Xây dựng chiến lược Marketting

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngâng hàng công thương Hoàng Mai (Trang 52 - 53)

Việc tăng cường hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cũng chính là việc tăng doanh số cho vay, tăng dư nợ của ngân hàng. Chính vì vậy ngân hàng cần phải có chiến lược lôi kéo khách hàng về phía mình. Nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của hoạt động Marketing càng được khẳng định. Trong điều kiện thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt không những đó là các ngân hàng trong nước mà còn với cả các ngân hàng nước ngoài. Trước tình hình đó để tháo gỡ khó khăn này chi nhánh cần quan tâm đến hoạt động Marketing mà trọng tâm vào chính sách khách hàng nhằm giới thiệu quảng cáo các dịch vụ, các cơ chế, điều kiện cũng như những quy định về nghiệp vụ tín dụng để khách hàng hiểu và thông cảm trong quan hệ tín dụng, thấy được quyền lợi cũng như trách nhiệm của họ đối với chi nhánh.

Để làm được điều này chi nhánh cần tăng cường công tác Marketing như xây dựng phòng Marketing riêng, mỗi một nhân viên ngân hàng đều phải coi mình như một nhân viên Marketing, thu hút khách hàng bằng thái độ lịch sự, ân cần, nhiệt tình, chu đáo. Một đội ngũ nhân viên xinh xắn, luôn niềm nở, hoà nhã, nhiệt tình sẽ làm cho khách hàng không cảm thấy xa lạ, khách sáo khi quan hệ với ngân hàng. Ngoài ra chi nhánh cần phải đào tạo một đội ngũ chuyên làm công tác Marketing, chủ động tìm kiếm khách hàng tìm hiểu thị trường, để đưa ra chiến lược Marketing phù hợp, nhằm thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng.

Để thực hiện tốt điều này ngân hàng cần quan tâm đến vấn đề sau:

- Có sự linh hoạt đối với từng loại hình doanh nghiệp về lãi suất, điều kiện vay vốn, phương thức cho vay,... nhằm thoả mãn tốt nhất từng loại hình doanh nghiệp cụ thể.

- Vì đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu nên chi nhánh cần có sự ưu tiên hơn đối với đối tượng này bằng các có những ưu đãi đặc biệt hoặc thành lập một quỹ cho vay riêng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tạo tính chuyên nghiệp khi cho vay đối tượng này.

- Mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách thành lập thêm phòng giao dịch để tiếp xúc với đa dạng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh.

- Tạo sự khác biệt về loại sản phẩm này bằng cách có thể cung cấp tín dụng tại nhà để giảm bớt thời gian giao dịch đi lại của khách hàng, tăng cường bổ sung các dịch vụ đi kèm như dịch vụ tư vấn khách hàng, đơn giản hoá các thủ tục vay vốn.

- Chi nhánh có thể tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng để tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh cũng như trong việc tiếp cận vốn tín dụng.

- Kết hợp với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ như Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ... nhằm tạo thêm nhiều cơ hội mở rộng khách hàng cũng như tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận được vốn tín dụng của chi nhánh. Phối hợp với các tổ chức này kiểm soát, kiểm tra tình hình, năng lực của các doanh nghiệp nhằm thu thập thêm thông tin cũng như tìm hiểu nhu cầu của đối tượng khách hàng này nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu đó.

- Có những chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm ưu việt của mình với các doanh nghiệp. Có thể đăng trên báo diễn đàn doanh nghiệp, Thời báo kinh tế, Kinh tế Việt Nam...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngâng hàng công thương Hoàng Mai (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)