Hiện trạng RNM huyệnHải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố và tái sinh của một số cây ngập mặn chính ở vùng ven biển huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 58 - 63)

Hải Hà là huyện miền núi, biên giới và hải đảo với chiều dài bờ biển là 35km, tổng diện tích bãi triều là 8000 ha nhưng diện tích bãi triều có thực vật

ngập mặn là 1046,7 ha.

Từ năm 1994 trở lại đây, việc khai thác nguồn lợi thủy hải sản của huyện phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc khá lớn dẫn tới hiện tượng phá RNM làm đầm nuôi tôm như ở Quảng Phong chặt phá hơn 90 ha, Đường Hoa là 15 ha... Ngoài ra do áp lực gia tăng dân số cùng với sự thiếu ý thức của người dân đã dẫn tới hiện tượng chặt cây ngập mặn lấy củi đun nấu làm diện tích RNM bị thu hẹp nhanh chóng. Theo thống kê của hội chữ thập đỏ huyện thì mỗi năm diện tích RNM của huyện giảm 10%. Năm 1998, dự án trồng lại RNM do hội chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ tiến hành trồng 200 ha rừng tại cỏc xó Quảng Minh, Quảng Phong, Quảng Thắng. Lúc đầu cỏc cõy sinh trưởng phát triển bình thường nhưng sau đó do ít được bảo vệ và nhận thức về vai trò của RNM cũn kộm nờn hiện tượng phá rừng, đào giun, thả trâu thậm chí giẫm góy cõy, bẻ gãy cành diễn ra phổ biến. Vì thế diện tích RNM hiện nay còn lại chỉ khoảng hơn 100ha. Theo thống kê diện tích RNM mất khoảng 40% nhưng trên thực tế khảo sát thì số liệu còn lớn hơn rất nhiều. Mặc dù huyện đã trồng thờm cõy ngập mặn nhưng số lượng cũn ớt và lẻ tẻ.

2. Đề xuất một số giải pháp sử dụng, bảo vệ và phát triển RNM Hải Hà

Vừa tiến hành đi thực địa kết hợp với dùng câu hỏi phỏng vấn được thiết kế trước với đáp án mở để phỏng vấn người đi biển, các hộ dân ven biển và 81 em học sinh lớp 6, 7 trường trung học cơ sở xã Quảng Minh về vấn đề nhận thức của người dân với tài nguyên ven biển và lợi ích của RNM, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 14. Nhận thức của người dân ven biển về vai trò của RNM Vai trò của RNM Không có lợi gì Bảo vệ đê, chắn sóng Bãi đẻ tụm, cỏ Lấy củi, gỗ Môi trường xanh, sạch, đẹp Số ý kiến 2 24 7 32 24

(50 người)

Bảng 15. Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về vai trò của RNM Vai trò của RNM Không có lợi gì Bảo vệ đê, chắn sóng Bãi đẻ tụm, cỏ Lấy củi, gỗ Môi trường xanh, sạch, đẹp Số ý kiến (81 học sinh) 0 81 81 81 81

Hình 6. Biểu đồ nhận thức của người dân và học sinh về vai trò của RNM.

Từ biểu đồ ta thấy được rằng bà con ở đây đã phần nào hiểu được vai trò của RNM. Khi được phỏng vấn, nhiều người cho rằng RNM có vai trò lấy củi, gỗ làm nguyên liệu vì vậy nên họ chặt phá rừng làm củi, vào rừng bẻ cành khô, cành gãy làm củi đun. Khi được hỏi, các chủ đầm tụm, cỏ núi rằng, RNM không những làm môi trường xanh sạch đẹp mà còn bảo vệ đê của đầm khỏi bị xói lở khi có tác dụng của sóng biển, những bờ đầm nơi không có RNM thì bị xói lở rất nhiều. Những ý kiến cho rằng vai trò của RNM là bãi đẻ cho tụm cá thì chủ yếu là cán bộ xã, huyện chứ người dân không biết đến vai trò này của RNM. 81 học khi được hỏi đều đưa ra đây đủ nhận thức về vai trò của RNM. Nhưng khi được hỏi về nhận thức RNM

thu được kết quả sau:

Bảng 16. Hiểu biết của người dân ven biển về RNM.

Mức độ biết Không có thông tin Không biết Biết ít

Số ý kiến (50 người) 40 20 22

Bảng 17. Hiểu biết của học sinh xã Quảng Minh về RNM.

