Đánh giá thành tựu, hạn chế, nguyên nhân thành tựu, hạn chế

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh.pdf (Trang 67)

chế.

2.2.8.1. Những thành tựu và nguyên nhân

2.2.8.1.1. Những thành tựu

Tăng trưởng kinh tế của nông thôn tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua cơ bản tương xứng với các điều kiện của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; lợi thế từng ngành, lĩnh vực được phát huy, khai thác tốt hơn.

Ngành nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua, được tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; cải tiến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt năng suất cao; từng bước ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ và chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo yêu cầu thị trường và điều kiện thổ nhưỡng; có sự liên kết giữa công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn.

Công tác khuyến nông được thực hiện tốt, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cây trồng, vật nuôi và giống mới đến người dân, phục vụ tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Đã và đang hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung qui mô lớn như: vùng lúa, mía, mì, cao su… Trên cơ sở hình thành vùng nguyên liệu mà các nhà máy chế biến được đầu tư xây dựng và đang phát huy tác dụng.

Môi trường đầu tư được cải thiện huy động các thành phần kinh tế tham gia, thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư đến công tác đầu tư máy móc thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh nên đã tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và xuất khẩu.

Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện chiến lược “Nâng cao dân trí”, chính sách

đào tạo, thu hút nguồn lao động có chất lượng cao; phát triển hệ thống dạy nghề để tăng cơ hội học nghề cho mọi đối tượng có nhu cầu đã góp phần đưa chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh từng bước được nâng lên.

Hạ tầng kỹ thuật về kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, nâng cấp các tuyến đường huyết mạch phục vụ sản xuất, phát triển, hệ thông thủy lợi đã, đang hiện đại hóa, điện khí hóa nông thôn được đẩy mạnh.

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Các dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng đa đạng, các thiết chế văn hóa được đầu tư, cải thiện.

2.2.8.1.2. Nguyên nhân

Sự quan tâm của cả hệ thống chính trị các cấp đầu tư về công tác quy hoạch, định hướng phát triển, hệ thống điện, đường, trường, trạm, thủy lợi…

Nhạy bén tiếp nhận các tiến bộ khoa học - công nghệ mới và chuyển giao có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất; tổ chức nhân rộng theo phương pháp có sự tham gia, đặc biệt là sự tham gia tích cực của cộng đồng người hưởng lợi.

Sự nổ lực, tính năng động sáng tạo của nông dân và các thành phần kinh tế; sự hỗ trợ hợp tác có hiệu quả của các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Quan hệ sản xuất từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng nhanh tạo ra tiền đề cho sự phát triển. Phân bố công nghiệp đã ngày càng hợp lý hơn với việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển.

2.2.8.2. Những hạn chế và nguyên nhân:

2.2.8.2.1. Những hạn chế

- Kinh tế tuy tăng trưởng, nhưng chưa bền vững; sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm:

+ Cơ cấu kinh tế của tỉnh, nông nghiệp vẫn chiếm số lượng lớn, trong khi công nghiệp và dịch vụ lại phát triển chưa cao: năm 2010, nông nghiệp chiếm 26,80%, công nghiệp chiếm 28,97%, dịch vụ chiếm 44,23%; so với năm 2001, nông nghiệp chiếm 47,25%, công nghiệp chiếm 20,25%, dịch vụ chiếm 32,30%.

+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp, trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ tương đối thấp. Đây là khó khăn, thách thức lớn đối với việc đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản tăng chậm năm 2010 tăng 1,9 lần so với năm 2001 (năm 2001: 1.813.217 triệu đ, năm 2010: 3.481.050 triệu đ)

Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản không điều. Năm 2010: nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 95,44%, lâm nghiệp có 2,65%, thủy sản có 1,91%.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp còn mang nặng tính độc canh, tự túc, phân tán, quy mô nhỏ đến cuối năm 2010, trồng trọt chiếm 79,68%, chăn nuôi chiếm 15,80%, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp 4,52%

- Sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn nhiều bất cập là sản xuất hàng hoá mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán. Mặc dù bước đầu tỉnh đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá quy mô lớn (mía, mì, cao su …), nhưng các vùng chuyên canh khác mới trong quá trình hình thành, ít về số lượng, nhỏ về quy mô và chưa ổn định, chất lượng kém; Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng thấp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, chưa tạo ra được những mô hình tổ chức chăn nuôi phù hợp có quy mô lớn; chất lượng đàn gia súc, gia cầm tuy đã được chú ý song việc nghiên cứu ứng dụng các biện pháp công nghệ sinh học còn hạn chế, chưa hạn chế được dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Chưa khai thác hết tiềm năng về nguồn nước mặt nuôi trồng thủy sản. Trong nuôi trồng cũng chưa có sự thay đổi mạnh về cơ cấu.

