3. Tình hình tư liệu
3.2. Các văn bản ghi chép qua điền dã của bản thân
3.2.1. Những truyện cổ do bản thân sưu tầm.
Trong quá trình điền dã tại các địa phương kể trên khoảng một tháng, chúng tôi đã thu thập, sưu tầm được 15 truyện kể và cũng tạm phân loại:
_ Truyện kể địa danh (6 truyện): Sự tích núi Nhang, Sự tích sông Ray, Sự tích
_ núi Dinh và núi Chứa Chan, Sự tích suối Thề, Sự tích của đảo, Sự tích miếu
ông Chồn.
_ Truyện loài vật (2 truyện): Vì sao chim cút sống ở bụi?, Thỏ và Cọp.
_ Truyện kể về nguồn gộc tộc họ và phong tục của người Châu Ro (3 truyện):
Truyền thuyết về họ BiCu của người Châu Ro, Truyền thuyết về họ
ChrauLun của người Châu Ro,Truyền thuyết về tục treo tổ ong trước nhà.
_ Truyện cổ tích (7 truyện): Hoàng hậu Ba Ba, Truyền thuyết về người Châu Ro, Chàng trai và con quỉ, Cô gái và hoàng tử, Sự tích chim năm trâu sáu cột,Nàng tiên mèo, Sự tích con chim Chèo bẻo.
Trong 15 bản kể, chúng tôi nhận thấy có hai bản kể có tính dị bản: Sự tích con
chim Chèo Bẻo và Suối Thề. Các văn bản kể còn lại thì gần như giống nhau hoàn toàn
với các truyện đã công bố trước đó.
Tổng cộng chúng tôi có 66 văn bản kể, trong đó có 11 truyện loài vật, 14 truyện địa danh, 38 truyện cổ tích, 3 truyện về nguồn gốc tộc họ. Như vậy, chúng tôi đã sử dụng 66 truyện cổ Châu Ro này để phục vụ trực tiếp cho luận văn của mình.
3.2.2.So sánh, đối chiếu những văn bản truyện cổ dân gian Châu Ro tương đồng
Dựa trên những truyện cổ Châu Ro đã được công bố trước đó và những tồn nghi của chúng tôi về chúng, chúng tôi đã có những chuyến đi điền dã tại xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu; Định Quán; Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai; huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận; huyện Ngãi Giao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là địa bàn người Châu Ro sinh sống đông nhất để sưu tầm, thẩm định lại những tồn nghi, độ chính xác hay độ vênh lệch giữa các bản kể trước. Điều này sẽ là cơ sở khoa học, khách quan cho công trình nghiên cứu của chúng tôi. Bên cạnh đấy, việc làm này phần nào phát huy vấn đề bảo tồn kho tàng truyện cổ Châu Ro nói riêng và văn học dân gian của các dân tộc Việt Nam nói chung.
Sau khi sưu tầm được 66 truyện kể Châu Ro, chúng tôi đối chiếu những văn bản của các tác giả khác nhau đã công bố trước đó và cả những văn bản của chúng tôi sưu
tầm thì nhận thấy rằng có những bản kể giống nhau hoàn toàn về nội dung và những bản kể chỉ giống nhau ở cốt truyện nhưng lại khác nhau về cách diễn đạt hay về ngôn từ của bản kể… như chúng tôi đã đề cập ở phần trên.
