Mô hình Differentiated Service

Một phần của tài liệu Vần đề chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới và triển khai ứng dụng trên hạ tầng của công ty SPT (Trang 32 - 33)

Việc đưa ra mô hình IntServ có vẻ như giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến QoS trong mạng IP. Tuy nhiên trong thực tế mô hình này đã không

đảm bảo được QoS xuyên suốt (end to end). Đã có nhiều cố gắng nhằm thay

đổi điều này nhằm đạt một mức QoS cao hơn cho mạng IP, và một trong những cố gắng đó là sự ra đời của DiffServ (xem hình 2.3).

DiffServ sử dụng việc đánh dấu gói và xếp hàng theo loại để hỗ trợ dịch vụ ưu tiên qua mạng IP. Hiện tại IETF đã có một nhóm nghiên cứu DiffServ để đưa ra các khuyến cáo RFC về DiffServ.

Nguyên tắc cơ bản của DiffServ như sau:

ƒ Phân loại và đánh dấu các gói riêng biệt tại biên của mạng vào các lớp dịch vụ. Việc phân loại có thể dựa trên nhiều cách thức như sửa dạng lưu lượng, loại bỏ gói tin, và cuối cùng là đánh dấu trường DS (DiffServ) trong mào đầu gói tin để chỉ thị lớp dịch vụ cho gói tin.

ƒ Điều chỉnh lưu lượng này tại biên mạng. DS là mô hình có sự phân biệt dịch vụ trong mạng có nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm cả lưu lượng thời gian thực có thểđược đáp ứng mức dịch vụ của chúng trong khi vẫn có khả năng mở rộng các hoạt động trong mạng IP lớn. Khả

năng mở rộng có thểđạt được bằng:

• Ánh xạ nhiều ứng dụng vào trong các lớp dịch vụ này trên biên mạng. Chức năng ánh xạ này đựơc gọi là phân loại (classification) và điều hoà (conditioning) lưu lượng.

ƒ Cung cấp các xử lý cố định cho mỗi lớp dịch vụ tại mỗi hop (được gọi là Per-hop behavior - PHB) tương ứng với các yêu cầu QoS của nó). PHB bao gồm hàng đợi, phân lịch, và các cơ chế loại bỏ gói tin.

Hình 2.3 Sơ đồ khối kiến trúc DiffServ

Một phần của tài liệu Vần đề chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới và triển khai ứng dụng trên hạ tầng của công ty SPT (Trang 32 - 33)