Tình hình dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngâng hàng công thương Hoàng Mai (Trang 31 - 35)

Trong 3 năm gần đây, Chi nhánh đã chú trọng quan tâm hơn tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng dần trong tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh. Tính đến tháng 12 năm 2008 tổng dư nợ toàn phòng khách hàng doanh nghiệp là 429 tỷ.

- Dư nợ tín dụng chia theo thời hạn

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chia theo thời hạn

(đơn vị tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008

số tiền số tiền 07/06 số tiền 08/07 Dư nợ ngắn hạn 232,48 317,86 +36,7% 280,3 -11,8%

tỷ trọng(%) 85 89 80

Dư nợ trung dài hạn 40,92 26,96 -1,2% 71,98 +78% tỷ trọng(%) 15 11 20

Tổng dư nợ 273,4 344,82 31% 352,28 -2% (Nguốn báo cáo tín dụng của phòng khách hàng doanh nghiệp) Xét về cơ cấu dư nợ theo thời hạn thì tỷ lệ dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với dư nợ trung hạn và dài hạn. Tuy vậy, dư nợ đối với các khoản vay trung dài hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với dư nợ ngắn hạn, năm 2006 là 15%, năm 2007 là 11%, năm 2008 là 20%.

Dư nợ ngắn hạn càng ngày càng chiếm tỉ trọng nhỏ hơn trong tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn thì tăng lên. Điều này phản ánh đặc điểm chung của sản xuất nhỏ là chuyển vốn ngắn, vòng quay nhanh nên các doanh nghiệp cần vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động còn thiếu hụt trong quá trình sản xuất, đảm bảo sự luân chuyển vốn cho hoạt động kinh doanh được ổn định.

Trong thời gian qua, mặc dù nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng còn hạn hẹp song ngân hàng công thương Hoàng Mai vẫn luôn cố gắng mở rộng đầu tư trung dài hạn nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mua sắm máy móc, trang thiết bị công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng hoạt động kinh

doanh. Tuy nhiên tỉ lệ này còn khá nhỏ bé so với tổng dư nợ. Vì vậy ngân hàng cần mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay trung và dài hạn. Chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện phát triển theo chiều sâu, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo

Trong 3 năm gần đây, cơ cấu dư nợ của Chi nhánh có nhiều thay đổi. Đặc biệt, năm 2006 là năm bắt đầu thực hiện các QĐ 070; 071; 072/ QĐ- HĐQT ngày 03/4/2006 của HĐQT- NHCTVN ban hành với định hướng là tăng cường chất lượng tín dụng bằng cách nâng cao các tiêu chuẩn tín dụng sàng lọc khách hàng. Tiêu chuẩn này nhằm thắt chặt hơn những quy định về cho vay nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng có thể xảy ra gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng. Do đó, cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo của chi nhánh cũng như đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự thay đổi đáng kể.

Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo

(đơn vị tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Dư nợ không có TSBĐ 56 65,9 51,2 Tỷ trọng (%) 20,5 19,1 14.5 Tổng dư nợ 273,4 344,82 352,28

(Nguồn báo cáo tín dụng của phòng khách hàng doanh nghiệp) Qua số liệu ở bảng trên, ta có thể thấy tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm ngày càng giảm đi do ngân hàng nâng cao điều kiện cho vay. Ngân hàng chú trọng cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt ưu tiên đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm có tính thanh khoản cao nhằm đảm bảo khả năng thu nợ.

2.2.3. Tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể gặp phải. Tuy vậy, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nợ quá hạn là một hiện tượng tất yếu, không thể tránh khỏi, chỉ có thể hạn chế được chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn. Điều quan trọng nhất là phải cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất. Dưới đây là tình hình nợ quá hạn ở chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai

Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2006-2008

(đơn vị tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Chi nhánh DNVVN Chi nhánh DNVVN Chi nhánh DNVVN Tổng dư nợ 1573,68 273,4 1761,32 344,82 2133,13 352,28 Nợ quá hạn 13,06 7,86 2,974 1,086 2,13 7,3 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,83% 2,87% 0,168% 0,315% 0,1% 2,07%

(Nguồn báo cáo tín dụng của phòng khách hàng doanh nghiệp) Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh là rất thấp. Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng đều qua các năm đồng thời nợ quá hạn giảm đều qua các năm cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt hiệu quả cao và tăng trưởng ổn định, ít có rủi ro. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ lại cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung của chi nhánh. Nguyên nhân có thể là do tình hình sản xuất và tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp dẫn đến lợi nhuận không cao, không có tiền để thanh toán nợ cho ngân hàng.

Dựa trên bảng số liệu báo cáo về tình hình nợ quá hạn có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh nói chung và đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng ngày càng giảm đi đáng kể. Đặc biệt là vào năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh chỉ còn 0,168%, tỷ lệ nợ quá hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ còn 0,3%. Kết quả này có được là do bắt đầu từ cuối năm 2006 ban lãnh đạo của chi nhánh đã đề ra những giải pháp tích cực, cụ thể như triển khai thực hiện 7 giải pháp “về nâng cao chất lượng tín dụng” trong đó đánh giá thực trạng về dư nợ và chất lượng tín dụng của từng đơn vị vay vốn, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, đồng thời đẩy mạnh thu nợ xấu, thu hồi nợ đã xử lý.

 Nguyên nhân của nợ quá hạn

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đầu tư, cho vay vốn nhưng chậm hoặc không thu được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mất vốn là điều không thể

tránh khỏi. Nợ quá hạn phát sinh do nhiều nguyên nhân, có thể nguyên nhân là từ phía ngân hàng nhưng chủ yếu phát sinh từ phía khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Sở dĩ khách hàng không trả được vốn và lãi vay đúng hạn theo có thể do sản xuất, kinh doanh chưa hiệu quả, hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm, hoặc tiêu thụ rồi những tiền chưa thu được. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp khách hàng thua lỗ nên chây ì, không chịu trả nợ cho ngân hàng. Một số nguyên nhân khác từ phía khách hàng dẫn đến nợ quá hạn như phá sản, sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo …

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Ngoài nguyên nhân là do khách hàng, nợ quá hạn phát sinh một phần cũng do khâu quản lý tín dụng của ngân hàng còn hạn chế:

+ Trong quá trình thẩm định đầu tư cho vay vốn, một số ít cán bộ ngân hàng (cán bộ tín dụng) thực hiện nhưng chưa đúng các quy định của ngành đề ra. Đó có thể là do trình độ, năng lực chuyên môn hạn chế; do chưa có cơ chế ràng buộc; hoặc đạo đức nghề nghiệp không cao...

+ Cán bộ ngân hàng chạy theo thành tích ảo (dư nợ) để được hưởng hệ số lương cao hơn những người khác

+ Khi đã xảy ra nợ quá hạn, nợ tồn đọng, ngân hàng thiếu cương quyết đôn đốc thu hồi.

Do vậy, để bảo đảm an toàn vốn vay, đảm bảo khả năng thu hồi nợ và lãi đúng thời hạn, ngân hàng công thương Hoàng Mai cần phải thực hiện một số biện pháp nhằm giúp doanh nghiệp khắc phục những yếu kém, sớm loại trừ những khả năng phát sinh nợ quá hạn từ phía khách hàng và từ phía khác trong đó có bản thân ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngâng hàng công thương Hoàng Mai (Trang 31 - 35)