PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố và tái sinh của một số cây ngập mặn chính ở vùng ven biển huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 65 - 67)

3. Nghiêm cấm các biện pháp đánh bắt thủy hải sản bằng mìn, xung điện và kích điện nhằm bảo vệ hệ vi sinh vật đất, trứng tôm, cua, cá.

PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận

I. Kết luận

1. Thảm thực vật ngập mặn khu vực cỏc xó ven biển huyện Hải Hà, Quảng Ninh là khá phong phú về thành phần loài với 40 loài thuộc 26 họ trong đó ngành Dương xỉ có 1 họ còn lại là 25 họ thuộc ngành Hạt kín, có 10 loài thực vật ngập mặn còn lại là thực vật tham gia RNM. Đặc biệt thấy loài mây nước ở xã Tiến Tới mà cỏc xó còn lại không thấy có.

Thực vật ngập mặn ở đây đa dạng về dạng sống, có 12 loài thuộc thân gỗ, 3 loài thuộc thân bụi, 15 loài thân cỏ còn lại là các dạng khác như: Dương xỉ, dưới bụi, thân leo hoặc bò, thân mọng nước và các dạng khác.

2. Sự phân bố RNM về thành phần loài ở cỏc xó khác nhau có sự khác nhau về một số loài do điều kiện tự nhiên như địa hình, thể nền, thủy văn, rừng tự nhiên chưa bị chặt phỏ…Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự đa về thành phần loài là bãi triều rộng thoải nghiêng về phía biển,thể nền chứa tỷ lệ bựn sét lớn như các xã Quảng Phong, Tiến Tới. Ngược lại thể nền cứng nhiều cỏt thụ và sỏi đỏ thỡ độ đa dạng thấp và cây còi cọc hơn.

3. Sự tái sinh của các loài cây ngập mặn tương đối tốt nhưng khả năng tái sinh của loài trang (Kandelia obovata) tự nhiên và trồng thì rất thấp 2 cõy/100m2. Do các nguyên nhân chủ yếu là độ che phủ khá cao, điều kiện thể nền cứng và trống trải dẫn tới trụ mầm khó cố định xuống đất và dễ bị sóng cuốn đi. Độ mặn cao làm chậm quá trình trao đổi chất và là môi trường thuận lợi cho các loài hà sun (Balanus spp) phát triển bám vào và đục các trụ mầm, nhiệt độ thấp làm các cây con bị chết.

4. Nhận thức về RNM của người dân còn hạn chế do chưa hiểu biết đầy đủ về lợi ích của RNM đối với môi trường sinh thái. Do cuộc sống của người dân ở đây phụ thuộc nhiều vào các nguồn lợi từ RNM nên tài nguyên RNM có xu thế bị suy giảm.

II. Đề nghị.

Từ những kết quả đã thu được trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có một số đề nghị sau:

1. Tiếp tục điều tra thành phần loài cây ngập mặn đặc biệt là các loài cây trong nội địa phát tán ra RNM và các loài thuộc thân cỏ ở chân đê, quần xã thực vật trong rừng trồng phi lao. Để phục vụ cho việc nghiên cứu RNM nói chung và nghiên cứu về RNM Hải Hà nói riêng.

2. Có những biện pháp thích hợp khai thác và sử dụng các loài cây ngập mặn đặc biệt là nuôi ong lấy mật.

3. Cần nghiên cứu và trồng thêm một số loài cây ngập mặn phù hợp với điều kiện ở Hải Hà làm tăng độ đa dạng của RNM ở đây. Ở những quần xã thực vật là rừng tự nhiên chưa chịu tác động của con người cần quy hoạch và bảo vệ triệt để.

Trang (Kandelia obovata) sinh trưởng khá tốt ở đây nhưng tỷ lệ tái sinh thấp thì cần có biện pháp trồng thêm cây trang. Đưa trang vào trồng ở cỏc vựng không có trang tự nhiên vỡ cõy trang trưởng thành không bị các loại hà (Balanus spp) bám và chúng có khả năng chịu lạnh và mặn cũng khá tốt.

4. Cần có những biờn phỏp tuyên truyền và giáo dục về RNM sâu rộng để cộng đồng dân cư hiểu được giá trị và vai trò của RNM từ đó họ sẽ có ý thức tham gia vào việc bảo vệ và trồng mới các loài cây ngập mặn.

5. Các cấp quản lý cần phải quan tâm hơn nữa trong việc bảo vệ và phát triển RNM, cần có nội quy, chính sách cụ thể công bằng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố và tái sinh của một số cây ngập mặn chính ở vùng ven biển huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 65 - 67)