Rủi ro về khả năng tái đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính.pdf (Trang 85)

Công nghệ dây chuyền thiết bị, máy móc làm đồ gỗ hiện nay của các doanh nghiệp còn lạc hậu. Việc chưa chú trọng phòng ngừa rủi ro tài chính về tỷ giá, lãi suất. Làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, tái đầu tư và đầu tư mới.

Muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó chính là quá trình tái đầu tư hoặc đầu tư mới. Nguồn vốn để tái đầu tư là quỹ khấu hao, lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kia doanh trước đó. Việc lạm phát xảy ra trong năm 2009 và năm 2010, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm đi, thậm chí là một số âm. Do đó, khả năng tái đầu tư bị triệt tiêu, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động liên tục, quy mô kinh doanh bị thu hẹp. Nếu điều đó xảy ra trong một thời gian dài, doanh nghiệp có thể sẽ biến mất trên thị trường. Với những doanh nghiệp đang thực hiện các dự án đầu tư lạm phát hiện nay làm cho dự án đầu tư phải dừng lại thậm chí là "nằm chờ vĩnh viễn" do tổng mức đầu tư tăng đột biến, lãi suất tiền vay tăng cao, việc vay vốn bị chặn lại...

2.3.5.5. Khó khăn nhập khẩu nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm.

Ngành gỗ với khoảng 80% nguyên vật liệu là phải nhập khẩu. Việc không chủ động được nguồn ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.Các doanh nghiệp CBG cần ngoại tệ để thanh toán tiền hàng. Nếu không chuẩn bị trước nguồn ngoại tệ thì doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ hoặc không có ngoại tệ để thanh toán, kết quả là không nhận được hàng nhập khẩu hoặc phải chịu một khoản chi phí tăng thêm do chậm thanh toán, hoặc phải mua ngoại tệ với tỷ giá cao hơn nhiều. Những nguy cơ đó doanh nghiệp CBG đều có thể tránh được bằng cách sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh để chủ động nguồn ngoại tệ, đảm bảo có ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.

Không chủ động trong nhập khẩu nguyên vật liệu trong sản xuất. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu khi ký kết được các hợp đồng tiêu thụ hàng hóa. Thì việc giá cả nguyên vật liệu đầu vào biến động nhanh tăng cao không nằm trong tính toán của doanh nghiệp. Do đó việc mua với giá cao nguyên vật liệu chưa điều chỉnh kịp thời trong giá bán làm cho doanh nghiệp thiệt hại, giảm lợi nhuận. Nếu thay bằng nguyên vật liệu rẻ hơn, khảnăng hàng sẽ bị trả lại gây thiệt hại và mất uy tín của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp CBG tiêu thụ sản phẩm trong nước, sản xuất không có đơn hàng sẵn. Mặc dù doanh nghiệp có đủ vốn đểđầu tư, sản xuất kinh doanh thì vấn đề đặt ra là giá nguyên vật liệu đầu vào quá cao nên doanh nghiệp phải cân nhắc có nên sản xuất hay không đểđảm bảo có lãi và duy trì hoạt động sản xuất. Mặt khác, các doanh nghiệp vẫn lo ngại khi đầu tư và sản xuất thì hàng hóa bán cho ai đây là một bài toán hóc búa đặt ra cho các doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay.

Các công ty CBG Việt Nam ngày càng bị thách thức nhiều hơn bởi kiệt giá tài chính. Những biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa đột ngột có thể đẩy các công ty đang được điều hành tốt rơi vào tình trạng phá sản. Do vậy, phòng ngừa rủi ro là biện pháp tốt nhất để bảo toàn thu nhập và chi phí.

2.4. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỔ VIỆT NAM.

Qua kết quả điều tra thăm dò về thực trạng sử dụng công cụ phái sinh và quản trị rủi ro tài chính của các DN (phụ lục 1) và báo cáo thuyết minh tài chính và báo cáo thường niên của một doanh nghiệp điển hình có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Những hạn chế trong quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp CBG như sau:

2.4.1. Doanh nghiệp chưa nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Việc nhận diện rủi ro và phân tích rủi ro các rủi ro của các doanh nghiệp CBGnhư sau:

- Đa số DN đều cho rằng rủi do khó nhận diện và dự báo (tỷ lệ này là 48,82%). - Tỷ lệ 9,45% cho rằng quản trị rủi ro không có tác dụng nhiều.

