Nâng cao nhận thức của xã hội đối với giáo dục thƣờng xuyên

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf (Trang 121 - 123)

- Nội dung chương trình đào tạo

2. Với phương thức GDTX, các trung tâm có thể liên kết với nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo những chuyên ngành thực sự phù hợp và

3.2.1. Nâng cao nhận thức của xã hội đối với giáo dục thƣờng xuyên

Mục tiêu của biện pháp:

Nâng cao nhận thức nhằm làm cho các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân thấy được tầm quan trọng về nhiệm vụ đào tạo đại học của TTGDTX là nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực đáp ứng đủ nguồn lực lao động có chất lượng cho xã hội trong tình hình nguồn lao động của ĐBSCL có chất lượng thấp. Vì vậy, cần có một biện pháp tuyên truyền đồng bộ, thường xuyên từ nhiều hướng và bằng nhiều lực lượng đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội để giúp người dân hiểu rõ vai trò, vị trí của các

TTGDTX hiện nay và những kết quả trong đào tạo đã đáp ứng được yêu cầu

Nội dung của biện pháp

- Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, trong đó có vai trò và hoạt động của TTGDTX.

- Làm rõ vị trí, vai trò và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở các TTGDTX trước yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động và cơ cấu trình độ lao động trong từng ngành, từng khu vực và từng địa phương.

- Đồng thời giải đáp những thắc mắc của người học và gia đình về nhu cầu ngành nghề hiện nay, thông báo chỉ tiêu số lượng và yêu cầu chất lượng, triển vọng của các ngành mà trung tâm liên kết trong những năm tới. Qua đó người học có thể lựa chọn cho mình ngành nghề thích hợp trong khuôn khổ liên kết của trung tâm.

- Làm cho mọi người hiểu được với phương thức đào tạo này những năm qua ở trung tâm đã đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao trình độ cho cán bộ viên chức nhà nước và nhân dân trong cácthành phần kinh tế cũng như thực hiện mục tiêu chuẩn hoá cán bộ theo yêu cầu của giai đoạn mới. Hầu hết các cán bộ của ĐBSCL được đào tạo, bồi dưỡng tại các TTGDTX sau khi tốt nghiệp đã phát huy tốt năng lực trong các lĩnh vực công tác, nhiều học viên tốt nghiệp ra trường nay đã trưởng thành, giữ những cương vị quan trọng ở các ngành và các địa phương; nhiều người đã được tiếp tục đào tạo sau đại học.

- Với phương thức liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX đã giúp cho người học đỡ tốn kém chi phí đi lại, ăn ở khi phải tập trung về học tại các trường đại học ở các thành phố lớn.

Cách tiến hành

Các trung tâm lựa chọn cho mình những hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về liên kết đào tạo như:

- Phối hợp với các trường THPT trong tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, tuyên truyền về ngành nghề của các trường CĐ, ĐH mà trung tâm liên kết đào tạo để học sinh có định hướng ngay từ khi chuẩn bị thi đại học.

- Bằng các phương tiện thông tin đại chúng: các báo, tạp chí, bản tin địa phương để thông báo tuyển sinh của TTGDTX đến phụ huynh học sinh, các cơ quan, doanh nghiệp để cử người đi học. Ngoài ra còn sử dụng tờ rơi, Panô, khẩu hiệu trên đường phố để tiếp thị cho ngành nghề liên kết đào tạo.

- Thông qua các hội nghị, cuộc họp của Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, hội chợ việc làm, sinh hoạt câu lạc bộ của các tổ chức nghề nghiêp ở địa phương.

Tóm lại, về nhận thức đối với hệ đào tạo không chính quy còn có những nhận thức khác nhau, đánh giá không đúng về vị trí của hình thức đào tạo này trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều này thể hiện rõ ở yêu cầu tuyển dụng cán bộ của các cơ quan đơn vị là chỉ nhận học viên tốt nghiệp với bằng chính quy và biểu hiện trong suy nghĩ của lớp người trẻ tuổi là đường cũng mới vào học tại chức. Vì vậy, tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ về hoạt động đào tạo đại học tại các TTGDTX là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)