Truyện cổ tích

Một phần của tài liệu truyện cổ dân gian châu ro (Trang 59 - 69)

1. Vấn đề thể loại truyện cổ dân gian Châu Ro

1.3. Truyện cổ tích

Đây là thể loại khá phong phú do đó trước khi phân loại, chúng tôi muốn khảo sát một số quan niệm về thể loại đang hiện hành. Theo Nhikiphôrôp, nhà nghiên cứu folklore Nga, trong bài viết nhan đề “Truyện cổ tích, sự lưu hành truyện cổ tích và những người kể chuyện cổ tích” (in trong cuốn Truyện cổ tích dân gian Nga của Kapitxa M-L1930), ông đưa ra định nghĩa ngắn gọn như sau: “Truyện cổ tích là những truyện kể truyền miệng, lưu hành trong nhân dân, có mục đích giải trí người nghe, nội dung kể lại những sự kiện khác thường (những sự kiện tưởng tượng có tính chất thần kỳ hoặc thế sự) và mang những nét đặc trưng về hình thức cấu tạo và phong cách thể hiện” [10, tr226]. Ở Việt Nam, trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Lê Chí

Quế trình bày khái niệm “truyện cổ tích” thông qua việc xác định bản chất thể loại của nó. Theo ông, “truyện cổ tích là sáng tác dân gian trong loại hình tự sự mà thuộc tính của nó là xây dựng trên những cốt truyện; truyện cổ tích là tác phẩm nghệ thuật được xây dựng thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ; truyện cổ tích là một thể loại hoàn chỉnh của văn học dân gian, được hình thành một cách lịch sử...” [69, tr107,229]. Đặc biệt, Chu Xuân Diên, trong chuyên luận “Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học”, đã phân tích khá sâu sắc nội hàm khái niệm “cổ tích”: “Cổ tích là một từ Hán Việt. “Cổ” có nghĩa là xưa, cũ. Ta có khái niệm “truyện cổ” (hoặc “truyện cổ dân gian”), “truyện đời xưa” dùng để chỉ nhiều loại truyện dân gian khác nhau, trong đó có truyện cổ tích. Tương đương với khái niệm này trong tiếng Hán là “cố sự” (sự tích đời xưa) hoặc “dân gian cố sự”. Còn “tích” có nghĩa là gì? Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn giới thiệu 29 nghĩa của từ “tích”, trong đó có hai nghĩa có liên quan đến khái niệm truyện cổ tích: 1) tích: dấu chân, dấu vết; 2) dấu vết cũ, dấu chân. Những nghĩa này còn giữ được gần như nguyên vẹn những nghĩa gốc tương đương của từ “tích” trong tiếng Hán: vết chân, dấu vết; những gì người xưa để lại (theo Khang Hi từ điển). Những sắc thái nghĩa trên của từ “tích” thấy có trong các nghĩa của từ “sự tích” (Hán Việt): 1) Đầu đuôi gốc tích của một việc; 2) Sự việc có thật; 3) Dấu tích của việc (theo

Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn). Nghĩa của từ “tích” trong các thành ngữ “truyện xưa tích cũ”, “có tích mới dịch nên tuồng”, rõ ràng có liên quan với khái niệm “sự tích”. Như vậy, trong các nghĩa của từ “tích” (Hán Việt) có bao hàm hai yếu tố: 1) sự việc, câu chuyện (→ sự tích); 2) dấu vết (→ di tích). Hai yếu tố này có lẽ đã khiến cho từ “cổ tích” (Hán Việt) mang hai nghĩa nói về hai hiện tượng khác nhau: 1) di tích xưa; 2) truyện đời xưa (theo Hán Việt từ điển). Nghĩa thứ nhất tương đương với từ “cổ tích” trong tiếng Hán: “Cổ tích = cổ nhân chi trần tích = dấu vết người xưa” (theo Từ điển từ nguyên). Còn nghĩa thứ hai thì chỉ có trong từ “cổ tích” Hán Việt. Khái niệm “truyện cổ tích” của ta được tiếng Hán biểu thị bằng từ “cố sự” (truyện cổ) hoặc “dân

gian cố sự” (truyện cổ dân gian). Từ “cố sự” trong tiếng Hán còn được dùng để chỉ các loại truyện cổ khác nữa (cả thành văn lẫn dân gian)”[69, tr107,229]

Chu Xuân Diên đã khái quát từ hàng loạt định nghĩa về truyện cổ tích, bao gồm nhiều nội dung khác nhau, ít nhiều cũng có sự thống nhất như sau:

“1.Truyện cổ tích nảy sinh từ trong xã hội nguyên thủy do đó có những yếu tố phản ánh quan niệm thần thoại của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên và xã hội, có ý nghĩa ma thuật… Chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội, phản ánh nhận thức của nhân dân về những xung đột đặc trưng cho các thời kỳ lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp;

2. Truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lý xã hội và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại;

3. Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của nhân dân và ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kỳ tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương pháp phản ánh hiện thực và ước mơ”[12, tr192]

Luận văn sử dụng cách chia truyện cổ tích theo sự phân loại hiện nay mà đa số các nhà folklore tán thành, thể loại truyện cổ tích được chia thành ba tiểu loại:

_ Truyện cổ tích thần kỳ

_ Truyện cổ tích sinh hoạt

_ Truyện cổ tích loài vật

Dĩ nhiên ranh giới thực tế giữa các tiểu loại truyện cổ tích không phải lúc nào cũng rõ ràng, dứt khoát. Số lượng truyện cổ tích Châu Ro không nhiều và cũng không có đủ cả ba tiểu loại theo cách phân chia trên. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của luận văn về thể loại truyện cổ tích, chúng tôi chỉ đề cập hai hai thể loại phổ biến nhất: truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích loài vật.

1.3.1. Truyện cổ tích thần kỳ

1. Chàng Lác

2. Những người con của chó 3. Tráng sĩ diệt cọp tinh 4. Chàng Katiêng và con quỉ 5. Mụ chằn tinh và cây gậy thần 6. Nàng tiên Mèo (2)

7. Hai anh em 8. Cọp có nghĩa 9. Cô gái lấy Cọp 10. Cọp cướp vợ người 11. Con đười ươi

12. Sự tích chim năm trâu sáu cột (2) 13. Cô gái và hoàng tử (2)

14. Chàng trai và con quỷ (2) 15. Hoàng hậu Ba Ba (2) 16. Người em út

17. Kần Dâng – Kần Doi 18. Ca Dút, Ca Dui 19. Cô Sáu, cô Bảy (2) 20. Thằng mồ côi 21. Con sóc bông 22. Con gà trắng

23. Vì sao người Châu Ro không có chữ viết 24. Kiêng ăn thịt heo

25. Mẹ nhau thần chết 26. Người hóa voi

27. Không hẹn trước

28. Những người ăn mây trời 29. Sự tích chim năm trâu sáu cột 30. Chàng SangBri

31. Cánh đồng cà dăm

Trong tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ thường có đề tài – cốt truyện về nhân vật bất hạnh người em út. Thuộc về những nhân vật thấp hèn bất hạnh trong thời kỳ mà ở các tộc người sự tan rã của chế độ thị tộc mẫu hệ cổ điển đã trở thành sự tan rã của toàn bộ hệ thống chế độ thị tộc nói chung, người mồ côi cùng người em út con út, người con riêng bị rơi vào địa vị nghèo khổ bị đọa đày đã được lý tưởng hóa. Nhân vật người em út trở thành nhân vật chính của loại truyện cổ tích thần kỳ xuất hiện ở giai đoạn xã hội tư hữu tư nhân.

Truyện cổ tích thần kỳ Châu Ro (37 truyện chiếm 56.9%) có số lượng phong phú về đề tài-cốt truyện và môtíp nhân vật:

1.3.1.1. Ở đề tài-cốt truyện về chàng trai tài giỏi – dũng sĩ có 3 truyện: Tráng sĩ diệt cọp tinh(1); Chàng Katiêng và con quỉ(2); Chàng trai và con quỷ(3); Chàng Sangbri (4). Ở truyện (1) kể về chàng trai Điểu Mang có thân hình vạm vỡ, khôi ngô và được thần linh ban cho chiếc gươm thần để trừ diệt các loài quỉ dữ. Em gái của Điểu Mang là Thị Phương bị Cọp tinh, giỏi phép thuật, biến hóa ăn thịt. Bằng mưu trí và sức mạnh của mình, Điểu Mang đã giết được cọp tinh và cứu em gái; Ở truyện(2) kể về chàng Katiêng vạm vỡ, lanh lẹ và cần cù. Khi chàng ra đời thì người cha đã qua đời. Chàng hỏi mẹ về cái chết của người cha nhưng người giấu quanh. Thế là một một, chàng Katiêng bắt một con ve bỏ vào tai mẹ. Bị con ve làm khó chịu, người mẹ đành nói thật với con về cái chết của người cha do một con quỉ giết chết vì hái trộm quả quít cho mẹ ăn đỡ thèm khi có mang Katiêng. Chàng Katiêng mang chà gạt sang giết quỉ dữ và trả thù cho cha; Ở truyện (3) kể về người anh có người em gái bị con quỷ ăn thịt. Bằng tài trí của minh, chàng trai xin vào giúp quỉ làm thịt em gái mình. Chúng căn dặn chàng

