Một số vụ án điển hình về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng được giải quyết tại Tòa án ở Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH từ hợp ĐỒNG tín DỤNG BẰNG CON ĐưỜNG tòa án ở VIỆT NAM (Trang 43 - 48)

hợp đồng tín dụng được giải quyết tại Tòa án ở Việt Nam

- Trong các dạng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng thì tranh chấp đòi nợ quá hạn và lãi suất là dạng tranh chấp phổ biến nhất.

Vụ án 1: Ngày 15/9/2011, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Á chi nhánh tại Đà Nẵng và bà Trương Thị Diệu Liên ký kết HĐTD số 663/11/HĐNH-VAB. Theo đó, Ngân hàng đã cho bà Liên vay số tiền 2,5 tỷ đồng. Thời hạn vay là 12 tháng, từ ngày 15/9/2011 đến 15/9/2012. Lãi suất vay trong hạn là 1,8%/tháng, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn. Trả lãi vay vào ngày 15 hàng tháng. Mục đích vay để kinh doanh. Ngày 27/4/2012, Ngân hàng và bà Liên ký kết HĐTD số 613/12/HĐNH-VAB. Theo đó, Ngân hàng tiếp tục cho bà Liên vay số tiền 2,3 tỷ đồng. Thời hạn vay là 12 tháng, từ ngày 27/4/2012 đến ngày 27/4/2013. Lãi suất vay trong hạn là 21,6%/năm, lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn. Trả lãi vay vào ngày 25 hàng tháng. Mục đích vay để kinh doanh. Đến ngày 05/9/2012, lãi suất vay trong hạn của cả hai hợp đồng được điều chỉnh thành 20%/năm. Việc cho vay được đảm bảo bằng tài sản thế chấp là nhà và đất tại 127 Huỳnh Thúc Kháng, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AI 920052, đứng tên bà Trương Thị Diệu Liên. Trong quá trình vay, bà Liên đã vi phạm thỏa thuận thanh toán tiền lãi. Bà Liên chỉ thanh toán tiền lãi đến ngày 26/4/2012. Mặc dù, Ngân hàng đã nhiều lần nhắc nhở bà Liên nhưng bà Liên vẫn không thực hiện theo đúng thỏa thuận của hợp đồng. Nay Ngân hàng khởi kiện, yêu cầu Tòa án buộc bà Liên phải trả cho Ngân hàng số tiền 5.319.975.294đ. Trong đó gồm: Theo hợp đồng số 663/11/HĐNH-VAB, tiền nợ gốc là 2,5 tỷ đồng, tiền lãi

44

vay tính từ ngày 27/4/2012 đến ngày 16/10/2012 là 254.833.333đ, lãi phạt là 18.040.694đ. Theo hợp đồng số 613/12/HĐNH-VAB, tiền nợ gốc là 2,3 tỷ đồng, tiền lãi vay tính từ ngày 28/4/2012 đến ngày 16/10/2012 là 233.066.667đ, lãi phạt là 14.034.600đ.[47]

Với nội dung nêu trên, Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã ban hành Bản án sơ thẩm số 17/2013/KDTM-ST ngày 20/5/2013,

quyết định: Buộc bà Trương Thị Diệu Liên phải trả cho Ngân hàng số tiền

6.092.600.500đ, trong đó gốc là 4,8 tỷ đồng và lãi là 1.292.600.500đ. Tiền lãi suất được tiếp tục tính từ ngày 21 tháng 5 năm 2013 theo thỏa thuận trên hai Hợp đồng tín dụng số 663/11 ngày 15/9/2011, và Hợp đồng tín dụng số 613/12 ngày 27/4/2012 đã được ký giữa Ngân hàng và bà Trương Thị Diệu Liên.

Sau đó, bà Trương Thị Diệu Liên kháng cáo và đề nghị cấp phúc thẩm xem xét về cách tính lãi trong hạn, lãi quá hạn và lãi phạt chậm trả.

Trong vụ án trên, nếu căn cứ vào quy định về lãi suất BLDS 2005 thì việc bà Liên không đồng ý với lãi suất của ngân hàng đưa ra và yêu cầu tính

lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tương ứng với từng thời điểm là có cơ sở.