Xin nêu một vài trường hợp về vấn đề văn bản truyện kể Châu Ro:
3.2.2.1. Trường hợp thứ nhất: truyện Mẹ Nhau – Thần Chết, Tuyển tập truyện cổ tích các dân tộc ở Việt Nam (tập 2) – Viện Khoa học xã hội TP. HCM, 1987 đã giới
thiệu đề cập đến phong tục tập quán hay ăn thịt chim bìm bịp của người Châu Ro đặc biệt là trẻ em. Nội dung truyện giải thích thông qua cái chết của nhiều đứa con trong một gia đình. Những đứa con của họ hay bị thần nhau bắt đi (chết). Người cha trong một lần tình cờ nghe lời Mẹ nhau nói mà họ biết được cách để cho con mình khỏi chết. Cách đó là cứ “ ăn thịt chim bìm bịp” và họ đã thực hiện, đứa con trai sống mà không bị bắt đi. Vì thế, thịt chim bìm bịp trở thành như “vật linh” mà thần chết không dám động vào. Không chỉ cho trẻ em ăn thịt chim bìm bịp mà người Châu Ro còn lấy xương của chúng làm xâu chuổi như một thứ “bùa thiêng” treo ở cổ trẻ em.
Truyện kể “ Có một cặp vợ chồng ở buôn nọ, hễ sinh con, cứ nuôi đến khoảng sáu, bảy tuổi đứa trẻ lại tự nhiên ngã bệnh rồi chết. Hai vợ chồng buồn bã lo lắng, cúng Giàng nhiều lần mà vẫn không hết. Lần đó, đứa con sinh lần thứ tư đã lên bảy tuổi. Hai vợ chồng trong lòng mừng thầm vì may ra lần này nuôi được chăng… Khi đứa con mang cơm nước lên tới chỗ bụi rậm, bỗng có tiếng đàn bà từ trong bụi vẳng ra: mẹ là mẹ nhau của con. Mẹ đang tính sắp đem con về với mẹ, vì con là cuống rốn của mẹ. Con phải giữ gìn, tắm rửa sạch sẽ và không được ăn thịt chim bìm bịp nghe con! Nếu con ăn, mẹ không đón con về đâu. Nhớ nghe con!. Người chồng nghe thấy, biết đó là thần chết định bắt con mình. Về nhà, người chồng không nói gì cả, đi bẫy chim bìm bịp, làm thịt ở rừng, giấu không cho đứa con biết. Rồi anh ta nướng thịt chim bìm bịp chung với thịt chim đa đa cho con ăn.. Mấy hôm sau, đứa con lại mang cơm lên cho bố ở rẫy. Khi đến gần bụi rậm đầu rẫy chợt có tiếng đàn bà nói với vẻ giận dữ: Tao đã bảo mày, mày không nghe, cứ ăn thịt chim bìm bịp, từ nay tao không còn
mẹ con với mày nữa. Người chồng nghe thế rất mừng, vì biết rằng thần chết sẽ không bắt được con mình nữa…”.
Ở bản kể thứ hai truyện Mẹ Nhau – Thần Chết - Người Châu Ro ở Đồng Nai: Huỳnh Tới, Yên Trị, Đình Dũng – Chi hội văn nghệ Đồng Nai – NXB Đồng Nai, 1997 “ Trong một buôn làng nọ, có cặp vợ chồng rất khó nuôi con, hễ sinh được đứa nào, nuôi đến khoảng sáu bảy tuổi thì tự nhiên bệnh rồi chết, chạy chữa thế nào cũng không cứu được. Hai vợ chồng buồn rầu, lo lắng đi cúng thần linh nhiều lần mà vẫn không sao khá hơn… Tao đã bảo mày, mày không nghe, cứ ăn thịt chim bìm bịp, từ nay tao không còn mẹ con với mày nữa. Người chồng nghe thế rất mừng, vì biết rằng thần chết sẽ không bắt được con mình nữa…”. Ở trường hợp này cả hai bản kể giống nhau, trùng về cốt truyện và cả cách diễn đạt. Có thể xem bản kể Mẹ Nhau – Thần Chết - Người
