Kinh nghiệm đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh.pdf (Trang 35 - 43)

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản: nông nghiệp phát triển tạo đà cho công nghiệp hóa

Nhật Bản nằm ở vùng Đông Á, đồi núi chiếm ¾ diện tích tự nhiên, diện tích trung bình 1 hộ nông dân năm 1878 là 1 ha và năm 1962 chỉ còn 0,8 ha. Quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản bắt đầu bằng một thời gian dài tăng trưởng nhanh sản xuất nông nghiệp. Trải qua một thế kỷ phát triển, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại nhưng đơn vị sản xuất nông

nghiệp chính vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của văn hóa lúa nước (đặc điểm này rất giống hoàn cảnh Việt Nam).

Chính sách an toàn lương thực: Trong hoàn cảnh đất chật, người đông, muốn tăng sản xuất nông nghiệp, trước hết phải thâm canh tăng năng suất (trên đơn vị diện tích và trên đơn vị lao động). Một chiến lược phát triển khôn khéo và hiệu quả được Nhật Bản thực hiện thành công để đạt mục tiêu khó khăn: đưa nông nghiệp đi ngay vào phát triển theo chiều sâu từ giai đoạn tăng trưởng ban đầu. Chiến lược này gần gũi với quan điểm “công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp” của chúng ta ngày nay.

Gắn nông nghiệp với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị: Từ năm 1970, Nhật Bản đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa nông thôn. Thu nhập của nông dân tăng nhanh do chính sách phi tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, tỷ lệ đóng góp của các ngành phi nông nghiệp trong thu nhập cư dân nông thôn ngày càng tăng (năm 1950 phi nông nghiệp đóng góp 29%, năm 1990 chiếm 85% tổng thu nhập hộ nông dân).

Một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản là sự liên kết hài hòa giữa nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và dịch vụ. Trong đó tập trung như: phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, thông tin, giáo dục, nghiên cứu), tạo việc làm cho lao động nông thôn, phân bổ các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn, đạt 80% các nhà máy lớn đều nằm ở nông thôn. Nhật Bản đã thành công trong chiến lược “ly nông bất ly hương”, đều này lại ngược với Việt Nam hiện nay.

Nhật Bản tiến hành cải cách kinh tế sớm nhất ở Châu Á. Trong giai đoạn “quá độ” ban đầu từ một nền kinh tế phong kiến tiểu nông tiến lên công nghiệp hóa, đã chọn biện pháp chiến lược đúng đắn như:

- Phát triển con người: Nhật Bản đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học từ những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX, (Việt Nam đạt năm 2000).

- Phát triển kết cấu hạ tầng: Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XIX, nhà nước đầu tư xây dựng các công trình “thế kỷ” trên quy mô toàn quốc như hệ thống đường sắt, hệ thống thông tin, hệ thống bưu điện.

- Xây dựng một nền kinh tế - chính trị hiện đại: cải tiến thuế đất, xây dựng hệ thống tài chính hiện đại, nhập khẩu công nghệ và chất xám.

- Sử dụng doanh nghiệp quốc doanh phát triển kinh tế: Chính phủ tập

trung thành lập và sử dụng các công ty, xí nghiệp quốc doanh đi tiên phong áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại và làm nòng cốt phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc: phát triển công nghiệp nông thôn

Trong số các nước chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, Trung Quốc là một thành công điển hình.