Vụ án 2: Ngày 07/10/2011, bà Phạm Thị Minh Nhật và ông Nguyễn Đăng Huy vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)

– Chi nhánh Đà Nẵng số tiền 700.000.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất vay áp dụng tại thời điểm giải ngân 20.5%/năm, điều chỉnh 03 tháng/lần bằng lãi suất điều chỉnh vốn kinh doanh VNĐ kỳ hạn 03 tháng + biên độ sinh lời 3,5%/năm. Mục đích vay bổ sung vốn đầu tư kinh doanh. Theo hợp đồng tín dụng số 275/HĐTD-VIB ngày 07/10/2011. Tài sản bảo đảm nợ vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại tờ bản đồ số 20, thửa đất số 156 thuộc Lô B3 – 38 đường Thế Lữ, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP 986583 được

45

Uỷ ban nhân dân quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cấp ngày 09/9/2009 đứng tên ông Huy và bà Nhật. Các bên đã làm đầy đủ thủ tục thế chấp tài sản.

Quá trình sử dụng vốn vay đến ngày 10/11/2011 bà Nhật, ông Huy thanh toán tiền lãi không đầy đủ và từ ngày 10/02/2012 thì ngưng không thanh toán tiền lãi như đã cam kết và tiền gốc chưa trả đồng nào. Ngân hàng đã nhiều lần đôn đốc, thông báo về việc vi phạm cam kết trả nợ và đòi nợ vay đối với bà Nhật ông Huy nhưng không đạt kết quả. Vì vậy, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông Huy, bà Nhật phải trả số tiền: 906.628.995 đồng. (Trong đó, nợ gốc 700.000.000 đồng; lãi chậm trả: 97.045.910 đồng và phạt do chậm trả là 109.583.085 đồng, (nợ lãi và lãi phạt do chậm trả tính đến hết ngày 08/5/2013).[46]

Với nội dung trên, Tòa án nhân dân quận Thanh Khê đã ban hành Bản án số 13/2013/KDTM-ST ngày 08/5/2013 buộc bà Phạm Thị Minh Nhật và ông Nguyễn Đăng Huy phải trả cho Ngân hàng Thương mại Quốc tế Việt Nam (VIB) – Chi nhánh Đà Nẵng số tiền 906.628.995 đồng. Trong đó, nợ gốc là: 700.000.000 đồng; lãi chậm trả: 97.045.910 đồng, lãi phạt quá hạn tạm tính đến hết ngày 08/5/2013 là 109.583.085 đồng và lãi phát sinh tính theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng số 275/HĐTD-VIB40/11 ngày 07/10/2011.

+ Ngày 20/5/2013, bà Nhật và ông Huy kháng cáo đề nghị xem xét lại cách tính lãi suất.

Mặc dù khi vay, bà Nhật và ông Huy chấp nhận với lãi xuất Ngân hàng áp dụng tại thời điểm giải ngân 20.5%/năm, điều chỉnh 03 tháng/lần bằng lãi suất điều chỉnh vốn kinh doanh VNĐ kỳ hạn 03 tháng + biên độ sinh lời 3,5%/năm. Nhưng khi không có khả năng trả nợ thì bà Nhật và ông Huy

không chấp nhận với cách tính lãi đó mà yêu cầu tính lại lãi xuất theo quy định của pháp luật tại thời điểm cho vay.

46

Thực tế, khi xử án tranh chấp lãi suất trong hợp đồng tín dụng Toà án chỉ căn cứ chung vào thoả thuận trong hợp đồng của hai bên mà tuyên buộc bên vay phải trả nợ và lãi vay theo thoả thuận ban đầu của hai bên.

Như vậy, việc quy định về lãi suất của BLDS 2005 như hiện nay là điều kiện để bên vay lợi dụng phát sinh tranh chấp với ngân hàng khi mất khả năng thanh toán. Đồng thời, không phù hợp với chủ trương tự do hóa lãi suất cho vay mà ngân hàng đang phấn đấu thực hiện và có thể vi phạm cơ chế lãi suất

tự do thỏa thuận mà Chính phủ đã chỉ đạo các Ngân hàng thực hiện.

- Các vụ án xét xử tranh chấp hợp đồng tín dụng nhọc nhằn trong xác định giữa hợp đồng thế chấp, bảo lãnh của Toà án.