Châu Ro ở Đồng Nai: Huỳnh Tới, Yên Trị, Đình Dũng – Chi hội văn nghệ Đồng Nai
– NXB Đồng Nai, 1997 là sự sưu tầm lại của công trình trước, nhằm bổ sung thêm vào kho truyện cổ Châu Ro mà các tác giả của chi hội văn nghệ Đồng Nai sưu tầm. Việc làm này phần nào cũng giúp tập hợp lại những truyện cổ Châu Ro đã công bố rải rác trước đây, để hoàn thiện việc nghiên cứu chuyên biệt về người Châu Ro ở Đồng Nai. 3.2.2.2. Trường hợp thứ hai: Truyện Sự tích sông Ray bao gồm hai nội dung chính: thứ nhất là kể về nguốn gốc ra đời của con sông Ray; thứ hai là lý giải vì sao con cá sấu lại có những cục u trên đầu. Ở truyện kể này, theo chúng tôi tìm hiểu thì có bốn bản kể giống nhau về cốt truyện. Văn bản thứ nhất được công bố ở địa phương trong
Người Châu Ro ở Đồng Nai: Huỳnh Tới, Yên Trị, Đình Dũng – Chi hội văn nghệ
Đồng Nai – NXB Đồng Nai, 1997. Mở đầu truyện kể như sau: “Già Liêu giỏi đi rừng, săn bắn, bữa nọ mang ná, dắt chó vào rừng tìm mồi. Chợt thấy dưới đất có điềm lạ, một chiếc lá rừng cứ run lên. Già Liêu giương lá ngắm bắn. Khi chiếc lá mắc tên được khều đi, một dòng nước mát từ lòng đất phụt lên, kèm theo là giọng reo mừng trong trẻo: “Me lênh! Me lênh!”. Dòng nước cứ chảy theo chân Già Liêu đi, Già đi bên Đông, suối chảy về Đông, Già đi bên Tây, nước chảy về tây, Già nghỉ, nước cũng nghỉ
đọng lại thành đầm; Già đi loanh quanh, nước chảy loanh quanh, chia thành các nhánh tạo thác Xuân Sơn (sông Ray) ngày nay…”[55, tr127] Mở đầu truyện người sưu tầm giới thiệu trực tiếp công việc của Già Liêu và lý giải về cội nguồn của con sông Ray. Phần cuối truyện kể, Huỳnh Văn Tới chú thích: “Truyện kể quen thuộc của dân tộc Châu Ro lý giải về cội nguồn của các hiện tượng tự nhiên theo quan niệm thuần phác của người Châu Ro, mang nội dung giáo dục con người gắn bó với cội nguồn, luôn đoàn kết và giữ gìn ân nghĩa…”[55, tr127]. Chúng tôi phân vân liệu nếu như không có sự chú thích phía dưới của tác giả thì chúng ta có dám chắc đấy là truyện cổ của dân tộc Châu Ro? Nó có thể là của một dân tộc khác? Nếu căn cứ về địa danh về con sông Ray thì càng khó chắc chắn hơn? Vì đặc điểm con sông Ray khá đặc biệt, nó bắt nguồn từ vùng rừng núi của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, chảy qua địa bàn các huyện Long Điền và Xuyên Mộc của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rồi đổ ra biển ở cửa Lộc An. Chiều dài tổng cộng khoảng 150km. Do đặc điểm địa hình của con sông khá dài và khu vực này còn có một số dân tộc bản địa khác sinh sống tại đây là người Stiêng, Mạ, Hoa, Cơ ho…nên việc căn cứ vào địa bàn cư trú của dân tộc đó để đánh giá thì e rằng chưa chuẩn xác? Hay thậm chí căn cứ vào tên nhân vật chính của truyện “Già Liêu” (đã phiên âm ra tiếng Việt) cũng không làm sáng tỏ được vấn đề gì?.
