Xây dựng tổ chức bộ máy nhân sự và quy trình cho công tác phòng ngừa rủ

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính.pdf (Trang 101 - 104)

rủi ro.

Các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn thường sử dụng các công cụ phái sinh nhiều hơn và vì thế các doanh nghiệp này tổ chức tốt hoạt động quản trị rủi ro hơn các doanh nghiệp nhỏ.

Trong một công ty điển hình thì bộ phận “vốn” sẽ chịu trách nhiệm quản lý tiền của công ty. Bộ phận này hoạt động trên thị trường tài chính dựa trên các cơ sở pháp lý, vay tiền, hoàn trả các khoản vay, quản lý dòng tiền lưu chuyển từ công ty trong nước ra các chi nhánh nước ngoài và ngược lại. Nếu công ty tham gia các giao dịch phái sinh để quản trị rủi ro về kiệt giá tài chính thì bộ phận vốn sẽ thực hiện và quản lý giao dịch này. Đối với doanh nghiệp gỗ có quy mô vừa và lớn công việc này sẽ giao cho nhân viên tài chính. Nhân viên giao dịch này phải có kiến thức am hiểu công cụ phái sinh tài chính và được công nhận về mặt pháp lý. Nhà quản trị phụ trách quản lý và kiểm soát giao dịch này là giám đốc vốn hoặc giám đốc/phó giám đốc tài chính của công ty.

Giao dịch phái sinh về giá gỗ nguyên liệu phụ trách bởi giám đốc phụ trách thu mua hàng hóa nguyên vật liệu (hay giám đốc/phó giám đốc kinh doanh), người này phòng ngừa độ nhạy cảm của công ty đối với các biến động trong giá gỗ nguyên liệu hoặc hàng hóa khác.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp nhỏ mà đặc điểm chủ sở hữu thường cũng là người quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp, nên trong doanh nghiệp CBG quy mô nhỏ không có sự khác biệt về lợi ích và mục tiêu quản trị rủi ro giữa người quản lý và cổ đông như ở các doanh nghiệp quy mô lớn. Với quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động giới hạn, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể đồng thời đảm nhận một số vai trò trong chính sách quản trị rủi ro như: Vừa là người xác định chiến lược quản trị rủi ro của doanh nghiệp, vừa triển khai các nội dung quản trị rủi ro hằng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên truyền về quản lý rủi ro trong toàn doanh nghiệp. Để tạo cơ chế đánh giá khách quan công tác quản trị rủi ro có được thực thi đúng chiến lược đề ra không, chủ doanh nghiệp có thể thuê các tổ chức tư vấn, kiểm toán tiến hành kiểm tra, đánh giá theo định kỳ.

Đề xuất bộ máy tổ chức thực hiện quản trị rủi ro.

Kế toán là một chức năng quan trọng trong công ty. Mặc dù hệ thống kế toán không giống với hệ thống quản trị rủi ro, nhưng hai hệ thống này không được mâu thuẫn nhau. Hệ thống kế toán định kỳ cung cấp số liệu cho kiểm toán nhưng không vì thế mà chúng có thể thay thế cho quản trị rủi ro. Công tác kiểm toán cũng chỉ xác định rằng số liệu các sổ sách tài chính có phù hợp với chính sách do kế toán thiết lập hay không. Kiểm toán là một tiến trình thực hiện theo định kỳ trong quản trị rủi ro là một chiến lược liên tục.

Quản trị rủi ro của doanh nghiệp CBG: tất cả các rủi ro được hợp nhất lại vào một chức năng đơn lẻ. Hợp nhất việc quản trị rủi ro tiền tệ và lãi suất lại với nhau cho các chức năng này có trách nhiệm như nhau. Chức năng quản trị rủi ro hợp nhất sẽ đặt quá trình quản trị các rủi ro này dưới sự kiểm soát của chức năng quản trị đơn lẻ.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự công tác quản trị rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp vừa và lớn. (giải thích các chữ viết tắt ở phụ lục 4)

- Bổ sung chức năng của bộ phận kế hoạch- nguyên vật liệu: chức năng thực hiện phòng ngừa rủi ro về biến động giá gỗ nguyên liệu. Nhân viên thu mua (thực hiện phòng ngừa sản phẩm phái sinh hàng hóa). Phó Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm xét duyệt theo thẩm quyền.

- Bổ sung chức năng cho bộ tài chính: chức năng quản trị rủi ro về tỷ giá và lãi suất. Nhân viên giao dịch được công nhận về mặt pháp lý (các sp phái sinh tiền tệ và lãi

Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó TGĐ kinh doanh Phó TGĐ kỹ thuật - Sản xuất - QLCL - TK-KT - Ban QLNLT - PX tận dụng - Cung ứng VT - KH- NVL - KDTT - TC-KT - XNK - BP pháp lý - HC-NS - Kho vận - Đào tạo - CNTT Phó TGĐ tài chính Phó TGĐ Tổ chức NS Ban kiểm toán nội bộ

- Nhân viên giao dịch được công nhận về mặt pháp lý (các sp phái sinh tiền tệ và lãi suất)

Nhân viên thu mua (thực hiện phòng ngừa sản phẩm phái sinh hàng hóa) - Quản trị rủi ro về năng lực cạnh tranh, pháp lý, nhân sự và các rủi ro khác,….

suất); Quản lý vốn và dòng tiền. Phó Giám đốc tài chính (giám đốc tài chính) chịu trách nhiệm xét duyệt theo thẩm quyền.

- Bổ sung chức năng cho bộ phận kế toán: kế toán phòng ngừa và quản trị rủi ro. Là phương pháp kế toán các giao dịch phái sinh như các khoản lãi và lỗ trên các giao dịch phái sinh thay đổi theo các khoản lãi và lỗ trên các tài sản cơ sở.

- Bổ sung thêm chức năng cho bộ phận kiểm toán nội bộ: chức năng kiểm soát tính tuân thủ chính sách QTRR; thay mặt hội đồng quản trị duy trì kiểm soát, đảm bảo chính sách của công ty phải được giải thích đầy đủ và thực hiện nghiêm túc.

Khi các giao dịch phái sinh được Bộ tài chính công nhận và cho phép thực hiện về ghi nhận sổ sách kế toán và tính thuế. Doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng quy trình theo dõi kế toán, báo cáo tài chính và ghi nhận theo đúng chuẩn mực kế toán và luật thuế. Kế toán phòng ngừa rủi ro là những phương pháp kế toán các giao dịch phái sinh như các khoản lãi và lỗ trên các giao dịch phái sinh thay đổi theo các khoản lãi và lỗ trên các tài sản cơ sở.

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính.pdf (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)