Ở Trung Quốc, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh trong những năm cải cách và mở cửa. Trung Quốc đã thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành” để phát triển công nghiệp hương trấn. Bước đi của Trung Quốc là thận trọng từ thấp lên cao, không chạy theo phong trào, chủ nghĩa thành tích. Bước đi đầu của công nghiệp nông thôn Trung Quốc là tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông sản, bước cao hơn là phát triển 5 ngành lớn: Công nghiệp chế biến nông sản; công nghiệp dịch vụ; kiến trúc; giao thông vận tải và dịch vụ thương nghiệp với quy mô tương đối lớn. Bước thứ hai của công nghiệp hóa nông thôn với mục tiêu chủ yếu là chuyển giao công nghệ và khoa học kỹ thuật tới những vùng nông thôn rộng lớn, kết hợp khoa học kỹ thuật với kinh tế. Chính phủ Trung Quốc đã đề ra chương trình “Đốm lửa” với bốn nguyên tắc là: Hướng vào thị trường; vốn hoạt động tự góp cộng với vay ngân hàng; đường lối công nghệ là quay vòng ngắn, huy động mọi lực lượng khoa học, kỹ thuật từ Trung ương đến địa phương; tăng cường cho xí nghiệp hương trấn để giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm.

- Nông nghiệp phát triển mạnh tạo đà phát triển công nghiệp nông

thôn: Cùng với những cải cách ở nông thôn như khôi phục kinh tế hộ, tự do

hóa thị trường nông sản, đầu tư vào nông nghiệp tăng, góp phần thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng.

- Phát triển công nghiệp nông thôn và vấn đề xóa đói nghèo: Phát triển công nghiệp nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng đến xóa đói nghèo ở Trung Quốc. Do các doanh nghiệp nông thôn thu hút trên 20% lao động nông thôn nên thu nhập tăng từ việc tham gia các hoạt động công nghiệp nông thôn giúp nâng cao đời sống của khu vực nông thôn.

- Vai trò của chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương đóng

vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp nông thôn tiếp cận tín dụng. Các doanh nghiệp nông thôn tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng chính thức thấp hơn so với các doanh nghiệp thành thị, ước tính tỷ lệ vốn của tín dụng chính thức cho doanh nghiệp nông thôn chỉ bằng 10% so với doanh nghiệp nhà nước. Do đó các doanh nghiệp nông thôn phải dựa vào nguồn vốn tự có, hoặc vay của các tổ chức tín dụng phi chính thức ở nông thôn. Trong hoàn cảnh như vậy, chính quyền địa phương đã đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp nông thôn tiếp cận các nguồn vốn khác nhau trong khu vực nông thôn.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong những năm 60 của thế kỷ XX, Thái Lan vẫn còn là nước lạc hậu, yếu kém cả về nông nghiệp và công nghiệp, với 90% dân số là nông dân nên họ đã chọn công nghiệp hóa làm con đường để thúc đẩy nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển.

Vào thời gian đầu, Thái Lan lựa chọn mô hình công nghiệp hóa đô thị và tập trung xây dựng một số ngành công nghiệp trọng yếu như hóa dầu, sản xuất tư liệu sản xuất… bằng nguồn vốn và công nghệ nước ngoài. Đi theo hướng này, chẳng những nền kinh tế không phát triển mà còn lâm vào tình trạng trì trệ, nông nghiệp vẫn lạc hậu, què quặt, phân tán. Trước tình hình trên, với quan điểm nông thôn là xương sống của đất nước, Thái Lan đã chuyển hướng chiến lược công nghiệp hóa, từ chỗ đơn thuần tập trung vào

công nghiệp hóa đô thị đã chuyển sang đa dạng hóa nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa đô thị và nông thôn, cả nông nghiệp và công nghiệp đều hướng về xuất khẩu.

Nét nổi bậc nhất của sự phát triển nông nghiệp Thái Lan trong những năm qua là tốc độ tăng trưởng nhanh gắn liền với đa dạng hóa nông nghiệp, được triển khai theo hướng: Tăng nhanh diện tích trồng trọt và sản lượng của các loại cây trồng mới; Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và lâm nghiệp.

Thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa đã tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Nhiều tiềm năng đất đai, lao động được khai thác và phát huy tác dụng đạt hiệu quả kinh tế cao. Với chủ trương đa dạng hóa nông nghiệp và lấy nông nghiệp làm điểm tựa, đẩy mạnh sản xuất, chế biến xuất khẩu các mặt hàng truyền thống nông, lâm, thủy sản đã đưa nền kinh tế Thái Lan có bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế rỗ nét. Đến những năm 90 của thế kỷ XX, kinh tế Thái Lan đã có sự phát triển đáng kể theo hướng sản xuất và xuất khẩu ngày càng nhiều nông sản hàng hóa. Còn phải kể đến chăn nuôi, một ngành không kém phần quan trọng ở Thái Lan, có sản lượng xuất khẩu đứng đầu Châu Á. Ngành chăn nuôi gia cầm đã được đầu tư khoa học công nghệ vào khâu giống, nuôi dưỡng, làm thịt, ướp lạnh, bảo quản, bao gói, vận chuyển xuất khẩu đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm.

1.4.1.4. Kinh nghiệm của Đài Loan

Bước đi của công nghiệp nông thôn Đài Loan lại bắt đầu từ phát triển nông thôn toàn diện theo phương châm “nông nghiệp bồi dưỡng hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển”. Đài Loan đã tiến hành cải cạo nông nghiệp từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX, trên tiềm lực sẵn có của mình là đất đai và lao động, với 3 chính sách lớn là: cải cách ruộng đất, cải tiến kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và kiến thiết xã hội nông thôn.

- Cải cách ruộng đất: là nhân tố có tính quyết định làm thay đổi cơ cấu

nhập cho nông dân, nâng cao mức tiêu dùng trong nông thôn, cải thiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khai thác lao động và nguồn vốn đầu tư vào đất đai. Chính phủ Đài Loan dành ưu tiên hàng đầu cho nông nghiệp cả về vốn đầu tư và cơ chế, chính sách.

- Hai giai đoạn phát triển nông nghiệp của Đài Loan:

+ Một là: Thời kỳ lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp (1949 - 1969). Mục tiêu của thời kỳ này là tập trung sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu về nông sản cho đời sống nhân dân và quân đội, ổn định giá cả, giảm bớt nhập khẩu nông sản phẩm, tiết kiệm ngoại tệ. Để thực hiện mục tiêu này, Đài Loan đã thực hiện rộng rãi việc áp dụng kỹ thuật kinh doanh cần nhiều sức lao động và kỹ thuật vi sinh để nâng cao sản lượng cây trồng, nâng cao khả năng canh tác của đất đai, ngoài những cây truyền thống còn nhập thêm các giống mới có giá trị kinh tế cao, nhờ vậy mà đã đưa nông nghiệp Đài Loan từ sản xuất tự cung cấp sang sản xuất hàng hóa và các mặt hàng nông sản chế biến xuất khẩu ngày càng tăng.

+ Hai là: Thời kỳ lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp (từ 1970 trở đi). Thời kỳ này chủ trương lấy sản xuất cơ giới làm chính để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, đồng thời dùng chính sách giá cả, thu nhập để chi viện cho sản xuất nông nghiệp, tập trung cải cách cơ cấu sản xuất để cạnh tranh với các nước đang phát triển. Để khắc phục tình trạng hàng loạt nông dân ra thành thị tìm việc làm, Đài Loan chủ trương phát triển công nghiệp vừa và nhỏ phân tán ở nông thôn, từ đó giúp nông dân có thêm nghề phụ nên nhiều hộ nông dân từ sản xuất thuần nông trở thành hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm công nghiệp, dịch vụ, thu nhập ngày càng cải thiện.

Chính sách mới của Đài Loan là khuyến khích, các doanh nghiệp mở nhà máy lớn ở khu vực nông thôn, chính là nhằm mục đích công nghiệp hóa nông nghiệp, thành thị hóa nông thôn, giảm bớt chênh lệch giữa nông thôn và thành thị về kinh tế và đời sống. Có thể hình dung các bước đi của công nghiệp hóa nông thôn Đài Loan theo một quy trình khép kín như sau: nông nghiệp - công nghiệp - công nghiệp nông thôn - nông nghiệp. Và quy trình đó

luôn gắn với mục tiêu giải phóng lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, tăng số lượng và chất lượng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập cho nhân dân trước hết là nông dân, rút ngắn khoảng chênh lệch giữa nông nghiệp với công nghiệp, giữa thành thị với nông thôn; khắc phục được xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị.