Nhưng ở bản kể thứ hai có phần khá rõ và cụ thể hơn, mở đầu truyện kể “Ngày xưa, có một ông già Châu Ro, tên là Klêu. Ông có nước da màu đất rẫy, ngực tròn như cái gò mối, dắt bầy chó đi săn. Klêu dắt đàn chó đi từ lúc con chim vlang đầu bạc đang phơi cánh rỉa lông, đến lúc ông mặt trời treo lơ lửng trên những ngọn tre già mà chẳng săn được con chồn, con heo nào cả. Bụng đói chân mỏi, Klêu định tìm chỗ nghỉ lưng thì ở phía trước đàn chó săn sủa dữ dội. Klêu mừng lắm, bụng bảo dạ: “Thế nào hôm nay cũng săn được con thú bự lắm đây!” Theo thói quen thợ săn Klêu rút tên có tẩm thuốc độc, giương ná, đi lom khom về phía đàn chó đang sủa… Klêu sợ lắm, nhưng nhìn riết rồi cũng quen. Thỏa ý tò mò, Klêu lấy mũi tên khều thử, tự nhiên nước từ đâu phụt ra, dựng thành tháp khổng lồ, trắng muốt chảy lênh láng vây quanh Klêu. Klêu chưa hết
bàng hoàng, thì dòng nước nói to: Mẹ Biển! Mẹ Biển đưa ta về với mẹ Biển. Klêu lặng lẽ bước đi. Klêu đi về hướng tây, nước đi về hướng tây. Klêu đi về hướng đông, nước đi về hướng đông. Gặp chỗ vực sâu, đá cao, Klêu phải vòng hoặc nhảy qua, nước cũng nhảy qua, đi vòng…” [18, tr5]. Ở bản kể thứ hai khá hoàn chỉnh về nội dung lẫn hình thức. Nghệ thuật miêu tả được sử dụng một cách nhuần nhuyễn nên đã tạo được không khí, tô đậm được những đặc trưng riêng về đời sống của người Châu Ro. Đây là một trong những yếu tố để xác định bản kể trên thuộc của dân tộc Châu Ro. Bước đầu, chúng tôi thấy bản kể hai có độ tin cậy cao hơn bản kể thứ nhất về nguồn gốc của truyện kể. Nhưng khi đi vào nghiên cứu kỹ thì vấn đề khác lại nảy sinh. Bản kể thứ hai khá chỉnh chu về nội dung lẫn nghệ thuật, đặc biệc là nghệ thuật. Nghệ thuật miêu tả được sử dụng khá nhuần nhuyễn. Liệu đây có phải là có sự “đồng sáng tạo” hay yếu tố chủ quan của người sưu tầm? Vì đặc trưng của văn học dân gian nói chung và truyện cổ dân gian nói riêng thường được tác giả dân gian lý giải một cách đơn giản, ngắn gọn, không trau chuốt về mặt ngôn từ… Và trong những chuyến điền dã của chúng tôi khi tiếp xúc với đồng bào Châu Ro, chúng tôi nhận thấy ở họ có lối sống giản dị, gần gũi với thiên nhiên và đặc biệt trong giao tiếp, họ rất thẳng thắn, bộc trực, thiệt thà, ngắn gọn chứ không có thói quen kể hay tả sâu, kỹ về bất cứ một sự vật hay một sự việc nào khi họ đề cập đến. Nhưng xét cho cùng, điều tắc trách này cũng là điều khó tránh khỏi trong vấn đề ghi chép những truyện kể nói riêng và văn học dân gian nói chung. Vấn đề này chúng tôi tìm hiểu kỹ ở góc độ cốt truyện hay cái cốt của những bản kể này có điểm gì tương đồng và khác biệt. Điểm tương đồng đó thường là những yếu tố nào? Và điểm khác biệt giữa các văn bản kể của cùng một truyện thường là những yếu tố nào của truyện?... Từ đó, chúng tôi đưa ra nhận xét về chất lượng văn bản kể. Và điều gì là điều chính yếu còn lại khi có nhiều văn bản kể khác nhau về cùng một nội dung.
