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, thu hút khách hàng tham gia giao dịch phái sinh. giao dịch phái sinh.

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa quan tâm đến quản trị rủi ro còn do nhiều doanh nghiệp vẫn còn tồn tại tâm lý ỷ lại vào Nhà nước; về phía Nhà nước trong nhiều trường hợp vẫn còn duy trì phong cách điều hành theo kiểu bao cấp, can thiệp trái quy luật thị trường. Để chính bản thân các doanh nghiệp quan tâm đến quản trị rủi ro, Nhà nước cần phải tạo ra một văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, bằng các biện pháp sau:

1. Hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp trái với quy luật của thị trường. Đối với các chính sách điều hành tỷ giá, lãi suất, thuế suất đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu... cần phải tuân thủ quy luật thị trường. Mọi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận thì phải tự gánh chịu rủi ro (nếu có). Chỉ khi doanh nghiệp phải tự gánh chịu rủi ro thì mới quan tâm đến quản trị rủi ro.

2. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về các giải pháp, các công cụ phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp cũng như toàn thể xã hội; xác định trách nhiệm gánh chịu rủi ro, trách nhiệm quản trị rủi ro thuộc về các chủ thể khi tham gia kinh doanh trên thị trường.

3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tự bảo vệ mình đồng thời tạo cho các doanh nghiệp thói quen phòng ngừa rủi ro.

Nhà nước và hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam nên thành lập các tổ chức chuyên nghiên cứu phát triển các công cụ dự báo giá và công bố kết quả dự báo giá cả, đặc biệt là giá của một số mặt hàng quan trọng như ngoại tệ, giá gỗ nguyên liệu … qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các tạp chí chuyên ngành để các nhà đầu tư có cơ sở phân tích và đưa ra các quyết định kinh doanh hay phòng ngừa rủi ro.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HỖ TRỢ CHO GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM. 3.4.1. Nhà nước cần điều hành hợp lý kinh tế vĩ mô, minh bạch hóa các chỉ số vĩ

mô, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường chứng khoán phái sinh.

Các rủi ro trong tài chính doanh nghiệp thường gắn liền với hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế. Lạm phát xảy ra do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là những nguyên nhân khách quan từ thị trường thế giới, từ việc điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tạo ra của cải vật chất, là lực lượng chủ yếu trong việc đóng góp vào ngân sách nhà nước. Do đó, khi lạm phát xảy ra, các doanh nghiệp phải đối mặt với tất cả các rủi ro về tài chính thì nhà nước không thể đứng ngoài cuộc.Chính phủ cần phải có giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp để ngăn chặn lạm phát, chống suy thoái kinh tế. Trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp CBGngay trong năm 2009 và năm 2010, cần có các giải pháp cấp bách trợ và hữu hiệu giúp DN chống đỡ được với những rủi ro về tài chính do lạm phát,

do suy thoái kinh tế đang diễn ra như: Thực hiện miễn, giảm, giãn các khoản thuế phải nộp, hỗ trợ vay vốn,...

Minh bạch hóa các chỉ số vĩ mô về tài chính và ngân sách, tăng cường trao đổi giữa cơ quan chính phủ và giới đầu tư về các chính sách tiền tệ và tài khóa quốc gia. Thiếu trao đổi về các chính sách điều hành và minh bạch các chỉ số vĩ mô có thể tạo ra sự bất ổn định và để thị trường sống với những tin đồn. Việc công bố những chỉ số vĩ mô công khai và kịp thời tạo niềm tin cho giới đầu tư và công chúng. Điều này giúp tình hình biến động của thị trường sẽ biến động khách quan theo đúng hình ảnh chân thật sức khỏe kinh tế Việt Nam. Minh bạch các chỉ số vĩ mô sẽ giúp các công cụ tài chính phái sinh được giới đầu tư và doanh nghiệp hưởng ứng và sử dụng rộng rãi.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu luật về thị trường chứng khoán phái sinh tài chính của các nước trên thế giới kết hợp kinh nghiệm quản lý trong quá trình hình thành và phát triển các phái sinh trên thị trường ngoại hối, thị trường cà phê ở nước ta trong thời gian qua, để từng bước xây dựng khung pháp lý cho giao dịch tiến đến hình thành luật và quy chế giao dịch chứng khoán phái sinh chính thức. Bước đầu Nhà nước điều chỉnh Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán bổ sung những khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh và các giao dịch phái sinh. Trong tương lai, khi đã ban hành luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, thì những nội dung này nên được chuẩn hóa trong luật.

Luật Thương mại thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, chế tài trong thương mại, giải quyết tranh chấp trong thương mại…), Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005. Triển khai thực hiện các luật: Luật thương mại, luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp, luật giao dịch điện tử và các pháp lệnh, nghị định, thông tư có liên quan tạo khung pháp lý cho hoạt động của thị trường giao sau được thuận lợi. Mới đây, Bộ Công Thương có Thông tư 03/2009/BCT hướng dẫn việc cấp phép thành lập và chế độ báo cáo của sở giao dịch hàng hóa, nhưng về tổ chức và hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa vẫn chưa có quy định cụ thể. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là khi doanh nghiệp Việt Nam tham gia giao dịch qua các sàn giao dịch quốc tế cần tuân theo những thủ tục nào cũng cũng chưa thấy đề cập trong khung pháp lý hiện hành. Chẳng hạn, doanh nghiệp cà phê băn khoăn khi tham gia giao dịch kỳ hạn thị trường giao dịch cà phê London có phải xin phép cơ quan chức năng, hay mua bán trên các sàn quốc tế có đồng

nghĩa với việc doanh nghiệp đầu tư vốn ra nước ngoài. Bởi muốn tham gia thị trường kỳ hạn phải có tiền đặt cọc, tiền mua chỗ. Cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc tế về tiêu chuẩn hàng hóa. Bởi vì, chỉ có những hàng hóa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế mới được các Sở giao dịch hợp đồng giao sau trên thế giới chấp thuận, mà thị trường Việt Nam không thể tách ra khỏi thị trường quốc tế trong thời đại hiện nay.

3.4.2. Nhà nước cần tạo điều kiện phát triển công nghiệp quản trị rủi ro nhằm

phát triển thị trường phái sinh, đưa công cụ phái sinh tiếp cận đến doanh nghiệp.

Nhà nước cần tạo điều kiện và có chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp quản trị rủi ro nhằm phổ biến và ứng dụng công cụ phòng ngừa hiệu quả này cho doanh nghiệp CBG Việt Nam và toàn bộ nền kinh tế. Sự tăng trưởng trong quản trị rủi ro sẽ tạo ra một ngành công nghiệp cung cấp các dịch vụ tư vấn và dịch vụ phần mềm tin học. Các dịch vụ tư vấn bao gồm tư vấn về quản trị rủi ro tổng quát, dịch vụ pháp lý, kế toán và kiểm toán, dịch vụ tìm kiếm nguồn nhân lực v.v...

Công nghiệp quản trị rủi ro được thực hiện bởi những người sử dụng cuối cùng (end users, các nhà kinh doanh (dealer) và các công ty khác như các công ty tư vấn và các công ty chuyên về phần mềm tin học.

- Người sử dụng cuối cùng là một công ty, một công ty đầu tư hoặc một tổ chức tư

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính.pdf (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)