không lấy chỗ kín của người em làm thịt nhưng chàng đã làm ngược lại. Kết quả, cả bầy quỷ lăn ra chết nhưng còn một con quỷ đội lốt cọp tinh phóng ra ăn thịt chàng. Được sự giúp đỡ của thần linh, qua nhiều lần biến hóa, cuối cùng chàng trai đã giết chết con quỷ cọp đó. Truyện Chàng Sangbri thì giết được đại bàng bằng chiếc ná tí hon của mình Cả bốn truyện có cốt truyện thuộc loại đơn giản và ra đời khá sớm, từ trong lòng xã hội công xã nguyên thủy, công xã thị tộc với môtíp cốt lõi có mặt từ sớm là môtíp “dũng sĩ diệt yêu quái”. Đối với đề tài-cốt truyện về chàng trai tài giỏi – dũng sĩ, môtíp “dũng sĩ diệt yêu quái cứu em gái”và môtíp “biến hóa” là phổ biến trong truyện cổ Châu Ro. Trong khi đấy, cùng một đề tài-cốt truyện này thì môtíp phổ biến thường thấy ở kiểu truyện này là “dũng sĩ diệt yêu quái giải cứu người đẹp” như ở một số dân tộc khác: Con thằn lằn – Stiêng,Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ chằng – Kinh. Điều này cho thấy sự khác biệt, nét đặc trưng riêng của truyện cổ châu Ro.

Về kết cấu đề tài – cốt truyện này gồm các bước sau:

Mô tả ngoại hình và hoàn cảnh xuất thân của nhân vật dũng sĩ chiến đấu với yêu tinh giải cứu người thân.

1.3.1.2. Ở nhóm đề tài-cốt truyện về người mồ côi, truyện cổ Châu Ro có đến 8

truyện:Sự tích chim năm trâu sáu cột; Hai anh em; Cô gái và hoàng tử; Hoàng hậu Ba Ba; Kần Dâng – Kần Doi; Ca Dút, Ca Dui; Thằng mồ côi; Mụ chằn tinh và cây gậy thần. Đặc điểm chung của cốt truyện loại này là kết cấu theo đường thẳng. Diễn biến câu chuyện được xây dựng theo trình tự thời gian, việc gì trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau. Cốt truyện chú ý hành động nhân vật, là hệ thống các chuỗi sự kiện kết nối với nhau.

Về kết cấu truyện theo ba bước : bước một, người mồ côi phải chịu nhiều gian khổ do bị ghẻ lạnh, bạc đãi, bị áp bức về vật chất và tinh thần, bị tước đoạt quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc; bước hai, họ phải ứng xử với một hoặc nhiều thử thách – môtíp thử thách; bước ba, nhờ các thế lực siêu nhiên trợ giúp, họ đã vượt qua được thử thách, giành được hạnh phúc đã bị mất – môtíp nhân vật trợ thủ thần kỳ.

1.3.1.3. Ở nhóm đề tài-cốt truyện về người con út, con riêng gồm những truyện:

Những người con của chó; Người em út; Cô Sáu, cô Bảy; Con sóc bông; Cánh đồng cà dăm; Chàng Lác.Đề tài người con út thông minh vượt qua mọi hiểm nguy để giải cứu các anh của mình - Người em út – người cha nghe theo lời người vợ nhỏ bỏ con vào rừng, người con út đã đánh dấu và dẫn các anh về nhà được; người cha đốt các con, người con út mách các anh chui xuống hang nhím để lánh nạn….

Trong nhóm đề tài-cốt truyện về người con út, con riêng còn có chủ đề dì ghẻ- con chồng, truyện có kết thúc có hậu mang tính vị tha – sau cùng con cái cưu mang cha ruột, của người con riêng đối với người cha đã từng lầm lỡ nghe theo lời xúi giục của người dì ghẻ hắt hủi con ruột, và tác giả dân gian cũng ra tay trừng phạt nhân vật dì ghẻ - Những người con của chókhi người cha giã từ trở về, 6 người con giã bánh piêngpú bỏ vào gùi của cha gởi cho dì. Một con rắn chui vào đáy gùi. Người vợ thò tay lấy bánh bị rắn cắn chết. Người thợ săn cho rằng là kẻ ác nên bị Yang bri trừng

phạt…”. Cánh đồng cà dăm - người cha gặp lại những đứa con với heo rừng trước kia và được đối xử tử tế mặc dầu trước đây vì nghe theo lời xúi giục thâm ác của vợ đã tìm cách bỏ con. Chuyện thể hiện cái nhân nghĩa thắng bạo ác, tình người thắng lòng đố kỵ, tình cảm của con cái đối với cha…Ở nhóm đề tài này môtip phổ biến là môtip người lấy vật, môtip sinh con ra một nửa trong số họ mang lốt thú và một nửa còn lại là người(Những người con của chó; Con sóc bông; Cánh đồng cà dăm).

