9 Nhúm cây làm phân xanh, cải tạo, giữ đất 15 37,5%
2.2. Khả năng tái sinh của một số loài cây ngập mặn chính tại vùngven biển huyện Hải Hà, Quảng Ninh.
Để tồn tại và duy trì nòi giống, các loài thực vật đều có khả năng tái sinh bằng những phương thức khác nhau như sinh sản hữu tính bằng hạt, sinh sản sinh dưỡng... Đa số các loài cây ngập mặn, cây tham gia vào RNM có hình thức sinh sản bằng hạt giống như các loài cây trong nội địa. Những loài cây ngập mặn thuộc họ Đước, Mắm, chi Aegiceras có hình thức sinh sản khá độc đáo đó là sinh con trờn cõy mẹ (Rhizophora ssp, Kandelia ssp, Bruguiera ssp), nửa sinh con (Aegiceras ssp, Avicennia ssp)... Sự tái sinh của các loài này chủ yếu bằng trụ mầm. Trụ mầm chính là hạt nảy mầm sau khi chín và không có thời kì nghỉ. Trụ mầm rơi xuống từ cây mẹ hoặc do nước triều mang từ nơi khác đến, khi nước triều rút để lại các cây con trên mặt bùn hoặc các trụ mầm này được thân cành cây khác giữ lại và gặp điều kiện thuận lợi chúng tái sinh rất nhanh.
Khi tiến hành khảo sát và thăm dò thực địa, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tái sinh và sống sót của các cây con ngập mặn như độ che phủ của tán lá rừng, điều kiện thể nền bùn mềm hay chặt cứng, độ mặn, sự trống trải của mặt đất không có vật cản để giữ trụ mầm lại, hà bám vào trụ mầm và cây con, nhiệt độ thấp... Do điều kiện có hạn nên chúng tôi mới nghiên cứu được một số yếu tố ảnh hưởng lớn tới khả năng tái sinh của một số cây ngập mặn.
Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng các loài đều có khả năng tái sinh tốt dưới tán rừng. Ở những khoảng trống giữa cỏc tỏn cõy hay nơi rừng thưa thớt thì sự tái sinh diễn ra tốt hơn và lấp đầy khoảng trống so với sự tái sinh dưới tán rừng
đó khộp tán. Do ánh sáng là yếu tố cần thiết cho sự quang hợp của cây con, nếu thiếu ánh sáng cây con sẽ chết khi đã sử dụng hết dinh dưỡng dự trữ từ hạt hoặc trụ mầm. Ở những nơi bùn lầy, cõy con dễ dàng phát triển, bám chặt vào đất hơn so với nền đất cứng. Tuy nhiên sau 1 năm nghiên cứu, chúng tôi tỡm thấy rất ít cây con của loài trang tái sinh trong khi đó các loài như mắm, sú, đõng tái sinh rất tốt vì vậy cụ thể trong phần này chúng tôi sẽ trình bày chủ yếu khả năng tái sinh của loài trang (Kandelia obovata) ở RNM Hải Hà. Trang là loài thực vật ngập mặn được trồng tại Hải Hà từ năm 1998 để bảo vệ đê biển, có vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây ngập mặn khác đến định cư.
Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng tái sinh của cây con ngập mặn ở trong RNM tại xã Quảng Phong, nơi đã nghiên cứu cấu trúc rừng và xã Quảng Minh, nơi có rừng trang trồng với diện tích lớn nhất huyện.
Tại xã Quảng Phong (tháng 1/2009). Cũng tại 7 ô đã điều tra về cấu trúc rừng chúng tôi thấy mật độ cây con như sau :
Bảng 12. Số lượng cây con tái sinh tại RNM xã Quảng Phong.
