Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng bản án

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH từ hợp ĐỒNG tín DỤNG BẰNG CON ĐưỜNG tòa án ở VIỆT NAM (Trang 64 - 67)

- Trình độ, năng lực của Thẩm phán

Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp là : trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án mà trước hết là trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán.

Thẩm phán thường có vai trò chủ tọa trong các phiên tòa giải quyết tranh chấp, là người trực tiếp được giao nhiệm vụ xét xử, nhân danh nhà nước để bảo vệ pháp luật. Do đó, để có một bản án có chất lượng đòi hỏi Thẩm phán cần phải có một vốn kiến thức vững chắc, am hiểu pháp luật và phải luôn cập nhập được kiến thức mới, thường xuyên được bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ.

- Hoạt động cung cấp chứng cứ, tài liệu và việc chứng minh của các chủ thể liên quan, nhất là các đương sự. Đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh tại Toà án thì trách nhiệm cung cấp chứng cứ thuộc về các bên tranh chấp. Bản án được tuyên có đúng với sự thật khách quan hay không phụ thuộc nhiều vào chứng cứ mà các bên cung cấp. Trước Toà án, nếu các đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì không thể thuyết phục được Toà án bảo vệ quyền và lợi ích cho mình. Vì trên thực tế, các Toà án cũng có thể có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ tranh chấp. Do vậy, chứng minh không chỉ có ý nghĩa bảo đảm quyền

65

cho đương sự mà còn có ý nghĩa giúp Hội đồng xét xử có những căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án một cách chính xác và đúng luật.

- Bất cập của các qui định pháp luật về giải quyết tranh chấp:

Việc giải quyết các tranh chấp về HĐTD hiện nay được quy định khá nhiều trong các văn bản pháp luật khác nhau nên khó tránh khỏi sự chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản. Điều đó gây khó khăn cho việc giải quyết của Tòa án khi có tranh chấp xảy ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của các

bên trong vụ án và dẫn đến đưa ra một bản án chưa mang tính thuyết phục.

Kết luận Chương 2

Pháp luật không những là công cụ quản lý mà còn là động lực cho nền kinh tế phát triển. Một hệ thống pháp luật tiến bộ và hiệu quả sẽ không những tạo ra các thành tựu kinh tế mà còn góp phần hạn chế rủi ro. Đối với ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bên cạnh mở rộng các hoạt động tín dụng cũng phải quan tâm đến việc hạn chế những tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng. Pháp luật về giải quyết các tranh chấp xảy ra trong HĐTD có vai trò hết sức to lớn giảm thiểu sự rủi ro trong việc giải quyết nợ xấu thu hồi vốn. Qua đó, giúp cho các ngân hàng tồn tại và phát triển, đồng thời còn góp phần giúp cho thị trường tiền tệ ổn định và phát triển. Một hệ thống pháp luật tiến bộ và hiệu quả sẽ không những tạo ra các thành tựu kinh tế mà còn góp phần hạn chế rủi ro. Đối với ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bên cạnh mở rộng các hoạt động tín dụng cũng phải quan tâm đến việc hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động cho vay. Pháp luật về các biện pháp hạn chế tranh chấp trong hoạt động cho vay của ngân hàng có vai trò hết sức to lớn trong việc đưa ra những qui định mang tính pháp lý buộc các ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành các nghiệp vụ cho vay. Qua đó, giúp cho các ngân hàng có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro có thể phát sinh

66

trong khi tiến hành các nghiệp vụ tín dụng và làm cho ngân hàng tồn tại và phát triển, đồng thời còn góp phần giúp cho thị trường tiền tệ ổn định và phát triển. Trên cơ sở sự phân tích và làm rõ lý luận và thực tiễn áp dụng Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD, tác giả mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa các qui định pháp luật về vấn đề này.

67

CHưƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP

ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG CON ĐưỜNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH từ hợp ĐỒNG tín DỤNG BẰNG CON ĐưỜNG tòa án ở VIỆT NAM (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(88 trang)