Cải tiến quy trình công tác tuyển sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf (Trang 130 - 133)

- Nội dung chương trình đào tạo

2. Với phương thức GDTX, các trung tâm có thể liên kết với nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo những chuyên ngành thực sự phù hợp và

3.2.3. Cải tiến quy trình công tác tuyển sinh

Mục tiêu của biện pháp

Để đảm bảo nâng cao chất lượng liên kết đào tạo cần có biện pháp nâng cao chất lượng đầu vào. Vì vậy, công tác tuyển sinh cần được quan tâm một cách đúng mức. Việc tuyển sinh của Trung tâm trước hết phải đảm bảo đúng quy chế, theo đúng yêu cầu của các nghị quyết, quyết định, các văn bản có tính pháp quy của Đảng, Chính phủ và Bộ GD&ĐT ban hành đối với đào tạo đại học KCQ.

Theo quy định của Thông tư 20/TT ngày 14/11/1994 về việc hướng dẫn mở và quản lý các lớp đào tạo KCQ, khái niệm liên kết đào tạo chỉ được dùng ở phần hướng dẫn mở các lớp ở địa phương có liên quan đến hợp đồng đào tạo. Vai trò trách nhiệm chính đối với các lớp mở tại địa phương thuộc trách nhiệm của các trường đại học, cao đẳng. Chỉ có các trường đại học, cao đẳng mới được thông báo chiêu sinh, tổ chức tuyển sinh và thực hiện quá trình đào

tạo, cấp văn bằng tốt nghiệp. Cơ sở tại địa phương là địa điểm cung cấp cơ sở vật chất, chỉ phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và quản lý lớp học theo uỷ quyền của trường có chức năng đào tạo. Tuy nhiên, TTGDTX lại là nơi chịu trách nhiệm cung cấp nguồn đào tạo. Vì vậy, vai trò của TTGDTX trong công tác tuyển sinh cấn được coi trọng đúng mức.

Nội dung của biện pháp

- Trước hết việc tuyển sinh phải dựa trên nhu cầu thực tế của việc đào

tạo nguồn nhân lực cho địa phương và được cụ thể bằng các chủ trương, chỉ tiêu đào tạo của Tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc biệt là chú trọng tới cơ cấu ngành nghề đào tạo thuộc các lĩnh vực có thế mạnh và nhu cầu của ĐBSCL.

Biện pháp này bao gồm:

- Tăng cường và đổi mới công tác khảo sát, điều tra nhu cầu học tập của người học.

- Thống kê nhu cầu học tập của người học để lựa chọn những cơ sở liên kết đảm bảo chất lượng, yêu cầu đặt ra.

- Rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục.

- Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo, giới thiệu ngành, nghề liên kết đào tạo, hình thức học, cơ sở đào tạo.

- Cải tiến thủ tục tuyển sinh.

Cách tiến hành

- Phối hợp với Sở Nội vụ Tỉnh để biết số liệu về biên chế, trình độ của cán bộ công chức từ tỉnh dến cơ sở, từ đó tổng hợp nhu cầu đào tạo các ngành nghề và xây dựng, đề xuất phương án đào tạo cán bộ cho Tỉnh.

- Điều tra xã hội học trong các khu dân cư đặc trưng như: Thành phố, thị xã, khu nông nghiệp, khu công nghiệp… với các lứa tuổi khác nhau để xác định nhu cầu học tập của nhân dân từng vùng cho thích hợp.

- Chủ động trực tiếp đến làm việc với các Sở, Ban ngành, Đoàn thể và các Huyện thị trong Tỉnh để phối hợp đào tạo nguồn nhận lực cho ngành mình, tức là đạo tạo theo địa chỉ

- Chủ động làm việc với các trường đại học có khả năng đáp ứng đào tạo ngành nghề mà địa phương có nhu cầu. Sau đó thông báo chiêu sinh, phát hành, thu nhận hồ sơ, phối hợp tổ chức ôn tập, tổ chức thi đầu vào và gọi nhập học.

- Khi tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh, cán bộ làm công tác tuyển sinh kiểm tra “đầu vào” trên cơ sở hồ sơ học viên. Công tác này có vai trò quan trọng trong khâu tuyển sinh; vì muốn có được nguồn đào tạo đảm bảo chất lượng thì việc kiểm tra hồ sơ đầu vào phải thực sự nghiêm túc. Hồ sơ của học viên tham gia tuyển sinh phải rõ ràng về lý lịch, đầy đủ về nội dung như văn bằng, chứng chỉ, đảm bảo đúng quy định về trình độ.

Công tác này giúp cho việc thi tuyển không phải gặp khó khăn, đồng thời qua kiểm tra trung tâm cũng nắm bắt được cơ bản về tình hình chất lượng và đối tượng của khoá tuyển sinh để có những định hướng cho các hoạt động tiếp theo.

- Một khâu không kém phần quan trọng quyết định chất lượng tuyển sinh cũng như chất lượng đào tạo sau này đó là công tác ôn tập kiến thức văn hoá thi đầu vào. Thực hiện công việc này có thể tiến hành bằng hai cách: Một là, Trung tâm ôn luyện 100% theo đề cương, tài liệu của các trường đại học liên kết; Hai là, phối hợp giảng dạy với Trung tâm luyện thi của các trường đại học liên kết. Kinh nghiệm rút ra cách thức hai mang lại hiệu quả cao hơn.

Ôn thi kiến thức văn hoá để giúp thí sinh thi đầu vào không những làm tăng chất lượng nguồn tuyển sinh mà còn góp phần hệ thống, củng cố kiến thức cơ bản để học viên tiếp thu tốt các môn học đại cương trong chương trình đại học sau này.

- Cải tiến quy trình tuyển sinh để nâng cao chất lượng đầu vào, còn là việc từng bước chuẩn bị cho việc thi tuyển sinh bằng phương pháp trắc

nghiệm khách quan. Bộ quy định điểm sàn tối thiểu để các trường quyết định điểm tuyển chọn của các kỳ thi tuyển sinh KCQ để đảm bảo tỷ lệ sàng lọc và chất lượng đầu vào tối thiểu, đồng thời, giảm bớt sự mất cấn đối về ngành nghề, vùng miền.

Tóm lại, tuy không là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác tuyển sinh, xong với trách nhiệm là nơi cung cấp nguồn đào tạo của địa phương, việc thực hiện tốt công tác tuyển sinh của trung tâm sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)