Mô hình RSVP end-to-end

Một phần của tài liệu Vần đề chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới và triển khai ứng dụng trên hạ tầng của công ty SPT (Trang 43 - 45)

Nếu end-to-end được thiết kế trong mạng, tất cả thiết bị trong đường dẫn

đặt trước phải enable RSVP. Khi thiết bị nhận được bản tin RSVP, nó xác

định xem có đủ tài nguyên cho yêu cầu đặt trước ở mức nội tại. Một mạng từ đầu cuối đến đầu cuối cài đặt RSVP được mô tả như hình vẽ 2.6

Hình 2.6 Mô hình mạng đầu cuối đến đầu cuối với RSVP

Hai bản tin chính được dùng cho bản tin báo hiệu RSVP. Khi cần thiết một sự đặt trước, client gửi bản tin đường dẫn RSVP PATH trong mạng yêu cầu một băng thông xác định nào đó tới đích. Mục đích của bản tin PATH là

khám phát tất cả RSVP-enable trên các router. Khi phía thu end-node nhận

bản tin PATH, nó sẽ xác định lại sự đặt trước bằng cách reply với bản tin RSVP RESV. Bản tin RESV chuyển tiếp ngược về phía phát. Nếu bản tin

RESV đến phía phát thành công , mỗi hop trong kết nối end-to-end dành

trước tài nguyên và băng thông đặt trước được thiết lập end-to-end. Nếu nguồn tài nguyên không có khả năng đáp ứng thì sựđặt trước bị từ chối. Khi một phần của mạng không hỗ trợ RSVP, có nghĩa là khi bản tin RSVP không được xử lý bởi tất cả các hop ở giữa 2 ứng dụng endpoints, một vài cơ

chế khác có thể được áp dụng để cố gắng đạt được yêu cầu của ứng dụng

trong non-RSVP network được gọi là pass-through RSVP.

Hình 2.7 Mô hình mạng đầu cuối đến đầu cuối non-RSVP

Pass-through RSVP chỉ thực thi phân phát best-effort giữa 2 phần mạng RSVP-enable.

Một ứng dụng khác là áp dụng CoS để phân phát các gói trên phần mạng non-RSVP-enable. Trong trường hợp này, lưu lượng ứng dụng RSVP được

đánh dấu với các bộ đánh dấu lớp như IP Precedence hoặc bit DSCP ở trên thực thể non-RSVP.

Sự đánh dấu gói của IP Precedence và DSCP dựa vào byte ToS trong IP

header, nó sẽ nhận dạng các lớp lưu lượng trên mỗi hop. IP precedence và DSCP luôn được cấu hình ở phần biên của mạng, ở đó lưu lượng được đánh dấu và phân lớp.

RSVP được áp dụng cho các ứng dụng trong đó băng thông và trễ quan hệ đảm bảo với nhau là cần thiết. Các ứng dụng là VoIP, netmeeting, MPLS traffic Engineering,....

CHƯƠNG 3 PHÂN LOI, PHÂN MNH VÀ NÉN GÓI D LIU TRONG K THUT QoS

Phân loại gói là cơ sở để từ đó ta xây dụng các ứng dụng kỹ thuật QoS khác nhau. Tuy nhiên không phải lúc nào các gói dữ liệu đến cũng có kích thước phù hợp, vì vậy trước khi phân loại, các gói có kích thước lớn sẽđược phân mảnh thành các gói nhỏ hơn có kích thước phù hợp. Song song với việc phân loại và phân mảnh gói, cơ chế nén gói dữ liệu cũng được đề cập đến trong chương này. Có thể nói phân loại góp giúp chúng ta có thể áp dụng các kỹ thuật QoS, thì phân mảnh và nén dữ liệu rất hữu ích trong việc giảm trễ

chuyển tiếp và xử lý, trễ mạng cũng như các hiện tượng trượt phát sinh bởi trễ.

Một phần của tài liệu Vần đề chất lượng dịch vụ trong mạng thế hệ mới và triển khai ứng dụng trên hạ tầng của công ty SPT (Trang 43 - 45)