Hàng đợi cân bằng trọng số tốc độ cao

Một phần của tài liệu Vần đề chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới và triển khai ứng dụng trên hạ tầng của công ty SPT (Trang 86 - 88)

DWFQ là một dạng đặc biệt của WFQ tốc độ cao chạy trên nền bộ xử lý giao diện đa năng (VIP - Versatile Interface Processor). Đối với DWFQ nó

lưu giữ số gói trong mỗi hàng đợi và tổng số các gói trong tất cả các hàng đợi. Khi tổng cộng các gói là nhỏ hơn giới hạn tổng cộng, thì các hàng đợi có thể

làm đệm tạm thời mà không quan tâm đến giới hạn hàng đợi riêng lẻ. Nhưng nếu như nó vượt qua giới hạn tổng cộng cơ chế giới hạn hàng đợi riêng lẻ sẽ được kích hoạt khi đó tất cả các gói mới đến mà vượt quá giới hạn hàng đợi sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên các gói đã được sắp xếp trong hàng đợi vẫn không bị

loại bỏ ngay cả khi hàng đợi đã vượt qua giới hạn cho phép.

Có 2 loại DWFQ:

ƒ Flow-based DWFQ

ƒ Class-based DWFQ

Với Flow-based DWFQ các gói được phân loại bằng luồng. Các gói có

cùng địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích, cổng nguồn TCP hoặc UDP, cổng đích TCP hoặc UDP, loại giao thức và trường ToS (Type of Service) được sắp xếp cùng một luồng (tất cả các gói non-IP được xử lý như luồng số 0) .

Mỗi 1 luồng tương ứng riêng rẽ một hàng đợi đầu ra. Khi các gói được gán tới một luồng nó sẽ được đặt vào hàng đợi tương ứng với luồng đó. Trong suốt quá trình tắc nghẽn, DWFQ phân phối băng thông như nhau cho mỗi hàng đợi đang được gửi.

Với Class-based DWFQ các gói được gán tới các hàng đợi khác nhau dựa

trên nhóm QoS của chúng hoặc giá trị ưu tiên IP trong trường ToS. Nhóm

QoS cho phép người sử dụng thực hiện theo chiến lược QoS của mình. Một nhóm QoS là một sự phân lớp nội bộ của các gói, được router dùng để xác

định cách thức xử lý các gói tin trên những đặc tính QoS xác định. Có thể sử

dụng CAR (Commited Access Rate) hoặc sự truyền bá chính sách QoS thông

qua BGP (Border Gateway Protocol) để gán các gói tin vào các nhóm QoS

khác nhau. Tuy nhiên nếu muốn phân loại các gói chỉ dựa trên 3 bits phân quyền IP thì có thể sử dụng DWFQ dựa trên trường ToS. Các lớp được định

rõ một trọng số. Trong suốt quá trình tắc nghẽn, mỗi nhóm được phân phối phần trăm băng thông tương ứng với trọng số của lớp đó. Ví dụ nếu 1 lớp

được gán trọng số là 50 thì trong suốt quá trình tắc nghẽn các gói tin từ lớp này được phân phối ít nhất 50 phần trăm băng thông khả dụng. Trong trường hợp các giao diện không có tắc nghẽn các hàng đợi có thể được gửi đi thông qua bất cứ phần băng thông khả dụng nào.

Một phần của tài liệu Vần đề chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới và triển khai ứng dụng trên hạ tầng của công ty SPT (Trang 86 - 88)