- Nội dung chương trình đào tạo
4. Gửi phiếu nhận xét,đánh giá kết quả học tập của học
giá kết quả học tập của học viên về cơ quan, gia đình cuối kì học, năm học
44 14,86 120 40,54 64 21,62 68 22,97
5. Hàng năm duyệt lại
danh sách lớp 96 32,43 104 35,14 37 12,5 59 19,93 6. Xây dựng ban cán sự lớp biết tự quản 75 25,34 108 36,49 64 21,62 49 16,55 7. Họp lớp sau mỗi kì học, năm học 71 23,99 90 30,41 72 24,32 63 21,28 8. Tổ chức gặp mặt ban cán sự lớp, đại diện học viên, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ giáo vụ vào cuối kì học, năm học
Kết quả đánh giá trong bảng 2.13 cho thấy, học viên cũng đánh giá việc thực hiện các biện pháp quản lý quá trình liên kết đào tạo ở mức bình thường. Biện pháp được học viên đánh giá được thực hiện tốt nhất là biện pháp Thường xuyên kiểm tra, theo dõi số tiết học trên lớp của từng học viên để xét điều kiện dự thi hết môn học chỉ có 35,47% ý kiến cho là được thực hiện tốt và cũng có 13,51% ý kiến cho là chưa tốt. Tiếp đến là biện pháp Duyệt điều kiện, tư cách dự thi hết môn học có 33,45% ý kiến cho là tốt và 9,46% ý kiến cho là chưa tốt. Biện pháp Hàng năm duyệt lại danh sách lớp được cán bộ, giáo viên đánh giá tốt nhất được học viên đánh giá xếp thứ 3 chỉ với 32,43% ý kiến cho là tốt và 12,5% ý kiến cho là chưa tốt. Bên cạnh đó, biện pháp có tỷ lệ học viên đánh giá là chưa thực hiện tốt nhiều nhất là biện pháp Tổ chức gặp mặt ban cán sự lớp, đại diện học viên, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ giáo vụ vào cuối kì học, năm học với 23,65% và biện pháp Họp lớp sau mỗi kì học, năm học với 24,32% ý kiến đánh giá là chưa tốt. Tuy nhiên biện pháp được đánh giá thấp nhất là biện pháp Gửi phiếu nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học viên về cơ quan, gia đình cuối kì học, năm học chỉ với 14,86% ý kiến cho là tốt, đây là tỷ lệ thấp nhất trong đánh giá ở mức độ này và cũng có tới 21,62% ý kiến cho là chưa tốt và 22,97 % học viên không có ý kiến.
So với nhận thức về mức độ cần thiết được học viên đánh giá ở bảng (trên) ta thấy giữa đánh giá nhận thức và thực hiện các biện pháp quản lý qua trình liên kết đào tạo là phù hợp. Trong nhận thức ở tất cả các biện pháp đều có học viên cho rằng là không cần thiết và ở mức độ thực hiện thì tất cả các biện pháp đều có học viên cho là thực hiện chưa tốt hoặc không ý kiến. So sánh giữa đánh giá của học viên với đánh giá của cán bộ, giáo viên về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý quá trình liên kết đào tạo đã gần nhau hơn từ
những biện pháp đứng đầu đến những biện pháp đứng cuối. Mặc dù vậy, giữa cán bộ, giáo viên và học viên cũng có những khác biệt là tỷ lệ học viên không cho ý kiến ở việc thực hiện các biện pháp là rất lớn có những biện pháp lên tới hơn 20% học viên như biện pháp Gửi phiếu nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học viên về cơ quan, gia đình cuối kì học, năm học có 22,97% học viên, biện pháp Họp lớp sau mỗi kì học, năm học có 21,28% học viên và biện pháp Tổ chức gặp mặt ban cán sự lớp, đại diện học viên, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ giáo vụ vào cuối kì học, năm học có 20,61% học viên không cho ý kiến. Điều này cũng chứng minh cán bộ, giáo viên là người trực tiếp thực hiện các biện pháp trên nên trong đánh giá có phần xác đáng hơn còn học viên có những nhận thức chưa thật chính xác và mức độ quan tâm cũng ở mức độ nên trong đánh giá cũng có phần phân tán hơn.
2.3.5. Thực trạng liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL vực ĐBSCL
Để tìm hiểu thực trạng quá trình liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL chúng tôi nghiên cứu về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện trên tất cả các nội dung bao gồm:
2.3.5.1. Mức độ cần thiết của các nội dung quản lý liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL
Nghiên cứu về nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL chúng tôi tiến hành khảo sát trên cán bộ, giáo viên các TTGDTX cấp tỉnh thu được kết quả như sau:
Bảng 2.14: Mức độ cần thiết của các nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL
Mức độ Nội dung
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %