Các hoạt động khác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngâng hàng công thương Hoàng Mai (Trang 27 - 29)

Kế toán giao dịch

Cùng với việc ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán, song song với việc triển khai các điểm giao dịch, xây dựng phong cách giao dịch mới, làm tốt các dịch vụ thanh toán; công tác kế toán giao dịch đã thực sự góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh chung, bước đầu gây dựng được lòng tin của khách hàng khi quan hệ với ngân hàng. Lượng khách hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi đã bắt đầu gia tăng. Năm 2006 có 4.564 tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán, khối lượng thanh toán 258.75 món, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng 8046%. Nhưng bước sang năm 2007 và 2008 tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán không tăng thêm do tác động của lạm phát trong nước và sự bất ổn tình hình kinh tế thế giới.

Các món thanh toán, chuyển tiền đã thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình thanh toán điện tử trên hệ thống INCAS đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn tài sản.

Công tác quản lý kho quỹ

Năm 2006, khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng trong năm đạt 14.610 tỷ VNĐ, tăng 32,2% so với năm trước; ngoại tệ 390 triệu USD tăng 17,2%. Trong năm, 2006 đã trả lại cho khách hàng nộp tiền thừa 398 món với số tiền 559,45 triệu VNĐ, 12.200 USD và 3.000 EUR trong đó có món tiền thừa cao nhất là 100 triệu VNĐ.

Năm 2007 và 2008 chi nhánh tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý kho quỹ và được NHNN Hà Nội và NHCTVN nhận xét đánh giá là đơn vị chấp hành tốt các quy chế thu chi tiền mặt và bảo quản an toàn kho quỹ.

Công tác kiểm tra kiểm soát

Trong 3 năm qua Chi nhánh luôn có kế hoạch kiểm tra hàng tháng, hàng quý trên các mặt hoạt động nghiệp vụ, trong đó rất chú trọng việc triển khai các biện pháp kiểm tra về bảo vệ kho quỹ, an ninh mạng. Riêng trong thanh toán điện tử mã thẩm quyền của từng cán bộ theo phân cấp được yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt, do vậy các sai xót trong tác nghiệp đã được hạn chế, tài sản nhìn chung được bảo đảm an toàn. Các kiến nghị của các đoàn kiểm tra thuộc về tín dụng, tài trợ thương mại, kế toán tài chính…đều đã được chỉnh sửa và khắc phục kịp thời.

Bảng 2.5 Lợi nhuận của chi nhánh qua các năm

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro 129 134,726 210,267 Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro 89,165 42,588 156,086

¬

Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh

Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro của chi nhánh trong 3 năm đều tăng đặc biệt là năm 2008 tăng 56,07% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro năm 2007 tăng 4,43% so với năm 2006 nhưng lợi nhuận sau khi trích dự phòng rủi ro thì lại thấp hơn, điều này có thể lý giải bởi trong năm 2007 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước còn nhiều bất ổn do đó chi nhánh phải trích dự phòng đối với các khoản vay cao hơn. Sang năm 2008 tình hình có phần ổn định hơn lợi nhuận sau khi trích dự phòng rủi ro tăng mạnh chứng tỏ chi nhánh đang phát triển đúng hướng.

Với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh lợi nhuận các năm luôn vượt kế hoạch, thu nhập cho cán bộ công nhân viên được ổn định tạo nền tảng cho sự phát triển sau này.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngâng hàng công thương Hoàng Mai (Trang 27 - 29)