Diện tích nghiên cứu 100m2 Mắm Trang Đõng Tổng số
Số lượng cây trưởng thành 129 5 4 138
Đường kính tỏn/cõy (m) 0,8 1,2 1,5
Tỉ lệ che phủ trung bình 64,8 5,7 7,1 77,6
Cây con có chiều cao <50m 186 0 0 187
Cây con có chiều cao từ 60cm đến 1m
17 0 2 19
Số trụ mầm trờn cõy 0 410 0 410
Dưới tán rừng, số cây mắm con tái sinh cao khoảng 20cm thì nhiều 186/100m2 nhưng cây con cao hơn 50cm thì ít 17/100m2 . Những cây này chỉ tồn tại dưới tán của những cây nhỏ độ che phủ của tán thấp, dưới những tỏn cõy lớn
độ che phủ cao thì không có cây con nào cao 50 - 80 cm tồn tại do độ che phủ lớn mà những cõy con tái sinh này bị chết nhiều, đợt rét đậm tháng 1/2008 có lúc xuống tới 2,50C cũng là nguyên nhõn làm cho các cõy con này bị chết. Đối với loài đõng cũng vậy, chỳng tụi chỉ tìm thấy 2 cây con cao 60cm ngay dưới gốc cây đõng đó bị chặt. Không tìm thấy cõy đõng con nào có kích thước nhỏ hơn 50cm dưới tỏn cõy nhưng ở ven đê thấy vài cây con tái sinh đã ra 2 lá mầm nhỏ. Chúng tôi không tìm thấy cây con trang nào nhưng số trụ mầm đang trưởng thành trờn cõy lúc này là 70 - 120 trụ mầm/cây, chiều cao và đường kính tán trung bình của cây trưởng thành là 2m và 1,2m. Cỏc cây ngập mặn ở đây có kích thước lớn so với cây ngập mặn ở xã Quảng Minh. Điều này chứng tỏ rằng trang, đõng, mắm tái sinh ở đõy ít do độ che phủ của rừng lớn (77,6%) mặc dù điều kiện thể nền là bùn mềm khá thuận lợi cho khả năng cắm của trụ mầm, khả năng tái sinh và sống sót của các cây con ở rìa tỏn và dưới gốc cây bị chặt cao hơn so với các cây con trong tán. Viên Ngọc Nam, 1995 (Theo Lê Thị Vu Lan, 1998) [22] cho rằng “những cây nào có khoảng trống ánh sáng lọt xuống rừng thì thường xuyên tăng trưởng, còn những cây nào ở nơi kớn thỡ tăng trưởng rất bất thường’’.
Tại xã Quảng Minh chúng tôi khảo sát tại 2 địa điểm, địa điểm thứ nhất tại rừng trang trồng thuần loài 5 tuổi. Ở rừng này cõy cú chiều cao trung bình 1,1m, khoảng cách giữa cỏc cõy là 0,8ì0,8m, đường kính 0,7m, trong 25m2 có 40 cây, diện tích che phủ 61,5%, cỏc cõy đó ra hoa và kết quả. Tháng 4/2008 chúng tôi thấy có trung bình 3 trụ mầm rơi dưới gốc nhưng đến tháng 7/2008 thì dưới tán không tìm thấy cây con tái sinh nào do xã Quảng Minh nằm trong vùng cửa sông hình phễu (Sông Hà Cối), được chắn ngoài bằng dãy đảo Vĩnh Thực, Cỏi Chiờn nờn tạo ra vịnh nhỏ, hệ thống sông ngắn và dốc nên lượng phù sa, vật lơ lửng thấp dẫn tới ở đõy có hệ thống bãi triều thấp. Theo Nguyễn Đức Cự (1993) [5]
“Nghiờn cứu đặc điểm địa hóa trầm tích bãi triều cửa sông ven biển Hải Phòng - Quảng Yờn’’, tác giả đã xác định thành phần cơ giới của trầm tích bài triều cao chủ yếu là bựn sét, có nhiều động thực vật nên giàu mựn bó hữu cơ. Còn ở bãi triều thấp chủ yếu là cát thô, cát bột và có nhiều vỏ thân mềm, ở đây diễn ra hai quá trình song song là bồi tụ và xói lở. Cũng theo nghiên cứu của phòng Lâm nghiệp huyện Hải Hà, 2004, tại Quảng Minh thể nền ở đây chủ yếu là cỏt thụ, cát bột và nền đất chặt. Do nền đất cát chặt như vậy mà trụ mầm khó có khả năng cắm xuống, hơn nữa dưới gốc trống trải không có vật cản gì để giữ trụ mầm lại khỏi bị thủy triều cuốn đi.
