Chính sách tín dụng vừa phải phù hợp với đường lối phát triển của Nhà nước đồng thời đảm đảm bảo kết hợp hài hòa quyền lợi của người gửi, người đi vay và chính bản thân Ngân hàng. Muốn vậy, phải xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở khoa học, phải đảm bảo khả năng sinh lời của các hoạt động tín dụng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính công bằng. Chính sách tín dụng cần được tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo vừa huy động được tiền gửi vào Ngân hàng ( đặc biệt là vốn ngắn hạn, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn ) vừa đảm bảo NHTM kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn khuyến khích được các DN tiếp cận được nguồn vốn của các Ngân hàng . Cụ thể như sau:
Chính sách lãi suất phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ : Để khuyến khích khách hàng vay vốn, ngân hàng nên đưa ra mức lãi suất linh hoạt theo lượng vốn vay của khách hàng, những khoản vay với khối lượng lớn nên áp dụng mức lãi suất thấp hơn. Ngân hàng nên mở rộng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh thông qua việc đưa ra một mức lãi suất “mềm” hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có thể vay vốn của ngân hàng và sử dụng vốn để kinh doanh có lãi.
Tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hạn chế đầu tư quá nhiều vào các doanh nghiệp lớn bộ mày cồng kềnh trì trệ.
Duy trì tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn tỷ trọng cho vay trung dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời vẫn đẩy mạnh tăng trưởng cho vay trung dài hạn để mở rộng quy mô tín dụng.
Cần có những quy định cụ thể về thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. Ngân hàng cần có sự thẩm định kĩ càng đối với tài sản thế chấp cả về giá trị thị trường và tính pháp lí để tránh tình trạng các doanh nghiệp dùng một loại tài sản đi thế chấp và vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau hoặc tài sản có giá trị thấp hơn so với giá trị trên giấy tờ. Tuy nhiên các thủ tục phải nhanh chóng tránh sự phiền hà. Hiện nay các doanh nghiệp đang phàn nàn rất nhiều về thủ tục công chứng quá phức tạp tốn thời gian. Do đó ngân hàng cần có sự kết hợp với phòng công chứng để giảm bới một số thủ tục, thời gian và chi phí giao dịch.
Chính sách tín dụng của ngân hàng sau khi đã thống nhất cần phổ biến trong toàn đội ngũ cán bộ tín dụng. Có như vậy, việc thực hiện mới đem lại hiệu quả.
Chính sách tín dụng muốn hiệu quả cần chi tiết và cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng vì mỗi đối tượng lại cần có những hình thức áp dụng khác nhau:
Với những khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố tình dây dưa không chịu trả, Chi nhánh cần có những biện pháp kiên quyết, kịp thời để thu nợ, tránh cho ngân hàng những tổn thất.
Với những khách hàng gặp khó khăn tạm thời trong sản xuất ( tiền chưa kịp thu hồi sau bán hàng) Chi nhánh cần có những ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho họ có khả năng trả nợ.
Với những doanh nghiệp truyền thống và chiến lược cần có những ưu đãi về lãi suất để khuyến khích họ vay vốn của Chi nhánh