Tài sản thế chấp và tài sản bảo lãnh đều là tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của bên vay, đều bị xử lý để thu hồi nợ. Nhưng nếu không xác định khi nào tài sản đó là tài sản thế chấp, khi nào là tài sản dùng để bảo lãnh thì sẽ dẫn đến việc xác định sai khi lập hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh. Hiện nay, trong rất nhiều vụ tranh chấp tín dụng, Tòa án thường nhầm lẫn giữa tài sản thế chấp với tài sản bảo lãnh. Gần đây, tranh chấp về hợp đồng tín dụng gia tăng đã làm xuất hiện nhiều tình huống gây tranh cãi giữa các cấp Tòa án khi giải quyết án, nhất là các tình huống có liên quan đến tài sản thế chấp, bảo lãnh… Việc tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu sẽ dẫn đến các khoản vay của ngân hàng không có bảo đảm, điều này gây ra thiệt hại lớn cho ngân hàng.

Vụ án 1 : Tháng 9-2007, chị T. đã ký hợp đồng tín dụng vay 500 triệu đồng của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần A ở huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh. Nửa tháng sau, chị ký tiếp một hợp đồng tín dụng

khác vay thêm 200 triệu đồng. Cả hai khoản vay này đều được bảo đảm bằng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của cha mẹ chồng chị T Tài sản thế chấp này được cha mẹ chị T uỷ quyền cho chị T được dùng sổ đỏ của ông bà

47

đem thế chấp ngân hàng vay tiền chữa bệnh cho chồng. Sau đó, chị T không trả nợ nên tháng 10-2008 bị Ngân hàng A khởi kiện. Bốn tháng sau, Toà án nhân dân huyện Bình Chánh xử sơ thẩm đã buộc chị T phải trả nợ cho Ngân hàng A. Đồng thời, Tòa nhận định hợp đồng thế chấp giữa chị T với Ngân hàng A là hợp pháp vì chị T có giấy ủy quyền của cha mẹ chồng. Do đó, Tòa án đưa đất của cha mẹ chồng chị T vào làm tài sản thế chấp để bảo đảm các khoản vay của chị T tại Ngân hàng A.

Chị T. kháng cáo yêu cầu tòa phúc thẩm hủy bỏ phần quyết định đưa đất của cha mẹ chồng chị vào làm tài sản thế chấp. Tháng 5-2009, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận kháng cáo của chị T. Theo Tòa phúc thẩm, cấp sơ thẩm đã sai khi xác định hợp đồng thế chấp do chị T lập với Ngân hàng A là hợp pháp. Bởi lẽ, trong hợp đồng thế chấp tài sản không có chữ ký của cha mẹ chồng chị T trong khi họ là người đứng tên trên giấy tờ đất khi bản hợp đồng thế chấp có tên người thế chấp là cha mẹ chồng chị T nhưng không có chữ ký của họ là không đầy đủ thủ tục. Như vậy, hợp đồng thế chấp này không có giá trị pháp lý. Cho đến nay, bản án phúc thẩm trên vẫn chưa thể thi hành dứt điểm bởi còn gây nhiều tranh cãi về chuyện tài sản thế chấp. [35]

Qua vụ án trên cho thấy Bản án phúc thẩm tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu tác giả cho là chưa thoả đáng, bởi theo tác giả tài sản thế chấp là ngôi nhà của cha mẹ chị T có đầy đủ thủ tục pháp lý để xác định và cha mẹ chị T đã ký hợp đồng uỷ quyền cho chị T được quyền thế chấp ngôi nhà trên để vay tiền chữa bệnh cho chồng, đồng thời hợp đồng uỷ quyền được ký tại văn phòng công chứng cho nên hợp đồng thế chấp có tên người thế chấp là cha mẹ chồng chị T nhưng không có chữ ký mà thay vào đó là chữ ký của người được uỷ quyền – chị T là hợp pháp. Theo đó, khi chị T vi phạm việc thanh toán trong hợp đồng tín dụng thì tài sản này phải được xử lý để bảo

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH từ hợp ĐỒNG tín DỤNG BẰNG CON ĐưỜNG tòa án ở VIỆT NAM (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(88 trang)