Kiểu truyện về Cọp (hổ)

Một phần của tài liệu truyện cổ dân gian châu ro (Trang 101 - 105)

Có thể nói, kiểu truyện về Cọp đối với các dân tộc sinh sống tại vùng đất Nam bộ nói chung và vùng Đông Nam bộ nói riêng là không xa lạ gì. Vùng đất khởi thủy mọi ký ức về Cọp của người Việt nơi đây gắn liền với tiến trình con người khai phá vùng đất này. Cái buổi ban đầu ấy, những người dân mở đất nơi đây với hành trang thô sơ của mình vừa từ ghe bầu, thuyền buồm đặt chân lên vùng đất hoang rậm, sông sâu, thú dữ như hiệp sức thử thách người mới đến. Để khai phá đất, lập làng, lập ấp, người Việt cũng như đồng bào các dân tộc ít người, ngoài việc gặp những cánh đồng hoang vắng, những đầm lầy heo hút, những rừng rậm bạt ngàn, họ còn gặp khá nhiều thú dữ “Từ cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu, toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm” (Phủ biên tạp lục). Đáng nói nhất trong loài thú dữ nơi này là Cọp. Cọp rất nhiều là mối đe dọa thường xuyên làm cản trở công cuộc khẩn hoang lập ấp, đe dọa thường trực tính mạng của con người sống ở đây: “Đồng Nai xứ sở lạ lùng, Dưới sông cá lội, trên rừng cọp um”.

Cọp (hổ), được mệnh danh là “mãnh hổ giữa đồng hoang”. Quả thực, vào lúc này Cọp nhan nhản khắp nơi, ra sức tác oai tác oái, tạo ra sự khiếp đảm cho dân chúng. Chúng có mặt khắp nơi, từ những cánh rừng già của miền Đông cho đến những cánh rừng sác ven biển miền Tây, ngang nhiên qua lại những xóm làng còn hẻo lánh cũng như xông thẳng vào chốn phố phường đô hội như chỗ không người. Tác giả sách Gia Định thành thông chí đã thốt lên rằng: “ Xứ này có nhiều cá sấu và cọp dữ”. Hay nói như nhà văn

Sơn Nam ở nơi mà: “Cọp sấu rống và nghé sát vách chòi”. Hoặc như trong dân gian:”Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um”.

Hung dữ và liều lĩnh như vậy nhưng người dân đất phương Nam trong quá trình đi mở cõi vẫn đánh cọp, diệt cọp, dù đó là đàn bà hay trẻ con “Hồi thế kỷ XVIII, trẻ con, đàn bà cầm liềm cắt cỏ, cầm đòn xóc, cũng chống cự và đuổi được cọp. Thái độ của người dân đối với cọp cũng lạ: vừa kính nể, coi như vị thần nhưng cũng coi thường, nếu cần thì rủ nhau đi săn bắt, giết không nương tay” - Gia Định thành Nhất Thống Chícủa Trịnh Hoài Đức.

Chính vì thế mà những truyện về Cọp nhiều hay ít tùy thuộc vào mật độ cư trú nhiều ít, tùy thuộc vào mức độ mà con người đối mặt với chúng của các dân tộc Việt sinh sống tại nơi này nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng. Những truyện kể về Cọp còn phản ánh những thái cực khác nhau trong tâm lý tình cảm của con người đối với loài này. Là người dân bản địa tại vùng đất khẩn hoang, Cọp trong quan niệm của người Châu Ro cũng rất lạ. Khi người Châu Ro đi khai khẩn đất hoang lập làng ấp, phum, sóc, Cọp là một kẻ thù nguy hiểm đáng sợ, vì thế để có được địa bàn sinh sống yên ổn để lao động sản xuất thì họ phải đánh bại Cọp, chinh phục Cọp, thuần hóa Cọp.

2.1. Như đã nói ở trên, trong thể loại truyện cổ tích, chúng tôi thông kê được kê

được 10 truyện về Cọp, kể cả dị bản, Cọp và Thỏ (2), Thỏ và Cọp(3), Cọp, Voi, Thỏ,

Cô gái lấy Cọp, Cọp có nghĩa , Chàng trai và con quỷ , Thác Tri ân. Trong những truyện cổ về Cọp của người Châu Ro chúng tôi chia ra làm hai tiểu loại truyện: cổ tích loài vật và cổ tích thần kỳ.

