MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở Việt Nam (Trang 71 - 74)

PHẨM BIẾN TẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Việc đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm mở rộng được thị trường tiêu thụ sản

phẩm là điều mà tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản phẩm này đều quan tâm. Sau đây sẽ là một số giải pháp nhằm nâng cao được sức sống của sản phẩm trên thị trường:

3.3.1.Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối:

Kênh phân phối được định nghĩa là tập hợp các doanh nghiệp hoặc các cá nhân tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ nhà sản xuất tới nơi tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa và trực tiếp đưa hàng hóa đó đến tay người tiêu dùng của mình hoặc thông qua các tổ chức trung gian để đưa sản phẩm đến với khách hàng. Ngày nay, các doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn đều chủ yếu thông qua các trung gian của mình để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng trên thị trường. Xét một kênh phân phối hoàn

thiện gồm có người sản xuất, các đại lý, các nhà bán buôn hay nhà phân phối , nhà bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng người tiêu dùng .

Kênh phân phối hoàn chỉnh sẽ như sau:

Sơ đồ 9: Kênh phân phối hoàn chỉnh

Có những công ty lớn mà kênh phân phối của họ bao gồm nhiều khâu trên như công ty TNHH Sa Giang nhưng có những công ty vừa và nhỏ thì kênh phân phối của họ chỉ bao gồm một khâu trong đó( nhà phân phối tiến hành phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng của mình không thông qua các cửa hàng hay đại lý). Xét một trường hợp cụ thể ở Công ty TNHH thiết bị bán dẫn và đo lường Phát Minh. Công ty với vai trò là một trung gian phân phối các thiết bị trong ngành công nghiệp. Nhà phân phối sẽ giúp doanh nghiệp YASKAWA ELECTRIC và TDK-LAMBDA đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Việt Nam( bởi nhà phân phối sẽ nâng cao hiệu quả của các giao dịch nhờ khả năng chuyên môn hóa, kinh nghiệm, thông tin thị trường, vốn tiếng. công ty sẽ thông qua mạng lưới phân phối của mình là các cửa hàng được đặt tại nhiều vị trí địa lý khác nhau nhằm đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.

3.3.1.1.Đối cấu trúc kênh phân phối:

Có một cấu trúc kênh phân phối hợp lý là điều mà các doanh nghiệp luôn hướng tới. Những doanh nghiệp có quy mô lớn có một cấu trúc kênh phân phối khá hoàn thiện còn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang cố gắng để hoàn thiện hệ thống cấu trúc kênh phân phối của mình. Thị trường sản phẩm biến tần đòi hỏi phải có một hệ thống cấu trúc kênh phân phối thực sự hợp lý để có thể đảm bảo tối đa việc cung ứng được sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Nhà sản

Xét một trường hợp cụ thể tại công ty TNHH thiết bị bán dẫn và đo lường điều biến độ rộng xung Phát Minh- chi nhánh Hà Nội. Thông qua nhà phân phối sản phẩm của hai doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản sẽ được đưa đến khách hàng của doanh nghiệp. Do sản phẩm của ngành không như những hàng hóa thông thường khác( lương thực thực phẩm…) nên hình thức phân phối mà công ty TNHH thiết bị bán dẫn và điều biến độ rộng Phát Minh lựa chọn là thông qua các cửa hàng của mình để trưng bày, bán sản phẩm hay đưa trực tiếp đến khách hàng( nếu khách hàng nằm ở Khu vực Hà Nội hay các tỉnh phụ cận).

Sơ đồ 10:Kênh phân phối của chi nhánh HN

Trong thời gian tới doanh nghiệp sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thiện cấu trúc kênh phân phối của mình.

Nhà phân phối Người tiêu dùng Nhà phân phối Người tiêu dùng Cửa hàng

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm biến tần ở Việt Nam (Trang 71 - 74)