K.tra định kì, đột xuất hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf (Trang 114 - 118)

- Nội dung chương trình đào tạo

13. K.tra định kì, đột xuất hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập

của học viên

5 50 5 50 0 0 0 0

Qua bảng 2.20 cho thấy, nội dung được thực hiện tốt nhất là nội dung Quản lý chương trình giảng dạy các môn học thông qua sổ đầu bài và Thanh toán chế độ theo số ngày thực dạy cùng có 80% giảng viên đánh giá thực hiện tốt và 20% giảng viên đánh giá bình thường. Duy trì sổ đầu bài cũng là một biện pháp để trung tâm quản lý học viên và hoạt động giảng dạy của giảng viên. Việc thực hiện tốt việc thanh toán chế độ cho giảng viên lại là biện pháp có

thể thu hút được những giảng viên giỏi, có chất lượng của các trường đại học về trung tâm giảng dạy các lớp liên kết. Đứng cuối cùng là nội dung Quản lý giáo trình có tới 60% giảng viên cho rằng thực hiện chưa tốt và không có giảng viên nào đánh giá là thực hiện tốt. Đây cũng là vấn đề cần lưu ý của các trung tâm, việc học chay là không thể chấp nhận được không chỉ đối với các giảng viên mà nó ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Vì thế, các trung tâm cần chủ động thu thập, mua giáo trình của từng ngành học để học viên có thể mua lại hoặc phôtô để làm tài liệu học tập thì việc chất lược học tập mới có thể tăng lên.

2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TTGDTX KHU VỰC ĐBSCL CÔNG TÁC ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TTGDTX KHU VỰC ĐBSCL

2.4.1. Đánh giá hiệu quả trong công tác đào tạo

- Phương thức GDTX ở ĐBSCL đã đem kiến thức đến gần người học, tạo nên một môi trường học tập thuận lợi cho mọi người, đặc biệt là đã làm chuyển biến được nhận thức của nhiều người về tầm quan trọng của việc học tập: coi việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là việc làm thường xuyên và cần thiết ở mỗi người, khắc phục tâm lý ngại khó trong học tập. Từ đó, đã hình thành một phong trào thi đua học tập, mỗi người không chỉ học một ngành, một nghề mà có thể và có điều kiện học tập trên nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, số người tham gia vào hoạt động học tập ngày một đông hơn, điều này thể hiện qua số lượng tuyển sinh tại TTGDTX thời gian gần đây năm sau cao hơn năm trước.

- Với phương thức này, các cơ sở đào tạo có thể liên kết với nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo những chuyên ngành thực sự phù hợp và cần thiết trong từng giai đoạn phát triển của địa phương. Đồng thời cũng có thể đa dạng hóa các loại hình đào tạo: tập trung, tại chức, chính quy, đào tạo từ xa, bồi dưỡng chuyên đề, đặc biệt là đào tạo theo địa chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa cán bộ, quy hoạch cán bộ, tạo điều kiện cho người lao động vừa làm vừa học để cập nhật và nâng cao kiến thức. Đây chính là mặt mạnh của phương thức GDTX so với đào tạo chính quy.

- Nhìn chung, phương thức đào tạo này những năm qua ở ĐBSCL đã đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên nhà nước và nhân dân trong các thành phần kinh tế cũng như thực hiện mục tiêu chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của giai đoạn mới. Có thể nói đây là phương thức đào tạo có hiệu quả trong thời gian qua và vẫn còn thích hợp trong giai đoạn tới bởi vì với phương châm: "học, học nữa, học mãi", "học suốt đời", xây dựng xã hội thành một "XHHT",... nhu cầu học tập của nhân dân trong tương lai sẽ là rất lớn và rất phong phú, hệ thống các trường chính quy sẽ không thể đảm đương nổi nếu không có sự tiếp sức của các TTGDTX.

