Ứng dụng tiến bộ khoa họ c công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh.pdf (Trang 57 - 61)

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật được đầu tư vào phát triển sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường… với hơn 117 đề tài, dự án được triển khai thực hiện.

Trong lĩnh vực nông nghiệp đã triển khai 10 đề tài, dự án có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn như thiết kế chế tạo cày bừa sâu được Công ty mía đường Tây Ninh và các hộ nông dân trồng mía ứng dụng. Quy hoạch nghiên cứu phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và ngành nghề nông thôn đến năm 2010 là cơ sở để UBND tỉnh ban hành “Chương trình phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và nông thôn tỉnh Tây Ninh đến năm 2010”. Các đề tài nghiên cứu ứng dụng giống lúa, giống khoai mì, giống mía thực hiện có hiệu quả cao, được bổ sung vào cơ cấu bộ giống của tỉnh và được nông dân sử dụng rộng rãi. Ngoài ra còn có dự án áp dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp nhằm góp phần ổn định nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc như dự án xây dựng mô hình sơ chế bảo quản nông sản, xây dựng mô hình sản xuất nấm. Đề án tin học hóa quản lý nhà nước được triển khai, website thông tin của tỉnh được đưa lên mạng Internet bước đầu góp phần quảng bá nông nghiệp, ngành nghề nông thôn Tây Ninh.

Việc áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp: hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cơ giới hóa, trên Đậu phộng, trên mía… và một số loại cây trồng khác, tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp đạt 50%. Cơ bản đã giải quyết được phần nào nhân công lao động đang khan hiếm và tranh thủ kịp thời vụ. Cụ thể trên Đậu phộng, mía, các khâu từ khi làm đất đến gieo trồng, bón phân gần như đã áp dụng cơ giới hóa toàn bộ (Cày, xới, cày âm không lật, rạch hàng, bón phân, gieo trồng…), tuy nhiên ở khâu thu hoạch còn nhiều khó khăn, chưa giải quyết được, mặc dù các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng chưa thành công và đạt hiệu quả như mong muốn do đó chưa khuyến cáo.

Riêng đối với cây lúa hiện đã áp dụng cơ giới hóa rất thành công từ khâu làm đất đến thu hoạch, giảm tối thiểu thất thoát nông sản khi thu hoạch. Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, từ khi thực hiện chương trình Khuyến công, nguồn vốn do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đầu tư từ năm 2007 đến nay, tổng số máy đã đầu tư là 19 máy (Máy có nguồn gốc sản xuất trong nước, máy Trung Quốc và máy Nhật). Hiệu quả mang lại rất thiết thực, bình quân mỗi

ngày 1 máy thu hoạch từ 3 - 4 ha, khả năng nhân rộng mô hình rất cao. Toàn Tỉnh hiện nay có trên 100 máy, chưa kể máy phóng thường và máy cắt xếp dãy).

Với mục tiêu là đẩy nhanh phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả trong sản xuất và hàng hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì việc áp dụng cơ giới hóa là một hướng đi đúng và kịp thời.

2.2.3. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

- Hệ thống giao thông nông thôn: Với phương châm Nhà nước và nhân

dân cùng tham gia khôi phục phát triển giao thông nông thôn, giao thông phường khu phố đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tỉnh Tây Ninh đã tập trung đầu tư nâng cấp và làm mới được hơn 3.500 km đường giao thông các loại. Những tuyết đường huyết mạch của tỉnh Tây Ninh phải kể đến như: Quốc lộ 22B, các tuyến nối thị xã với các huyện Châu Thành, Dương Minh Châu. Ngoài ra tỉnh cũng đã tham gia phối hợp triển khai xây dựng đường Hồ Chí Minh, một tuyến đường đi qua các vùng sâu, vùng xa, góp phần nối liền các địa phương còn cách trở về địa lý với các trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại lại gần nhau hơn. Đường giao thông nông thôn từng bước được nâng cấp và làm mới, đến nay 95/95 xã có đường ôtô được nhựa hóa đến trung tâm xã, đường giao thông liên ấp đã được nhân dân tích cực tham gia cùng Nhà nước nâng cấp mở rộng.

Nhìn chung, hệ thống giao thông hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, quốc phòng của tỉnh, các tuyến đường chỉ có một số ít là đường cấp phối hay trải nhựa, còn lại chủ yếu là đường đất chưa đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn theo quy định.

