Thực hiện tốt các chính sách kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh.pdf (Trang 96 - 98)

Chính sách đất đai: Mở rộng các quyền chuyển đổi và chuyển nhượng đất của người sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt nhằm tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất. Tăng thêm thời gian sử dụng đất để người sử dụng yên tâm bỏ vốn đầu tư cải tạo đất, đồng thời thúc đẩy việc chuyển đổi và chuyển nhượng đất.

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đang sử dụng. Chính sách về thuế sử dụng đất và các khoản tiền có liên quan đến sử dụng đất, có ưu tiên theo ngành nghề, đặc biệt chính sách thuế mở theo hướng thu hút đầu tư; tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

Chính sách kêu gọi đầu tư: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn trong và ngoài nước nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, có vốn lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn.

Chính sách tài chính tín dụng: Đối với tín dụng thương mại, các ngân hàng thương mại đảm bảo nhu cầu vay vốn cho người sản xuất và doanh nghiệp đã tham gia ký hợp đồng theo lãi suất thoả thuận với điều kiện và thủ

tục thuận lợi. Người sản xuất, doanh nghiệp được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản có dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được hưởng các hình thức đầu tư nhà nước từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Thực hiện bảo hiểm ngành nông nghiệp để nông dân an tâm sản xuất kinh doanh.

Chính sách xã hội: thực hiện có hiệu quả các chính sách trợ giúp người

nghèo ở nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh, nhà ở và việc làm cho người dân phải di dời lấy đất để thực hiện dự án; nhà ở cho người có thu nhập thấp, đầu tư xây dựng khu dân cư hiện đại, chung cư cao tầng. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người dân ở nông thôn. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nông thôn.

Tạo phương kế sinh sống bền vững cho người dân nông thôn; bên cạnh phát triển nông nghiệp, cần phát triển nhanh các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn; nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm bớt áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế và giữ ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Chính sách môi trường: bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn, đảm bảo cho nông thôn phát triển nhanh, bền vững trong môi trường xanh và sạch. Thực hiện nghiêm các quy định bảo vệ môi trường, các giải pháp quản lý chất thải, quy hoạch các khu thu gôm, xử lý chất thải, nước thải. Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời có các chính sách ưu đãi để đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

Chính sách dân tộc, tôn giáo: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về

các hoạt động tôn giáo; hướng dẫn, giúp đỡ các tôn giáo thực hiện đúng pháp luật. Phối hợp triển khai các chương trình, dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào có đạo và đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện và nâng cao đời sống, gắn bó với các tổ chức quần chúng, tích cực góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Kết luận chương 3, từ những phân tích, đánh giá quá trình CNH, HĐH

nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 - 2010 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm. Từ đó luận văn đã

đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu: đẩy nhanh chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đẩy nhanh phát triển công

nghiệp – tiểu thủ công nghiệpở nông thôn, phát triển khoa học – công nghệ, phát

triển nguồn nhân lực, huy động và sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực đầu tư phát triển... nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn giai đoạn 2011 – 2020. Trong quá trình thực hiện các giải pháp cần triển khai đồng bộ và sự tham gia của cả hệ thống chính trị sớm đưa Tây Ninh cơ bản

trở thành tỉnh công nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh.pdf (Trang 96 - 98)