Về kết cấu đề tài – cốt truyện này gồm các bước sau:

Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật gặp hoàn cảnh khó khăn tài năng của nhân vật được thể hiện sống hạnh phúc.

1.3.1.4. Ở đề tài–cốt truyện về nhân vật xấu xí mà tài ba gồm những truyện: Chàng Lác, Con sóc bông, Sự tích miếu ông Chồn, Nàng tiên Mèo. Đề tài – cốt truyện này, nhân vật chính xấu xí thường mang lốt thú như con sóc bông - Con sóc bông, con chồn - Sự tích miếu ông Chồn, nàng mèo - Nàng tiên Mèo.Quan niệm của tác giả dân gian nói chung và người Châu Ro xưa nói riêng, họ cũng quan niệm những nhân vật này

vốn thuộc những thành viên của công xã nguyên thủy đã trở nên khốn khó do không được cộng đồng huyết thống quan tâm, do bị xã hội đọa đày, ruồng bỏ. Với mong ước về sự công bằng cho những nhân vật này, tác giả dân gian Châu Ro đã dùng tư duy thần thoại truyền thống để bênh vực và lý tưởng hóa những nhân vật này bằng ước mơ mang lại một số phận tốt đẹp cho nhân vật.

Về kết cấu của đề tài – cốt truyện này gồm các bước sau:

Sự xuất hiện của nhân vật mang lốt ngỏ lời cầu hôn với người mong ước

nên duyên vợ chồng nhưng không được sự chấp thuận của gia đình sự thử thách đối với nhân vật tài năng của nhân vật tai họa và kẻ gây tai họa kết quả nhân vật đạt được.

Đây là đề tài không mới mẻ và xa lạ gì trong truyện cổ tích thần kỳ. Chúng tôi nhận thấy truyện cổ Châu Ro về đề tài này cũng giống kết cấu, trong sự lặp đi lặp lại, những môtip , nhân vật …của những dân tộc anh em khác như: truyện Sọ Dừa(dân tộc Kinh), Chàng Cóc (dân tộc Vân Kiều), Nàng Hơ lúi (dân tộc Bana)…Và đề tài nhân vật xấu xí mà tài ba đã được Nguyễn Thị Huế nghiên cứu trong công trình “Nhân vật xấu xí mà tài ba trong truyện cổ tích Việt Nam”.

1.3.2. Truyện cổ tích loài vật

1. Chim Chèo bẻo: Vua của các loài chim 2. Chim Chèo bẻo

3. Vì sao chim cút sống ở bờ bụi (2) 4. Cọp và Thỏ

5. Thỏ và Cọp (3) - Cọp và Thỏ 6. Rùa và Khỉ

7. Cọp, Voi, Thỏ 8. Ốc và Rùa 9. Mưu của Rùa

Truyện cổ tích loài vật của dân tộc Châu Ro có hai kiểu đặc trưng: Kiểu thứ nhất là kiểu truyện nêu lên những đặc điểm sinh học nào đó của con vật như Chim Chèo bẻo: Vua của các loài chim, Chim Chèo Bẻo, Vì sao chim cút sống ở bờ bụi (2)

nhằm lý giải một đặc điểm nào đó của sự vật; Kiểu thứ hai là truyện có những con vật tinh khôn, nhỏ bé chiến thắng kẻ mạnh bằng trí thông minh, tài lanh lẹ như rùa thắng khỉ - Rùa và Khỉ, thỏ thắng cọp - Thỏ và Cọp, chèo bẻo chiến thắng muông thú - Chim Chèo bẻo.... giống như những truyện loài vật của các dân tộc khác như Kiến và Voi; Thỏ và Rùa; Thỏ và Sên; Gà trống và Cáo; Qụa và Cáo; Thỏ xử kiện; Vụ kiện châu chấu; Con Gà, Thỏ và Hổ; Gan Cóc tía; Thỏ và gã cá Sấu; Cọp mắc mưu Thỏ; Cừu non và chó Sói; Cáo già và đàn gà con; Thỏ thông minh; Cua nhanh trí; Mèo mắc lừa Chuột (dân tộc kinh)…

Ở kiểu truyện thứ hai này, về những con vật thông minh, nhỏ bé, yếu đuối nhưng khôn lanh, mưu trí, dũng cảm như rùa, thỏ lại giống những con vật thông minh của các dân tộc Việt khác. Điều này cho thấy, quan niệm của người Châu Ro về những con vật thông minh có nét tương đồng giữa các dân tộc. Truyện thường ít sự kiện, qui mô ngắn. Phổ biến là môtip về sự gặp gỡ giữa các con vật, cuộc gặp tay đôi giữa hai con vật như cọp và thỏ (Cọp và Thỏ), rùa và khỉ (Rùa và Khỉ), ốc và rùa (Ốc và

Một phần của tài liệu truyện cổ dân gian châu ro (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)