Với sự hỗ trợ, liên kết công nghiệp và nông nghiệp đã làm cho kinh tế Đài Loan có sự phát triển lớn mạnh. Từ một vùng đất khô cằn, Đài Loan đã từng bước vươn lên, có nền công nghiệp lớn khu vực Đông Nam Á. Những thành công trong việc phát triển tổng hợp công nghiệp đô thị và nông thôn ngay từ đầu của Đài Loan là bài học quý cho Việt Nam.

1.4.1.5. Kinh nghiệm của tỉnh An Giang

Từ xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm chiến tranh, thường xuyên gặp khó khăn do thiên tai lũ lụt, nông dân và nông thôn còn nghèo trên 2/3 lao động trong khu vực nông - lâm nghiệp, dân trí thấp; việc trang bị máy móc, thiết bị và áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế, nhưng do sớm nhận thức được vai trò quan trọng và sự cần thiết phải đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, An Giang đã tập trung khai thác tốt lợi thế và tiềm năng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tạo động lực mới cho kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Một số kết quả đáng kể như:

Khu vực nông nghiệp tăng trưởng trên 5%/năm; cây lúa, con cá vẫn là mặt hàng chủ lực của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp được đẩy mạnh, các vùng chuyên canh cây rau, màu, thủy sản từng bước được quy hoạch và hình thành bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản bình quân trên 1 ha đất canh tác tăng từ 35 triệu đồng năm 2006 lên 59 triệu đồng năm 2007 và 90,76 triệu đồng năm 2010. Trong đó, lĩnh vực thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn của tỉnh, chiếm tỷ trọng gần 16% GDP khu vực nông nghiệp và 5,62% GDP toàn tỉnh.

Ngành công nghiệp chế biến phát triển nhanh, giá trị sản xuất liên tục tăng hằng năm. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản chiếm 91,95% so toàn ngành. Các nhà máy chế biến thủy sản, rau quả đông lạnh của tỉnh đạt các tiêu chuẩn quốc tế (ISO, HACCP, HALAL, CODE) và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chế biến lâm sản truyền thống đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, như: đóng xuồng ghe, mộc dân dụng, chạm trổ... từ đó đã giải quyết việc làm cho trên 30 ngàn lao động.

Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng được mở rộng và đi vào chiều sâu, góp phần hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất, chất lượng, sản lượng qua từng năm.

Cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp có nhiều tiến bộ, khâu làm đất đạt trên 95% diện tích, suốt lúa 100% diện tích sử dụng bằng cơ giới, tưới tiêu sử dụng bằng động lực cho toàn bộ diện tích đất sản xuất và gần 3.300 máy sấy lúa, đảm nhận sấy trên 45% sản lượng lúa hằng năm. Số lượng máy gặt lúa tăng nhanh, toàn tỉnh hiện có gần 1.200 máy, nâng diện tích thu hoạch bằng cơ giới từ 26% năm 2007 lên 71% năm 2010, làm lợi cho nông dân trên 220 tỉ đồng/năm.

Hoạt động xuất khẩu có bước phát triển quan trọng. Những mặt hàng có tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt cao là: gạo 77,9%, thủy sản 21,6%, rau quả đông lạnh 88,6%, hàng may mặc 40,4%... Chất lượng các mặt hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên. Hiện nay, gạo An Giang đã xuất khẩu sang thị trường của 46 nước, thủy sản xuất sang 76 nước và rau quả đông lạnh xuất sang 14 nước trên thế giới.

Xây dựng và ban hành kịp thời các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh.pdf (Trang 35 - 43)