II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM.
1. Tình hình xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam:
Mặc dù cây cà phê đã được trồng ở Việt Nam từ khá lâu nhưng những năm trước đây sản lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta còn hết sức nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu đem về hàng năm còn thấp. Trong những năm trở lại đây hoạt động xuất khẩu cà phê được đẩy mạnh, sản lượng xuất khẩu tăng đều qua các năm, cà phê nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu cà phê hàng năm đem lại nguồn ngoại tệ lớn đồng thời góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân các tỉnh miền núi.
Từ khi bắt đầu thành lập đến nay ngành cà phê Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, cà phê Việt Nam đã xuất được sang trên 50 nước trở thành một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới. Sản lượng cà phê xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm.
KẾT QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
Niên vụ Sản lượng xuất khẩu (tấn nhân) Tốc độ tăng sản lượng (%) Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu(triệu USD) Tốc độ tăng giá trị (%) 1993-1994 118200 _ 84 _ 1994-1995 122700 3, 8 110 31, 99 1995-1996 170000 38, 5 300 71, 48
1996-1997 218000 28, 24 560 86, 79 1997-1998 230000 5, 5 420 -25 1998-1999 390000 69, 57 490 16, 67 1999-2000 382000 -2, 05 594 21, 22 2000-2001 488000 27, 75 592 -0, 34 2001-2002 653678 33, 95 537, 98 -9, 12
Nguồn: Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam
Vụ 1993-1994 toàn ngành xuất khẩu mới chỉ đạt 118200 tấn nhân với giá trị kim ngạch là 84 triệu USD, đến vụ 2001-2002 con số này lên tới 653, 678 tấn đạt kim ngách 537, 95 triệu USD. Có thể nói rằng vụ 2001- 2002 là vụ mà sản lượng cà phê xuất khẩu đạt cao nhất từ trước đến nay đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 3 thế giới về sản lượng chỉ sau Braxin và Colombia vượt qua cả Inđônêxia. Cà phê Việt Nam đã xuất được sang 60 nước và vùng lãnh thổ trong đó các nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, các nước EU, Nhật, Hàn Quốc, Canađa …
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM NIÊN VỤ 2001-2002
STT Tên nước Số lượng (Tấn)
Trị giá (USD) Giá bình quân USD/tấn Tỷ trọng (%) 1 Mỹ 146993 116782194 794, 47 22, 49 2 Đức 84324 69446783 823, 57 12, 9 3 Italia 63792 53467547 838, 13 9, 76
4 Tây Ban Nha 51914 42783995 824, 13 7, 94
5 Bỉ 51503 42699340 829, 07 7, 88
7 Balan 26730 22352702 836, 24 4, 09
8 Anh 24506 20305036 828, 57 3, 75
Nguồn: Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam
Mỹ vẫn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam . Kể từ khi Mỹ chính thức bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, các quan hệ thương mại đã được mở rộng, nhiều đối tác ký hợp đồng mua bán cà phê với nước ta, số lượng cà phê xuất khẩu sang thị trường nước này đã tăng lên nhanh chóng. Trước đây ta chủ yếu xuất khẩu sang các nước Liên Xô cũ và Đông Âu theo hình thức nghị định thư, sau khi thiết lập quan hệ với Mỹ, thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng, Mỹ nhanh chóng trở thành nước nhập khẩu lớn nhất. Vụ 2000-2001 Mỹ là nước đứng thứ 2 về nhập khẩu cà phê của Việt Nam với số lượng 56400 tấn nhưng sang đến vụ 2001/2002 Mỹ trở thành nước đứng đầu, tiếp đó là các nước Đức, ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Nhật, Anh.. Vì vậy ngành cần có các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Vụ 2001/2002 toàn ngành có 129 công ty tham gia xuất khẩu trong đó có 62 công ty xuất khẩu trên 1000 tấn mà đứng đầu là VINACAFE đạt mức sản lượng cao nhất. Sở dĩ sản lượng xuất khẩu có thể đạt ở mức cao như vậy là do chủ trương mở rộng diện tích trồng cà phê của toàn ngành, chú trọng đầu tư cho phát triển cây cà phê ở các tỉnh đưa năng suất cà phê của Việt Nam đạt tới 13-15 tạ /ha trở thành quốc gia có năng suất cao nhất trên thế giới. Đây là thế mạnh rất lớn của cà phê Việt Nam. Hiện nay chúng ta chủ yếu xuất khẩu cà phê vối Robusta, cà phê chè Arabica có xuất khẩu nhưng với số lượng rất ít. Cây cà phê chủ yếu được trồng ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang… Các tỉnh thuộc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ với đất đỏ Bazan phù hợp với cây cà phê vối Robusta cung cấp phần lớn sản lượng cà phê vối xuất khẩu cho cả nước
đưa Việt Nam cùng với Inđônêxia trở thành 2 nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới chiếm 47, 1% sản lượng cà phê vối toàn thế giới, Cây cà phê chè của Việt Nam được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc với quy mô nhỏ, chất lượng chưa thể theo kịp được sản phẩm của 2 nước xuất khẩu cà phê chè lớn nhất là Braxin và Colombia. Cà phê chè được ưa chuộng trên thế giới giá cà phê chè thường cao hơn cà phê vối từ 1, 3-1, 7 lần. Cà phê chè của Việt Nam thường đem lại năng suất cao từ 9-12 tạ /ha trong khi đó Braxin và Colombia năng suất chỉ đạt 7-8 tạ /ha. Cây cà phê chè của ta ít sâu bệnh hơn do khí hậu đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nó có hương vị đặc biết riêng có khá hấp dẫn với người tiêu dùng châu Âu và Nhật Bản.. Ưu thế nổi bật của cà phê chè Việt Nam là giá thường thấp hơn các nước khác từ 40-70 USD/tấn. Vì vậy trong những năm tới ngành cà phê Việt Nam nên có chính sách đầu tư hợp lý, chú trọng phát triển cây cà phê chè để tăng sản lượng cà phê chè xuất khẩu cân đối cơ cấu xuất khẩu nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Hiện nay sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng nhân thô, các dạng khác như cà phê hoà tan hay cà phê hạt rang mới chỉ dừng lại ở con số hết sức khiêm tốn
Nước chủ yếu nhập cà phê hoà tan là Singapore với số lượng 108.000kg tiếp theo là các nước Đài Loan, Pakistan, Mỹ, Campuchia..
KẾT QUẢ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VỤ 2001/2002
Sản phẩm cà phê Số lượng (kg) Trị giá (USD) Giá bình quân USD/kg Cà phê hạt nhân 653.678.000 537.984.138 0,823
phê hoà tan 226. 880 955.652 4.212
Cà phê hạt rang 2.250 4.538 2.017
Cà phê khác 39.161 129.714 3.312