Đối với những truyện về Cọp thuộc cổ tích loài vật như: Cọp và Thỏ (2), Thỏ và

Cọp(3), Cọp, Voi, Thỏ. Con Cọp được người Châu Ro miêu tả là loài mãnh thú nhưng lại rất ngu dốt như: ăn trứng mà Thỏ đã trộn với phân mình, ăn xương Trâu chứ không ăn thịt, bị ong đốt... Ở kiểu truyện này, con Cọp ngu ngốc phải đối mặt với hàng loạt mưu mẹo của những kẻ yếu hơn mình. Càng đối mặt với những thế lực yếu hơn mình

thì Cọp lại tự tô đậm sự ngu dốt của mình cho đối phương. Môtip phổ biến trong kiểu truyện này là môtip mẹo lừa. Các môtip này được diễn ra theo trục tăng tiến về mức độ và càng ngày sự ngu dốt của con Cọp được tăng dần lên và tăng đến đỉnh điểm của sự ngu dốt đó là cái chết của Cọp, chết về chính sự ngu dốt của mình.

Ở đây chúng tôi thấy kiểu truyện này giống với kiểu truyện con vật thông minh và con vật ngu ngốc của một số dân tộc anh em khác như Thỏ và Sên, Gà trống và Cáo, Qụa và Cáo, Thỏ và gã cá Sấu tham ăn, Thỏ xử kiện… Như vậy, giữa các dân tộc có sự tương đồng về cách nhìn nhận đối tượng: con vật mưu mẹo thường là con vật nhỏ bé (gà, thỏ,sên, khỉ, ..) còn con vật ngu ngốc thường là con vật có sức mạnh (Hổ, Cáo, Sói, Voi, Cá Sấu…). Nhưng ở truyện cổ tích loài vật Châu Ro thuộc kiểu truyện này có những nét riêng biệt so với các dân tộc lân cận.

Đối tượng ngu dốt hầu hết là nói về con Cọp chứ không đa dạng loài vật như các dân tộc khác. Điều này có lẽ là do trong công cuộc khai hoang mở cõi, lập plây, sóc.. kẻ thù số một đó chính là Cọp. Chính vì thế Cọp là đối tượng được đề cập chủ yếu trong kiểu truyện này. Tác giả dân gian Châu Ro càng tô đậm sự ngu dốt của loài mãnh thú này điều đó đồng nghĩa với việc họ càng tô đậm tài năng mưu trí của người Châu Ro, một dân tộc nhỏ bé nhưng thông minh và kiên cường, dám vượt lên mọi thử thách để chinh phục thú dữ, thiên nhiên để tồn tại tại vùng đất “rừng thiêng nước đọng” này.

Kết cấu kiểu truyện này như sau:

Cọp hung mãnh, ăn hiếp mọi loài những loài vật nhỏ bé, yếu đuối tim cách trả thù nhiều mưu mẹo được đưa ra Cọp không giải quyết được

Cọp càng thể hiện sự ngu dốt của mình hơn Cọp chết về sự ngu dốt.

2.2. Ở thể loại cổ tích thần kỳ về Cọp có Cô gái lấy Cọp, Cọp có nghĩa , Chàng trai và con quỷ , Thác Tri ân, Tráng sĩ diệt cọp tinh. Cọp được người Châu Ro nhìn nhận vẫn là loài mãnh thú nhưng không ở góc độ là loài vật ngu dốt nữa mà ở góc độ là những con vật có sức mạnh và còn có nhiều mưu mô xảo quyệt, cọp tinh. Và Cọp là nỗi khiếp sợ của đồng bào Châu Ro, nó luôn rình rập và nhào tới với bất kỳ mục tiêu nào mà nó

muốn chiếm đoạt. Cọp trong những truyện kể trên rất xảo quyệt và tinh ranh, biểu hiện ở nhiều tình thế khác nhau như: cọp dùng sức mạnh để bắt Thị Phương về và dùng mưu mẹo với Điểu Mang khi anh tới giải cứu cho em gái, vì cọp biết Điểu Mang là

chàng trai dũng cảm và tài trí… - Tráng sĩ diệt cọp tinh; Cọp cướp cô gái xinh đẹp về

làm vợ - Cô gái lấy Cọp; Cọp trắng mưu mẹo giành người yêu của chàng trai khác -

Thác Tri ân. Nhưng sự tinh ranh hay hung dữ của nó không phải là để “nuốt chửng”