Ở rừng trang trồng xen với mắm mọc tự nhiên có bùn mềm hơn thì cho kết quả sau:
Bảng 13. Số lượng cây trang con tái sinh tại rừng trang trồng ở Quảng Minh (Rừng trang 6 tuổi tháng 7 năm 2008).
Diện tích ô nghiên cứu 100m2 Mắm Trang Tổng số
Số lượng cây trưởng thành 25 48 73
Đường kính tỏn cõy (m) 1,2 0,8
Tỷ lệ che phủ trung bình (%) 28,6 24,1 52,7
Số trụ mầm dưới gốc (tháng 4/ 2008) - 192
Số cây con tái sinh ( tháng 7/ 2008 ) 2500 11 2511
Số cây con tái sinh (tháng 1/2009 ) 500 1 501
Tại rừng trang 6 tuổi khoảng cách giữa cỏc cõy là 1,5m có 70% trang và 30% mắm tự nhiên nhưng số trang trồng bị chết là 15% (Theo số liệu của Hội Chữ thập đỏ Hải Hà tháng 7/2008). Tháng 4/2008 đõy là thời điểm trụ mầm của loài trang (Kandelia obovata) rụng nhiều nhất, thời điểm này khi đi khảo sát được số trụ mầm dưới mỗi gốc trang trung bình là 4 trụ mầm. Tháng 7/2008 số cây con sống sót còn lại 11 cõy/100m2 trong khi đó số cây mắm con là 2500 cõy/100m2. Tháng 1/2009 tại những ụ nghiên cứu này số mắm con còn lại 500 cõy/100m2 , số lượng mắm con giảm do bị tỉa thưa vì thiếu ánh sáng và nhu cầu
dinh dưỡng của chúng ngày càng cao. Đến tháng 1/2009 chúng tôi chỉ tìm thấy 1 cây con trang cao 45cm mọc sát gốc mắm. Ở rừng trang trồng 6 năm, trồng xen mắm tự nhiên có đất bùn mềm hơn, mắm có hệ thống rễ hô hấp chằng chịt nên khả năng giữ lại trụ mầm tốt hơn so với rừng trang thuần loài 5 năm. Theo Hoàng Thị Hà, 2000, nghiên cứu tăng trưởng biến động số lượng cá thể và cấu trúc tuổi của 2 quần thể trang (Kandelia obovata (L.)) tái sinh tự nhiên trên nền đất khác nhau ở vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã kết luận rằng trên nền đất bùn sét tỉ lệ cây con cố định cao hơn (0,0006 cá thể/ngày) so với nền thô cứng 0,0002 cá thể/ngày. So với rừng ngập mặn tự nhiên ở xã Quảng Phong thì rừng trang trồng ở đây có độ che phủ thấp hơn nhiều nhưng khả năng tái sinh của trang ở đây vẫn thấp. Điều này có thể giải thích rằng khả năng tái sinh của trang ở đây kém là do độ che phủ và do ở bãi triều Quảng Minh thể nền chủ yếu là cỏt thụ, tỉ lệ mựn sét thấp dẫn tới đất chặt cứng làm trụ mầm khó cố định được vào đất kết hợp với sức mạnh của sóng và thủy triều cuốn trụ mầm đi.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là nhiệt độ, độ mặn, lượng mưa và hà bám. Hải Hà có mùa đông lạnh nhiệt độ thấp xuống tới 5 - 6 0C, thường có sương muối. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tái sinh và sống sót của cây ngập mặn. Theo Nguyễn Thị Mỹ Hằng và P.N.Hồng (1995) đã tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự tăng trưởng của một số loài trong họ Đước (Rhizophoraceae) trồng trong điều kiện thí nghiệm. Kết quả cho thấy khi nhiệt độ trung bình thấp (nhỏ hơn 180C), nhiệt độ tối thiểu xuống 10,30C thì trang và đõng ngừng tăng trưởng và phát triển.