- Tỷ lệ 41,73% cho rằng quản trị rủi ro tài chính sẽ hạn chế được rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chưa phân biệt rõ ràng giữa rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh thường không thể phòng ngừa được bởi chúng “không mua đi bán lại được”. Rủi ro tài chính hay rủi ro kiệt giá tài chính có thể quản trị rủi ro được bởi vì có sự tồn tại của thị trường lớn và thị trường hiệu quả mà thông qua nó những rủi ro này có thể trao đổi cho nhau.

Doanh nghiệp hiện chưa nhận diện đầy đủ các nguy cơ rủi ro có thể đến với doanh nghiệp, chưa phân tích rủi ro mà mình đang gặp phải, chưa hiểu rõ những rủi ro nào có thể tiến hành phòng ngừa được và những rủi ro thuộc về bản chất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nhận diện, phân tích và hiểu biết về rủi ro chưa thực hiện tốt đã làm cho doanh nghiệp ra các quyết định còn lúng túng, không kịp thời về giải pháp để giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đến kế hoạch kinh doanh, đồng thời chưa tận dụng những yếu tố thuận lợi trong kinh doanh.Đa số doanh nghiệp chưa lượng hóa được khả năng thiệt hại rủi ro gây ra theo nhiều kịch bản khác nhau.

2.4.2. Doanh nghiệp hiện nay chỉ dự phòng theo chuẩn mực kế toán các biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa (là những biến động đã xảy ra).

Doanh nghiệp có chính sách quản lý các rủi ro khác ngoài rủi ro tài chính như chính sách chất lượng sản phẩm, pháp lý, nguồn nhân lực, bảo hiểm thiên tai, tai nạn nghề nghiệp, cháy nổ, . . . Các biến động về giá cả nguyên vật liệu, dòng tiền, lãi suất và tỷ giá được dự phòng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

- Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Hầu hết các trường hợp doanh thu được ghi nhận khi chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn với quyền sở hữu hàng hóa. Các khoản phải thu khác thể hiện giá trị có thể thực hiện được theo dự kiến.

- Nguyên vật liệu gỗ các doanh nghiệp tiến hành ký kết các hợp đồng cung ứng ổn định và lâu dài (chẳng hạn như mua quyền khai thác cả khu rừng). Các doanh nghiệp triển khai các dự án trồng rừng mục tiêu 7 năm sau nhằm đáp ứng nhu cầu cho bản thân các công ty mà còn có thể cung cấp cho các bạn hàng khác. Công ty Trường Thành là một trong những doanh nghiệp đầu tư các dự án trồng rừng gỗ quý.

- Dự phòng nợ khó đòi được lập cho các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán hoặc các khoản nợ có bằng chứng chắc chắn là không thu được.

- Tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn.

- Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái vào ngày phát sinh nghiệp vụ, các khoản tiền và công nợ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang VND hạch toán theo tỷ giá hối đoái vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Các khoản chêch lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình thanh toán được ghi nhận trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ được xử lý theo quy định của Thông tư 201/2009/TT- BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp.

- Các khoản phải trả lãi vay và khoản phải trả khácđược lập căn cứ vào các thông tin có được vào thời điểm cuối năm và các ước tính dựa vào thống kê kinh nghiệm.

2.4.3. Doanh nghiệp còn xem nhẹ công tác kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tài chính.

Trừ các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp đã có và đang xây dựng hệ thống chứng chỉ ISO, TQM... Theo đánh giá phần lớn các doanh nghiệp CBG chưa hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích cũng như cách xây dựng, tổ chức và vận hành bài bản một hệ thống kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm tra, kiểm soát thường chồng chéo, phiến diện, tập trung vào các chỉ số kinh tế - kế toán tài chính và kết quả cuối cùng với thói quen tìm lỗi, đổ trách nhiệm chứ ít chú trọng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức, lấy ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro là chính. Đây là một trong các điểm yếu mà các doanh nghiệp cần khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Doanh nghiệp CBG phần lớn tập trung kiểm toán nội bộ về công tác kế toán tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, kiểm soát chất lượng sản phẩm, tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực của luật pháp. Nhưng chưa xây dựng chính sách , chương trình quản trị rủi ro và các biện pháp kiểm soát nội bộ về quản lý rủi ro tài chính.

2.4.4. Chưa am hiểu và quan tâm việc sử dụng công cụ phái sinh tài chính trong phòng chống rủi ro.

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp CBG luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Các biến động trên thị trường có thể làm cho một khoản lỗ thương mại trở thành một khoản

lợi nhuận, và một khoản lợi nhuận có thể trở thành một khoản lỗ lớn. Trong 2 nguy cơ trên thì nguy cơ thứ hai có khả năng xảy ra nhiều hơn Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn.

