Tạo sự minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh và sử dụng công cụ

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính.pdf (Trang 100 - 101)

cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro.

Công khai và minh bạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. Tăng cường tính minh bạch

có vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp. Tính minh bạch có vai trò cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp, giảm chi phí không chính thức trong tiếp cận thông tin và giải quyết vấn đề, tăng bình đẳng về cơ hội kinh doanh cho các đối tượng.

Xem xét chung đối với DN Việt Nam, tính minh bạch lại đang bị "bóp méo" vì nhiều nguyên nhân. Hiện chỉ có 32,38% DN có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được. Theo số liệu khảo sát ở phụ lục 1 hiện nay chỉ có 50% doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ có khả năng tiếp cận được vốn ngân hàng. Số còn lại đa số là các doanh nghiệp nhỏ thì khó tiếp cận và không tiếp cận được với vốn ngân hàng. Thêm vào đó, chưa mấy DN có thể niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài. Điều này là do DN chưa thực sự minh bạch về tài chính và khả năng quản trị DN hạn chế.

Hiện nay, hệ thống khai báo thuế và chính sách thuế của nước ta còn nhiều bất cập. Việc các cơ quan thuế "bị" giao chỉ tiêu thu thuế cao là áp lực chính đẩy nhiều cán bộ thuế ép DN, bóc tách các chi phí để tận thu. Ngược lại, DN luôn muốn khai thấp doanh thu, tăng chi phí... nhằm giảm lợi nhuận chịu thuế, giảm khoản thuế TNDN phải nộp. Từ đó, môi trường kinh doanh trở nên thiếu minh bạch. Tính minh bạch tài chính DN bị bóp méo, cổ đông không được thông tin đầy đủ về giá trị, khả năng tạo lợi nhuận của DN...

Mặt khác, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN cũng khiến các chủ DN phải dè chừng đối thủ, quyết không để lộ "nội tình" của DN cho nhà đầu tư, nhằm tránh bất lợi về thông tin. Bên cạnh đó, DN cũng chưa sẵn sàng trả chi phí cho việc kiểm toán độc lập. Tình hình tài chính thường bị làm sai lệch khi thể hiện trên các báo cáo tài chính khiến cho DN chưa đáp ứng đủ điều kiện khi vay vốn, thậm chí là bị từ chối tài trợ, đầu tư... Một ví dụ điển hình là nhà đầu tư tìm thông tin về tình hình tài chính qua trang web của DN nhưng khi truy cập vào thì chỉ thấy thành tích, khen thưởng và không thấy bất cứ số liệu và thuyết minh nào về báo cáo tài chính. Thách thức lớn nhất của DN hiện nay là vấn đề kiểm toán. Cụ thể nếu muốn lên sàn ở Mỹ, đầu tiên là các DN Việt Nam phải đảm bảo được tính minh bạch tài chính thông qua một công ty kiểm toán có uy tín. Nhưng số DN Việt Nam đáp ứng được yêu cầu này chưa nhiều.

Để tìm hiểu thông tin, trước lúc quyết định đầu tư, bắt tay hợp tác với các DN, thông thường các nhà đầu tư nước ngoài lấy báo cáo tài chính làm căn cứ. Thế nhưng, sự thiếu minh bạch ở của báo cáo tài tài chính đã khiến nhà đầu tư trở nên e ngại và nhiều cơ hội làm ăn lớn đã tuột khỏi tầm tay.

Công khai và minh bạch trong hoạt động giúp doanh nghiệp khắc phục được những yếu kém trong kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro tài chính. Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách quản trị rủi ro tài chính nhằm làm cho các bộ phận, các thành viên liên quan hiểu rõ và nâng cao ý thức phòng ngừa rủi ro, tạo sự đồng thuận, đoàn kết để giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức.

Một phần của tài liệu Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính.pdf (Trang 100 - 101)