Sản xuất rau quả phát triển chậm, phân tán, tự phát, theo quy mô hộ gia đình nông dân, với phương thức tự cấp, tự túc là chủ yếu. Vì vậy, thị trường tiêu thụ rau quả vẫn chưa thoát khỏi tính chất truyền thống, lấy chợ nông thôn và thành thị làm nơi tiêu thụ sản phẩm. Xu hướng sản xuất cây trồng tự phát, quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hộ gia đình, mạnh ai nấy làm đã đem đến hậu quả: được mùa, mất giá.

- Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá nhưng hầu hết các dự án có quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, phân tán, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh kém, sử dụng nhiều lao động, thiếu dự án quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, nguy cơ ô nhiễm môi trường có xu hướng tăng.

Quy mô của công nghiệp chế biến còn chưa cân đối với vùng nguyên liệu như: ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm như: cao su, điều, mì… năng lực các cơ sở chế biến luôn lớn hơn khả năng sản xuất cung ứng nguyên liệu. Trong khi đó, các sản phẩm như trái cây, rau, hồ tiêu, thịt, trứng các loại, thủy sản… đưa vào chế biến chưa đáng kể, do đó, nông dân thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, dịch vụ… sự trợ giúp của nhà nước cho phát triển rất hạn chế.

- Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp thấp, dẫn đến hệ quả là năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của đa số các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp. Công tác khuyến nông, lâm, ngư và công tác giống cây trồng vật nuôi trong đó có tác động tích cực đến việc tăng trưởng ngành nông lâm ngư nhưng chưa cao, chưa tạo được bước đột phá về giống cây, giống con có chất lượng cao cũng như kỹ thuật canh tác hiệu quả chưa cao. Mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp còn thấp.

- Các ngành dịch vụ có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Hệ thống dịch vụ nông thôn còn nhiều bất cập đối với sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phần nhiều mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, quản lý nhà nước về mặt dịch vụ ở nông thôn chưa chặt chẽ.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn lớn; thiếu lao động lành nghề, thiếu các chuyên gia kỹ thuật giỏi; lực lượng lao động nông - lâm - thủy sản chủ yếu là lao động phổ thông hoặc được đào tạo qua hình thức “Nghề dạy nghề”, chỉ có 3,4% có chuyên môn kỹ thuật; lực lượng cán bộ, công chức ở khu vực Nhà nước còn thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành, phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn quy định.

Chính sách lao động - việc làm chưa phù hợp với tình hình của nền kinh tế thị trường, nhất là vùng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp. Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm chưa đáp ứng thị trường lao động. Chất lượng đào tạo tay nghề thấp, nên khả năng tạo việc làm thấp. Đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề thiếu và khoa học công nghệ chưa tác động mạnh đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tuy đã được tăng cường, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là hệ thống cầu, đường, hạ tầng các vùng chuyên canh còn quá kém, chưa đủ phục vụ phát triển. Tiến độ kiên cố hóa kênh mương mớt đạt 50% tổng chiều dài, mạng lưới kênh tưới nội đồng còn thiếu khoảng 70% so với nhu cầu.

Chưa có giải pháp mạnh nhằm tập trung đầu tư cho các sản phẩm hàng hóa lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh xuất khẩu; công nghệ sản xuất và tỷ lệ hàng xuất khẩu chế biến có hàm lượng kỹ thuật cao còn thấp, chất lượng và mẫu mã hàng hóa có tính cạnh tranh yếu. Việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại còn chậm, tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm nông nghiệp còn ít.