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt, môi trường: Chương trình nước sạch vệ

sinh môi trường nông thôn, xử lý chất thải, phát triển cây xanh được quan tâm đầu tư. Hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu công nghiệp, khu chế xuất Linh Trung 3, giai đoạn 1 dự án chôn lấp rác Tân Hưng. Triển khai xây dựng Đài hỏa táng, nghĩa địa xanh. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ dân nông thôn dùng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 85%, 100% khu công

nghiệp, khu chế xuất đi vào hoạt động đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo đúng quy định; 50% chất thải rắn, 50% chất thải y tế được thu gom xử lý.

- Hệ thống điện: được quan tâm đầu tư và phát triển nhanh chóng. Xây

dựng trên 2.254 km đường dây điện trung thế và 3.922 km dây hạ thế, tính đến nay có 100% số xã, ấp có điện lưới quốc gia hơn 99% hộ dân sử dụng điện. Ngoài ra, Tây Ninh cũng có nhà máy thủy điện nhỏ công suất 1,5MW, vận hành từ năm 2007, điện năng huy động trung bình là 2.794 MWh/năm.

- Việc hiện đại hóa hệ thống thủy lợi được đẩy mạnh góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thủy lợi và quản lý điều tiết nước tưới từng bước được cải tiến, nên mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn kéo dài nhưng đã phục vụ tưới an toàn cho sản xuất nông nghiệp. Hàng năm tỉnh đều cấp kinh phí cải tạo, nạo vét và xây mới hệ thống kênh tưới tiêu trên địa bàn một cách đồng bộ. Tỉnh đã đầu tư hơn 357 tỷ đồng để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh tưới Tân Hưng và hệ thống tưới tự chảy vùng nguyên liệu mía Tân Châu và bê tông hoá hơn 421,3 km kênh mương trọng yếu, đã xây dựng thêm được 3 trạm bơm là Hoà Thạnh, Bến Đình và Long Hưng. Năm 2010, cơ bản hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng, tưới tiêu 97.450 ha và cung cấp nước phục vụ chế biến cho các nhà máy công nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi mới tập trung chủ yếu ở hạ lưu hồ Dầu Tiếng, nhiều khu vực còn chưa phát triển, số lượng kênh cấp 3, 4 chỉ đáp ứng khoảng 20% so với yêu cầu; tiến độ kiên cố hóa kênh mương còn chậm, gây tổn thất và rất lãng phí nguồn nước.

- Bưu chính viễn thông: Bưu chính viễn thông ở nông thôn cũng phát triển mạnh. Mạng lưới bưu chính viễn thông hiện nay đã phủ khắp các địa phương trong tỉnh. Dịch vụ bưu chính, viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh, mật độ điện thoại 132 máy/ 100 dân (năm 2006: 20,1 máy/ 100 dân), mật độ thuê bao internet đạt 3,3 thuê bao/ 100 dân, tỷ lệ người sử dụng internet 21% (năm 2006: 4,7%), số thuê bao điện thoại di động năm 2010 là

1.095.097. Các nhà cung cấp mạng viễn thông và bưu chính lớn trong nước đều có mặt ở Tây Ninh. Chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn đã phủ khấp đến các xã trong tỉnh.

- Thương mại dịch vụ: Các ngành dịch vụ có bước phát triển khá, tăng

bình quân hàng năm 17,3%, ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống dân cư và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hoạt động tài chính, tín dụng có bước phát triển quan trọng. Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm 14,9%.

Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu chuyển biến tích cực. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ 2006 đến 2010 đạt 2.939 triệu USD (năm 2010: 897 triệu USD, năm 2005: 261 triệu USD), tăng bình quân hàng năm 21,8%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cao su, tinh bột mì, hạt điều nhân… Tổng kim ngạch nhập khẩu từ 2006 đến 2010 đạt 1.758 triệu USD (năm 2010: 535 triệu USD, năm 2005: 182 triệu USD), trong đó, năm 2010 nhập khẩu máy móc thiết bị rất thấp 3,4%. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Campuchia và các nước khác. Song, lĩnh vực nông nghiệp lại chưa thu hút được dòng vốn đầu tư do các chính sách ưu đãi chưa đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Hệ quả là ngành nông nghiệp không có đủ vốn để đầu tư phát triển theo chiều sâu nên nông sản nước ta vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, sức cạnh tranh thấp.

Toàn tỉnh có 108 chợ/95 xã, phường, thị trấn (trong đó có 83 chợ nội địa, 16 chợ biên giới, 03 chợ liên xã, 05 cửa khẩu và 01 chợ trong khu kinh tế cửa khẩu), 9 siêu thị và 3 trung tâm thương mại đã đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về địa điểm kinh doanh của các thành phần kinh tế và góp phần mở rộng thị trường nông thôn.

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh.pdf (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)