Độ mặn phù hợp nhất cho thực vật RNM nói chung và cõy con nói riêng là 10 - 25‰. Tuy nhiên ở Hải Hà, Quảng Ninh do đặc điểm các con sông nhỏ, dốc, lưu lượng nước thấp nên độ mặn trung bình từ 21 - 22‰. Độ mặn cao nhất vào tháng 1 - 2 là 30 - 31‰ do thời kì này ít mưa. Mai Sỹ Tuấn (1995) [34] đã
nghiên cứu tác động của 7 độ mặn khác nhau: (0,25;50;75;100;125;150‰) lên quá trình nảy mầm tăng trưởng và quang hợp của cây mắm con. Kết quả cho thấy độ mặn thấp tỉ lệ nẩy mầm cao, tốc độ nảy mầm nhanh hơn so với độ mặn . Khả năng hạt nẩy mầm và sinh trưởng tốt nhất ở 25‰. Cũng chớnh vỡ độ mặn ở đây cao là môi trường thuận lợi cho hà sun (Balanus) phát triển (Hoàng Ngọc Khắc, Đỗ Văn Nhượng, 2001) [19] chúng bám dày đặc trụ mầm và cây con, làm cõy cỏc cõy này bị chết. Chớnh độ mặn này cũng là một trong các nguyên nhõn quan trọng ảnh hưởng đến sự tái sinh của cõy con.
Tuy Hải Hà có lượng mưa trung bình năm tương đối lớn gần như lớn nhất miền Bắc nhưng mùa mưa ở Quảng Ninh nói chung và ở Hải Hà nói riêng không thật trùng với mùa quả hoặc trụ mầm chín rụng và nảy mầm. Mùa mưa chính là thời điểm tăng lượng nước ngọt và đồng thời làm giảm nồng độ muối, phù hợp với giai đoạn phát triển của cây con. Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999) [14] thời gian trụ mầm chín của trang là tháng 3 - 4, chúng tôi đi khảo sát vào tháng 1 thì lúc này trụ mầm trang đang trưởng thành có trụ mầm đã gần chín mà mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 15 - 20 % lượng mưa cả năm, thấp nhất là vào tháng 1 ( 9,3 mm) và tháng 11 (1,1 mm).
Do giới hạn của đề tài nên chúng tôi chưa tìm hiểu sâu được khả năng tái sinh của cỏc cõy ngập mặn ở Hải Hà, có điều kiện chúng tôi đề nghị được tiếp tục nghiên cứu.
Qua nghiên cứu khả năng tái sinh của một số cây ngập mặn chính ở Hải Hà chúng tôi thấy rằng khả năng tái sinh của cây trang trồng và trang tự nhiên rất thấp mặc dù sự tăng trưởng của nó diễn ra bình thường, thậm chí thích nghi tốt hơn đõng cụ thể là đợt rét đậm 2008 đõng trồng bị chỏy lỏ và chết rất nhiều trong khi đó trang vẫn chịu được rét và sinh trưởng bình thường tuy hơi chậm song so với các tỉnh như Thái Bình, Nam Định hay cỏc vựng khỏc thỡ trang ở đây sinh trưởng chậm hơn. Lê Thị Vu Lan, 1990 [22] nghiên cứu về khả năng tái
sinh của trang trồng tại xã Thụy Hải, Thái Thụy, Thái Bình như sau: Rừng trang 4 năm, số cây con tái sinh 1 năm trung bình là 46 cõy/m2, cây con tái sinh 2 năm là 55 cõy/m2. Trang 6 tuổi cây con tái sinh 1 năm trung bình là 68 cõy/m2, cây con tái sinh 2 năm là 34 cõy/m2. Trong khi đó sự tái sinh của trang ở Hải Hà (rừng trồng và tự nhiên) là 2 cõy/100m2. Từ đó thấy được muốn cho rừng trang ở đây tăng về số lượng và chất lượng cần phải xúc tiến quá trình trồng rừng, không thể dựa vào khả năng tái sinh tự nhiên của chúng.