2.2.8.2.2. Nguyên nhân

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng tiềm năng phát triển kinh tế Đông Nam Bộ, nhưng xuất phát điểm của Tây Ninh lại thấp hơn so với các tỉnh thành trong khu vực. Nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh có điểm xuất phát thấp, sản xuất nhỏ, trình độ kỹ thuật canh tác lạc hậu. Trình độ

và kiến thức sản xuất hàng hóa của đại bộ phận hộ nông dân còn có khoảng cách xa so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập và mở cửa thì sức cạnh tranh của nền kinh tế, của hàng hóa sản xuất trong tỉnh còn kém, nhiều lợi thế so sánh chưa được phát huy đúng mức do thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật.

Công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông nghiệp, nông thôn còn yếu. Việc triển khai thực hiện các chủ trương, giải pháp đề ra ở một số sở, ngành, huyện, thị còn chậm, thậm chí có lúc, có nơi xem nhẹ vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn trong cơ cấu nền kinh tế. Chưa quan tâm đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thật đúng mức, cơ cấu chưa hợp lý, đầu tư phân tán, dàn trải nên hiệu quả chưa cao.

Sự gắn kết giữa sản xuất với công nghiệp chế biến chưa chặt chẽ, quyền lợi giữa nông dân và doanh nghiệp chưa được giải quyết thỏa đáng. Người nông dân chịu nhiều rủi ro do biến động của thiên tai, thị trường dẫn đến tình trạng nuôi, trồng không theo quy hoạch. Chưa có những biện pháp cụ thể nhằm tạo ta sự liên kết giữa công nghiệp chế biến và vùng cung cấp nguyên liệu.

Việc phát triển ngành nghề nông thôn nhất là các ngành nghề truyền thống chịu sự cạnh tranh gay gắt, thiếu công nghệ, thiếu vốn, thiếu lao động.

Môi trường đầu tư kém hấp dẫn, chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước.

Nguồn lực đầu tư xây dựng các trường nghề còn hạn chế, xã hội hóa đào tạo, dạy nghề chưa nhiều; trang thiết bị ở các trường dạy nghề vừa thiếu, vừa lạc hậu, hầu hết cơ sở dạy nghề với quy mô nhỏ, chủ yếu là lớp dạy nghề ngắn hạn với ngành nghề đơn giản; đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại; sự gắn kết giữa các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, hoạt động dạy nghề trong tỉnh thời gian qua chủ yếu dựa trên khả năng thực tế của cơ sở dạy nghề, chưa chú trọng đúng mức tới nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

Thị trường giá cả hàng nông sản, hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn vẫn bị thả nổi cho hộ sản xuất, nông dân tự lo liệu. Vai trò điều tiết của Nhà nước, các doanh nghiệp, các hợp tác xã rất mờ nhạt. Vì vậy, vấn đề tiêu thụ nông sản và hàng hóa do công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn sản xuất ra vẫn còn khó khăn. Do đó không có tác dụng khuyến khích người sản xuất đầu tư chiều sâu theo ngành nghề và sản phẩm mới.

Các thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế tư nhân quy mô nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu kém; kinh tế tập thể kém hấp dẫn và phát triển chậm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển chưa tương xứng, việc thu hút đầu tư nước ngoài còn kém so với các tỉnh trong khu vực.

2.2.9. Bài học kinh nghiệm trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Tây Ninh

- Phải nhận thức đúng, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Từ các chủ trương, định hướng Đảng, chính quyền Tây Ninh đã quán triệt và vận dụng chỉ đạo vào thực tiễn phù hợp. Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

- Các chủ trương đề ra theo phương châm “lấy dân làm gốc”. Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nông dân trên cơ sở huy động nội lực trong dân là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ về mặt quy hoạch, định hướng phát triển và hỗ trợ một khoảng kinh phí nhất định để tạo động lực và niềm tin với dân.

- Quán triệt và giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từng địa phương. Tích cực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương; nêu cao vai trò lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng; phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; vai trò vận động của Mặt trận, đoàn thể; nhất là sự tham mưu tích cực của các ngành

chuyên môn. Từ đó huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng hoàn thành nhiệm vụ chung.

- Phát triển lực lượng sản xuất phải đồng thời xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, thực hiện hiệu quả mô hình liên kết “bốn nhà” (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp); nhân rộng các điển hình tiên tiến, đẩy mạnh hoạt động chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công một cách đồng bộ có hiệu quả ở nông thôn.

2.2.10. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh.pdf (Trang 67)