Mức độ biết Không có thông tin Không biết Biết ít

Số ý kiến (81 học sinh) 28 9 60

Hình 7. Biểu đồ hiểu biết của người dân và học sinh ven biển về RNM

Điều này chứng tỏ rằng người dân và đặc biệt là các em học sinh đều nhận rừ được vai trò của RNM mặc dù hầu như họ không có thông tin gì về RNM cả. Để thấy rằng việc đưa vào giáo dục và tuyên truyền về RNM ở đây là hết sức cần thiết và cỏp bỏch đòi hỏi chính quyền có biện pháp kịp thời.

ý kiến đều cho rằng vẫn còn các hành động chặt phá đó là chặt củi về đun nấu và đào cả gốc cây, đặc biệt là cây mắm về để khô sau đó quét sơn lên và cắm hoa đào, mai giả làm cảnh vào mỗi dịp Tết vỡ chỳng có dáng, thế khá đẹp mắt. Khi chúng tôi hỏi: “Việc chặt phá, thả trâu, đào gốc cõy đú không bị cấm à ?’’ , họ trả lời: “Có bị cấm nhưng vẫn chặt phá, đào trộm được’’. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa nghiên cứu sâu và có số liệu cụ thể, do đó trong tương lai cần có những nghiên cứu sâu hơn để có tác động kịp thời.

Một hành động đánh bắt thủy hải sản ở bãi bồi ven RNM gây nguy hiểm rất lớn cho hệ vi sinh vật, trứng tôm cá giống tự nhiên là dùng xung kớch điện (người dân gọi là “Te’’) để bắt tôm, bắt cả những con tôm rất nhỏ người dân gọi là tép. Việc làm thiếu ý thức này cho đến nay vẫn chưa được nghiêm cấm hoàn toàn hoặc có cấm nhưng người dân vẫn lén lút thực hiện.

Khi điều tra vai trò của cộng đồng thôn xóm trong việc bảo vệ và khai thác sản phẩm rừng, tài nguyên ven biển, thì hầu hết họ đều cho biết họ tuân theo các quy định của huyện và xã, nếu có hành động chặt phá sẽ bị phạt chứ chưa có luật lệ của xóm hay thôn. Điều này cũng dễ giải thích vì ngay bản thân họ cũng chưa thấy lợi ích đầy đủ về RNM và họ thiếu thông tin, hiểu biết về RNM, RNM đối với họ là tài sản của Nhà nước, các dự án trồng rừng thành công thì ủy ban nhân dân huyện hay xã được hưởng nên những nhà chức năng đó phải có trách nhiệm và hành động bảo vệ, còn họ chỉ tuân theo các quy định được đặt ra. Chúng tôi nhận thấy rằng việc quản lí RNM dựa vào cộng đồng dân địa phương là hết sức cần thiết và có triển vọng bởi vì chính họ là người gần gũi với biển, RNM, khi họ nhận thức được vai trò và lợi ích của RNM thì họ sẽ có ý thức bảo vệ RNM hơn ai hết “phép vua thua lệ làng’’. Khi họ hiểu biết về RNM, các dự án RNM, họ sẽ thấy được lợi ích từ dự án đó, họ chấp nhận dự án, từ đó họ có kế hoạch xây dựng các phương án, thực hiện phương án dưới sự giám sát của chủ

dự án, ủy ban nhân dân các cấp.

Từ các nhận xét trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất quản lí, bảo vệ và phát triển RNM Hải Hà như sau:

1.Tăng cường hiệu lực quản lí, bảo vệ và phát triển RNM

Việc quản lí và bảo vệ RNM của các nhà chức trách chưa thực hiện triệt để do cán bộ các cấp chưa thấy hết được vai trò quan trọng của cộng đồng dân cư ven biển trong việc bảo vệ RNM. Hơn nữa, việc quy hoạch phân vùng quản lớ cỏc RNM vẫn còn lỏng lẻo, việc quõy bói nuôi trồng thủy hải sản vẫn tràn lan thiếu quy hoạch, hiệu lực quản lớ còn chưa cao, người dân đa phần vẫn còn thiếu thông tin về RNM và chưa thấy được quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với RNM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố và tái sinh của một số cây ngập mặn chính ở vùng ven biển huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 58 - 63)