Kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH từ hợp ĐỒNG tín DỤNG BẰNG CON ĐưỜNG tòa án ở VIỆT NAM (Trang 76 - 79)

chấp hợp đồng tín dụng

Thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp HĐTD đã nảy sinh nhiều bất cập cần sửa đổi và hoàn thiện. Hoàn thiện pháp luật trong giải quyết tranh chấp HĐTD là việc làm cần thiết, nhằm thúc đẩy quan hệ vay vốn tín dụng giữa

các chủ thể được thuận tiện hơn; bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ

thể trong quan hệ tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi để thị trường tín dụng phát triển.

Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án.

- Pháp luật hiện hành cho rằng tranh chấp kinh doanh, thương mại chỉ xảy ra giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Vậy, đối với với những tranh chấp xảy ra giữa cá nhân, tổ chức mà một bên có đăng ký kinh doanh và nột bên không có đăng ký kinh

77

doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận thì sao? Theo tác giả nên sửa lại khoản 1 điều 29 BLTTDS theo hướng “Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau hoặc một bên không có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận”.

Với thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng như hiện nay là quá tải đối với Toà án nhân dân cấp huyện, gây khó khăn cho

Ngân hàng và khách hàng. Bởi do biên chế và năng lực của đội ngũ thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp HĐTD nên dẫn đến tiến độ giải quyết tranh chấp còn chậm và nhiều sai xót. Cho nên cần mở rộng thẩm quyền của Toà án nhân dân

các cấp trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng theo hướng Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các vụ án tranh chấp

phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có lợi nhuận.

Thứ hai, bổ sung các quy định về thủ tục rút gọn đối với giải quyết tranh chấp HĐTD.

Hiện nay, thủ tục tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp HĐTD còn rườm rà, mang tính hình thức, chưa linh hoạt, nhanh nhạy xử lý vấn đề gây tốn kém

về thời gian và tiền bạc cho các bên tranh chấp. Theo quy định của BLTTDS,

thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTD còn mất rất nhiều thời gian. Thông thường để giải quyết xong một tranh chấp HĐTD phải mất gần hai năm. Trình tự, thủ tục ở toà án thường kéo dài lâu do phải trải qua các khâu: thụ lý, toà án nghiên cứu và tiến hành hoà giải đến xét xử sơ thẩm, phúc thẩm cũng một thời gian khá dài, đến khi bản án có hiệu lực pháp luật thì phải chờ cơ quan thi hành án xử lý. Trình tự, thủ tục kéo dài nhiều thời gian như vậy khiến cho các bên trong tranh chấp luôn ở trong tình trạng chờ đợi, mệt mỏi.

78

Thực tế này đòi hỏi công việc giải quyết tranh chấp ở toà án cần rút ngắn thời gian, loại bỏ đi những thủ tục rườm rà, rắc rối để làm cho quá trình giải quyết tranh chấp nhanh gọn, đúng pháp luật, đơn giản, bảo vệ quyền lợi các bên trong hợp đồng. Hơn nữa, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng chủ yếu liên quan tới vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của khách hàng, thực tế cho thấy khi các bên tranh chấp quyết định đưa vấn đề tranh chấp ra giải quyết tại Toà án thì họ đã tiến hành các bước thương lượng, hoà giải nên về các chứng cứ chứng minh vụ việc có tình tiết rõ ràng và có căn cứ pháp lý. Đối với những tranh chấp HĐTD mà chứng cứ rõ ràng, bị đơn có địa chỉ, lai lịch cụ thể, họ thừa nhận nghĩa vụ của mình trước nguyên đơn, nếu nguyên đơn xuất trình được chứng cứ bằng văn bản để chứng minh cho yêu cầu của mình và nếu như bị đơn cùng tất cả những người liên quan khác trong vụ tranh chấp không có sự phản đối về sự giả mạo của bằng chứng đó thì Toà án có thể khẳng định được tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin trong các văn bản đó. Do vậy, Toà án không phải mất nhiều thời gian để điều tra, xác minh mà vẫn có thể giải quyết đúng pháp luật vụ tranh chấp đó, đảm bảo giải quyết nhanh gọn, hiệu quả. Vì thế, có cơ chế để cán bộ Toà án có cơ sở ban hành quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đối với những tranh chấp được áp dụng thủ tục này.

Về thời hạn chuẩn bị xét xử: Đối với những tranh chấp HĐTD áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn chuẩn bị xét xử là không quá 15 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Về thời hạn mở phiên toà xét xử sơ thẩm: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà.

Khoản 1 điều 187 BLTTDS quy định : “Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến

79

về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của

các đương sự”. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy hầu hết các quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự do Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải ra quyết định. Vậy, cần phải sửa lại khoản 1 điều 187 BLTTDS 2004 theo hướng

“Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự” để có tính khả thi cao trong thực tế.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH từ hợp ĐỒNG tín DỤNG BẰNG CON ĐưỜNG tòa án ở VIỆT NAM (Trang 76 - 79)