hay biến đối tượng chiếm được làm thực phẩm nuôi sống mình mà là cái khát khao

được chung sống với con người. Nhưng khát khao chung sống với con người không phải là mang lại hạnh phúc cho con người mà nó muốn chiếm đoạt, sở hữu đối tượng mà nó chiếm đoạt được. Chính vì vậy, con người luôn khao khát tiêu diệt chúng vì đây là loài vật có dã tâm lớn , không thể thuần hoá được nó. Đây là cuộc chiến không cân sức, một bên là loài mãnh thú và một bên là con người nhỏ bé với những vũ khí thô sơ. Nhưng trong cuộc chiến không cân sức này khi những con Cọp trong truyện kể càng phô diễn hết tất cả sự xảo quyệt thì con người Châu Ro xưa càng lạc quan, gắng sức, gắng trí để tiêu diệt chúng. Qua đó , một lần nữa, người Châu Ro xưa lại đề cao tài trí của dân tộc mình khi cuộc sống của họ phải gắn liền với vùng đất nhiều chướng khí như vậy.

Bên cạnh những truyện về Cọp xảo quyệt cũng có truyện kể của người Châu Ro về Cọp có nghĩa với con người. Và đây cũng là một nét văn hoá trong đời sống của người Châu Ro nhưng ít phổ biến so với truyện Cọp của cộng đồng người Việt ở Nam bộ, vì thế mà số lượng truyện theo chúng tôi thống kê chỉ có một truyện. Chúng tôi nhận thấy ở đây có sự giao lưu về văn hoá, tín ngưỡng thờ Cọp ở một số anh em dân

tộc trong vùng Đông Nam bộ và những vùng khác như: ở Nam Bộ có nhiều truyện

tương tự về ông “ông Cọp” như Ông Cả Cọp. Trong truyện Cọp có nghĩa của người Châu Ro nói về nghĩa tình của gia đình Cọp nuôi một đứa trẻ bị người cha bỏ rơi “Vợ chồng Cọp về nhà không thấy cháu, kêu gào: Cháu ơi! Cháu tôi đi đâu mất rồi…Cọp chồng cũng bị chông đâm nhưng ráng sức lết đến gần nhà đứa trẻ nhắn gọi: Ai bắt

cháu tôi đừng để cháu tôi đói. Nói xong, Cọp lăn ra chết..”. Vì vậy, tín ngưỡng thờ Cọp, mang ơn Cọp hiện vẫn còn tồn tại trong một số gia đình người Châu Ro hiện nay nhưng mang tính cá nhân chứ không được phổ biến rộng rãi.

Kết cấu kiểu truyện này như sau:

Cọp dùng mưu mẹo chiếm đoạt cô gái (chàng trai tài giỏi) cọp thành công nhưng bị con người dùng mưu trí giải cứu đồng loại con cọp bị tiêu diệt.

Ở kiểu truyện thứ hai này, môtip phổ biến được sử dụng trong kiểu truyện này là môtip diệt cọp và cọp tinh và môtip giải cứu. Cả hai môtip này đều ca ngợi người Châu Ro ngoan cường, quả cảm và đầy mưu trí chống lại cọp: người dân giải cứu cô

gái và lấy một trái bầu lớn đục lỗ để trên bờ. Cọp ôm trái bầu bơi qua sông. Đến giữa sông, nước ngấm vào trong lỗ thủng ở trái bầu, nên trái bầu chìm xuống và con cọp bị

dòng nước cuốn đi – Cô gái lấy Cọp; Xơ – ra Đina bị hổ xám phóng ra ôm choàng cổ

anh, Xơ – ra Đina nhanh như cắt liền đánh trả lại hổ xám… - Thác Trị an… Ở hai

môtip chủ đạo này đều ca ngợi khả năng thuần hoá cọp chứng tỏ sự quả cảm, sự khéo léo của những người đi tìm đất mới, đây cũng là ước mơ, khao khát của người lao động trong quá trình đối mặt với một loài thú dữ nên người Châu Ro xưa đã sáng tạo ra những con người có sức mạnh và tài trí để khuất phục Cọp. Ước mơ diệt được cọp hay thuần hoá chúng với trí tưởng tượng của người Châu Ro xưa đã khiến những con người diệt cọp trở thành những con người dũng sĩ được xây dựng bằng những yếu tố hoang đường thần kỳ.

Một phần của tài liệu truyện cổ dân gian châu ro (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)