Theo khảo sát thì sự nhận thức và mức độ am hiểu về sản phẩm phái sinh là một rào cản trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Kế tiếp là khung pháp lý.

Một số doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, thường xuyên sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Các hợp đồng phái sinh khác phức tạp hơn như quyền chọn, hoán đổi tiền tệ không có doanh nghiệp nào sử dụng.

2.4.5. Chưa xây dựng chính sách và chương trình quản trị rủi ro tài chính.

Phần lớn các doanh nghiệpchưa xây dựng được các chính sách và tiến trình quản lý quá trình sử dụng công cụ phái sinh. Các chính sách này phải xác định rõ lý do cơ bản của việc sử dụng công cụ phái sinh và các công cụ này được sử dụng trong hoàn cảnh nào, ủy quyền cho nhân viên thích hợp để thực hiện các giao dịch, xác định các giới hạn giao dịch, thiết lập quá trình kiểm soát để bảo đảm rằng tất cả các chính sách luôn được tôn trọng và xác định cách các thành quả do hoạt động quản trị rủi ro mang lại.

2.4.6. Doanh nghiệp có hoặc chưa có chức vụ giám đốc tài chính.

Theo khảo sát thì doanh nghiệp CBG chỉ có 25 trên 127 doanh nghiệp có giám đốc tài chính hoặc người am hiểu phụ trách về tài chính.

Yêu cầu kiện toàn bộ máy kế toán, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán quản trị để thường xuyên có được những thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc phân tích và ra những quyết định quản lý. Đồng thời, bên cạnh lựclượng cán bộ kế toán, mỗi doanh nghiệp vẫn chưa có một giám đốc tài chính hoặc một người am hiểu về quản trị rủi ro tài chính - người thực hiện chức năng quản trị tài chính của doanh nghiệp; thực hiện những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong tài chính doanh nghiệp.

2.4.7. Những nhà quản trị cấp cao chưa quan tâm đúng mức công tác quản trị

rủi ro tài chính.

Một hạn chế khá quan trọng trong QTRR tài chính của doanh nghiệp CBG là những nhà quản trị cấp cao chưa quan tâm đúng mức công tác QTRR tài chính :

- Quan niệm sai lầm về rủi ro.

- Mối quan tâm đến chi phí của hoạt động QTRR tài chính. - Những lo sợ phải báo cáo một khoản lỗ về giao dịch phái sinh.

Nhà quản trị cấp cao và ban giám đốc phải là người dẫn đầu về sự thành thạo và am hiểu các hoạt động phái sinh của công ty có tham gia. Không cần phải là một chuyên gia nhưng phải có khả năng xác định mỗi công cụ mà công ty sử dụng và biết tại sao công ty lại sử dụng các công cụ đó.

Kết luận chương 2:

DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam hiện nay vẫn còn ít sử dụng SPPS trong phòng ngừa rủi ro, mức độ thành công của việc sử dụng SPPS trong phòng ngừa rủi ro còn hạn chế và doanh nghiệp chưa am hiểu cũng như chưa ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng SPPS trong việc bảo vệ mình trước những rủi ro tài chính.

Chương này, tác giả đã tập trung làm rõ thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh trong QTRR tài chính tại DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam: đặc thù rủi ro tài chính, nhận diện những rủi ro tài chính, thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh, mức độ ảnh hưởng và nghiên cứu mức độ quan tâm sử dụng công cụ phái sinh tài chính, mức độ am hiểu đến các sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính, những hạn chế trong quả trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp CBG Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu Chương này đã đi đến nhận định: Phần lớn DN ít sử dụng SPPS tài chính trong QTRR tài chính, DN còn chưa quan tâm nhiều đến tác động của rủi ro tài chính, chưa xem QTRR tài chính là yếu tố sống còn của DN và các doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết thấu đáo về các công cụ phái sinh và biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu Chương 2; đồng thời đối chiếu với những vấn đề tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính trình bày tại Chương 1, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng công cụ phái sinh để nâng cao hiệu quả trong quản trị rủi ro tài chính của DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam ở Chương 3 của luận văn này.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN

VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng quan về sản phẩm phái sinh tài chính, thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tài chính, thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tài chính trong các DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam trình bày tại Chương 1 và Chương 2.

Tác giả xin đề xuất một số giải pháp để doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ Việt Nam có thể tiếp cận, ứng dụng và tổ chức sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính.pdf (Trang 85)