Ở bản kể thứ ba thì mở đầu truyện kể “ Ngày xưa có một ông già người Châu Ro tên là Klêu có sức khoẻ hơn người. Một hôm Klêu dắt chó vào rừng đi săn. Đi từ
sáng cho đến trưa mà chẳng gặp một con thú nào. Bụng đói, chân chồn, mắt hoa, Klêu định tìm bóng mát cây rừng ngả lưng thì bỗng đâu ở phía trước đàn chó săn sủa lên dữ dội. Theo thói quen, Klêu rút tên, giương ná lom khom tiến về phía bầy chó săn đang sủa, nhưng thật lạ Klêu chẳng thấy có con thú nào cả, bầy chó săn càng lúc càng sủa mạnh, bực mình Klêu bèn xua bầy chó ra, có một chiếc lá to bằng bàn tay lật lên, lật xuống đều đặn như có người đang thở vậy. Để ý nhìn kỹ vào vật lạ, rồi tò mò, Klêu lấy mũi tên khều thử vào chiếc lá thì tự nhiên nước ớ đâu phun lên, dựng thành tháp nước khổng lồ, trắng xoá, chảy lênh láng vây quanh Klêu. Còn chưa hết bàng hoàng thì Klêu đã nghe từ trong dòng nước tiếng nói rất to:
- Mẹ Biển! Mẹ Biển! Đưa ta về với Mẹ Biển.
Klêu lặng lẽ bước đi. Lạ thay Klêu đi đến đâu nước cũng theo đến đó, Klêu phải đi vòng vèo, trèo lên, lội xuống qua những tảng đá cao nước cũng vòng vèo uốn lượn chạy theo. Thật lạ là đi như thế mà Klêu không hề thấy mỏi chân. Khi đến rừng T'Dao thì trời tối, Klêu và bầy chó săn cung tìm chỗ nghỉ đêm. Klêu leo lên tảng đá to nằm ngủ. Đàn chó vây xung quanh. Để bảo vệ Klêu, nước chia thành bảy dòng chảy vây quanh Klêu…”[70]. Theo lời ông Phôm không những ông mà người dân Châu Ro ở khu vực này đều biết đến câu chuyện này. Vì đây là con thác đẹp và địa thế khá đặc biệt, nó vắt ngang địa phận hai huyện Xuyên Mộc và Châu Đức thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là một nơi giữ nước phục vụ cho việc tưới tiêu ở khu vực hạ lưu và đang trong dự án phát triển về du lịch của địa phương. Ở văn bản kể thứ tư nội dung cũng giống như bản kể thứ hai nhưng có xen ngôn ngữ của người Châu Ro như “Daq lêêng! Daq lêêng! Dơp anh xi bây mây Daq lêêng! Nghĩa là : Mẹ Biển! Mẹ Biển! Đưa ta về với Mẹ Biển”[71] hay “Klêu põh phoong. T’lung zoong vôq r’ waiq. Nghĩa là Sông ray bảy ngọn (dòng). Vực thẳm đầu con voi.”[71].
Còn vấn đề thứ hai mà truyện kể này giải thích những cục u trên đầu con cá sấu thì ở văn bản một kể “Mải lắng nghe cãi nhau, Già Liêu và con chó bị nước dâng ngập
mất lối về. Một con cá sấu nổi lên chở Già Liêu và con chó thoát khỏi vùng nước ngập. Đương lúc đi, con chó ỉa lên đầu cá sâu, do vậy đến nay, đầu cá sấu vẫn còn một cục u và sấu luôn căm giận loài chó”. Văn bản kể hai “Khi hai con yêu thương về vòng tay lớn của Mẹ Biển, bà cảm tạ Klêu bằng cách cử bầy cá sâu đưa Klêu và bầy chó lên bờ về xứ sở. Do quá mừng ngày đoàn tụ nên khi nhảy lên bờ, bầy chó săn của Klêu đã vấy bẩn lên đầu cá sâú. Từ đó trên đầu cá sấu có vết nhơ như bây giờ”. Văn bản kể ba thì giống văn bản kể thứ nhất. Văn bản kể thứ tư thì giống văn bản kể thứ hai. Như vậy,