2.4.2. Những tồn tại trong công tác đào tạo

Bên cạnh những hiệu quả nêu trên, phương thức GDTX ở ĐBSCL cũng còn một số tồn tại cần được khắc phục:

Trong một chừng mực nhất định, có thể khẳng định GDTX hiện nay ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu và các nội dung đặt ra của thực tiễn cuộc sống. Mô hình liên kết đào tạo đại học hiện nay còn nhiều bất cập về các phương diện như: nội dung chương trình đào tạo chưa thiết thực; Tổ chức đào tạo chưa phù hợp; Việc đào tạo loại hình vừa học vừa làm ở nhiều ngành bị quá tải… Bên cạnh đó, những yếu tố của xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của mô hình liên kết đào tạo đại học. Có thể kể đến một số yếu tố như: Tâm lí bằng cấp trong xã hội còn khá phổ biến; nhiều người học cần có bằng để củng cố vị trí công tác; dễ tìm được tấm bằng đại học (học giả - bằng thật)…

Đào tạo chưa sát quy hoạch: Thời gian qua, số lượng đào tạo tuy có lớn nhưng chưa đáp ứng sát yêu cầu quy hoạch cán bộ của địa phương, chỉ tập trung vào bộ phận cán bộ giáo viên nhà nước và các thành phần kinh tế chủ yếu là ở thành thị. Địa bàn nông thôn vẫn hụt hẩng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật khá lớn. Nguyên nhân là do chưa được quy hoạch tạo nguồn từ cơ sở. Điều này phụ thuộc phần lớn vào nhận thức và vai trò của từng địa phương trong công tác đào tạo cán bộ.

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác đào tạo

- Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về công tác đào tạo tại các TTGDTX còn chưa đúng mức, nhiều trường đại học khi tuyển sinh CQ thì nghiêm túc, nhưng khi tuyển sinh tại các TTGDTX thì có phần dễ dãi, đôi khi chỉ quan tâm đến số lượng.

Đối với người học, một bộ phận học viên có động cơ học tập chưa tốt, học cốt để lấy bằng, không quan tâm đến kiến thức.

- Về nội dung, chương trình đào tạo đại học: Bộ GD&ĐT chỉ có quy định chương trình khung cho hệ CQ, đối với GDTX Bộ chỉ khuyến khích các trường đại học nên biên soạn chương trình, giáo trình phù hợp với hệ đào tạo đại học. Trên thực tế, các trường đại học hiện nay vẫn dùng chương trình CQ rồi giảm bớt một phần để giảng dạy tại các TTGDTX. Vì vậy, chương trình vẫn nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chưa thực sự phù hợp với đối tượng người lớn.

- Về phương pháp giảng dạy: vẫn theo cách dạy truyền thống, nặng về ghi chép, chưa phát huy tính tích cực tự học, tự nghiên cứu của người học; chưa quan tâm đến phương pháp thảo luận, trao đổi để khai thác kinh nghiệm thực tiễn của người học.

- Về đội ngũ giảng viên: Đối với các TTGDTX thì số lượng giảng viên cơ hữu rất hạn chế, trong khi giảng viên các trường đại học tham gia giảng dạy tại các trung tâm hầu hết là trẻ, chưa có kinh nghiệm giảng dạy người lớn, chưa am hiểu nhiều về đặc thù kinh tế xã hội của vùng ĐBSCL.

- Công tác kiểm tra, đánh giá chưa đổi mới, chưa đảm bảo chất lượng đào tạo, chưa phát huy khả năng tư duy sáng tạo của người học.

- Các TTGDTX thường ít quan tâm về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện và các học liệu khác còn thiếu thốn và lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo.

- Sự đầu tư của nhà nước về kinh phí, cơ sở vật chất, chính sách đối với cán bộ công tác tại các TTGDTX thì không ổn định và hạn chế so với các ban ngành khác. Kinh phí hoạt động và xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm chủ yếu dựa vào nguồn học phí do người học đóng góp.

Kết luận chƣơng 2

Một phần của tài liệu Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)