. sin 2si n
S = OB O CA =A
3.4.1. Phân tích định tính
Sau quá trình thử nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của học sinh đặc biệt là các kỹ năng nghe giảng, ghi chép, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá, ... Bớc đầu rèn luyện cho các em có thói quen tự nghiên cứu khoa học, có kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra, từ đó xây dựng và kiến tạo các kiến thức mới. Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trớc thực nghiệm:
- Học sinh hứng thú trong giờ học Toán: điều này đợc giải thích là do trong khi các em đợc hoạt động, đợc suy nghĩ, đợc tự do bày tỏ quan điểm, đợc tham gia vào quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề nhiều hơn; đợc tham gia vào quá trình khám phá và kiến tạo kiến thức mới.
- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tơng tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa, hệ thống hóa của học sinh tiến bộ hơn: điều này để giải thích là do giáo viên đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.
- Học sinh tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn: điều này đợc giải thích là do trong quá trình nghe giảng theo cách dạy học mới, học sinh phải theo dõi, tiếp nhận nhiều hơn các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao, nghe những hớng dẫn, gợi ý, điều chỉnh,... của giáo viên để thực hiện các nhiệm vụ đề ra.
- Việc ghi chép, ghi nhớ thuận lợi hơn: điều này đợc giải thích là do trong dạy học, giáo viên đã quan tâm tới việc tạo điều kiện để học sinh ghi chép theo cách hiểu của mình.
- Việc đánh giá, tự đánh giá bản thân đợc sát thực hơn: điều này do trong quá trình dạy học, giáo viên đã cho học sinh thảo luận giữa thầy và trò, trò với trò đợc trả lời bằng các phiếu trắc nghiệm và khả năng suy luận của bản thân.
- Học sinh tự học, tự nghiên cứu ở nhà thuận lợi hơn: điều này đợc giải thích là do trong các tiết học ở trên lớp, giáo viên đã quan tâm tới việc hớng dẫn học sinh tổ chức việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà.