3.3.2 .Phát triển nền giáo dục Đại học & Trung học Chuyên nghiệp mang tính nhân dân
3.3.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo về số lƣợng và chất
về số lƣợng và chất lƣợng tốt.
Hệ thống giáo dục ĐH &THCN vận hành như thế nào, chất lượng đào tạo cán bộ chuyên môn như thế nào, phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục, vào đội ngũ cán bộ giảng dạy. Hồ Chí Minh đã đúc kết "cán bộ là gốc của mọi việc"[16, tr 269]; hay “không có thầy giáo thì không có giáo dục,”[17, tr 184]
học trò tốt hay xấu là do thầy cô giáo tốt hay xấu.
Trước yêu cầu của việc chuyển hướng giáo dục, Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên, và trong thực tế đã xây dựng được đội ngũ làm công tác giáo dục (bao gồm những người làm thầy và những nhà quản lý giáo dục) đông đảo về số lượng và chất lượng ngày càng cao, đóng góp phần quyết định đến thành công của Ngành . Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn đã khó, thì việc xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục đảm bảo về chất lượng lại càng khó hơn. Đảng và Bác đã để lại nhiều bài học quí về việc xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Trước hết là phải chân thành trọng dụng, tin tưởng và sẵn sàng giao trọng trách cho trí thức- nhân tài, không phân biệt thành phần xuất thân. Việc trọng dụng trí thức- nhân tài đào tạo chủ yếu dưới thời thuộc Pháp thể hiện niềm tin mãnh liệt vào con người của Đảng và Bác- một niềm tin được dựa trên cơ sở khoa học vững chắc. Người hiểu được truyền thống yêu nước, trọng đạo lý, lẽ phải của con người Việt Nam, đó là :đã là người Việt Nam con lạc cháu rồng, ít nhiều ai chẳng có lòng yêu nước. Hơn nữa trí thức- nhân tài Việt Nam cũng chịu nỗi nhục của chính sách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân nên dễ dàng nhận ra đâu là chân lý, chính nghĩa để đi theo.
Biên độ tập hợp rộng lớn không phân biệt thành phần xuất thân miễn là có tài năng, hết lòng phục vụ sự nghiệp giáo dục là được tin dùng, trọng dụng. Đây là điểm nổi bật của Đảng và Bác trọng việc xây dựng đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục ĐH &THCN.
Thực tiễn cho thấy rằng, thực hiện đại đoàn kết, tập hợp với biên độ rộng lớn phải gắn liền với việc nâng cao giác ngộ chính trị, ý thức cách mạng. Biện
pháp để tăng cường giác ngộ chính trị là" trí thức hoá công nông", "công nông hoá trí thức". Cùng với việc trên là đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng, phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡng những sinh viên đã kinh qua sản xuất, chiến đấu, xuất thân từ thành phần lao động để sau này trở thành giảng viên hoặc làm công tác quản lý giáo dục.
Thực tế cho thấy phải quan tâm đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của đội ngũ làm công tác giáo dục. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, từ năm 1969 ngành ĐH & THCN liên tục mở các hội nghị bàn về công tác đời sống trong trường học. Nhờ đó, đời sống của cán bộ, học sinh, sinh viên từng bước được cải thiện. Trong điều kiện đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, đời sống của các tầng lớp nhân dân chưa dồi dào, sức người, sức của đang tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thì sự chăm lo của Đảng và Nhà nước như vậy đã động viên, khuyên khích những người làm công tác giáo dục gắn bó với nghề nghiệp, phát triển tài năng.
Đảng và Bác coi nghề giáo là nghề cao quí nhất, được cả xã hội tôn vinh, người thầy giáo chân chính là "anh hùng vô danh". Dù công việc bận đến đâu, Hồ Chí Minh luôn thăm hỏi ân cần, động viên ngành giáo dục theo tinh thần"dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt", đặc biệt sự nghiệp giáo dục ĐH &THCN mà chúng ta xây dựng là của dân, do dân, một nền giáo dục XHCN là chân lý của thời đại, món ăn tinh thần vô giá, nên đã động viên, khuyên khích những người lao động trí óc tìm tòi sáng tạo, khám phá ra những điều mới lạ, làm giàu thêm tri thức của nhân loại, phục vụ cuộc sống, xây dựng nền giáo dục vững mạnh.
Thực tiễn cho thấy, việc đào tạo, bồi dưỡng là một trong những việc làm gốc của việc xây dựng cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý giáo dục. Bài học kinh nghiệm ở đây là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục phải tốt công tác dự báo, nhận định đúng xu hướng phát triển của các ngành, trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo để đảm bảo cơ cấu hợp lý cán bộ giảng dạy các môn học và tỷ lệ thích hợp với sinh viên. Đào tạo cán bộ phải đảm bảo sự kế thừa, nối tiếp giữa thế hệ trước và thế hệ sau, tránh sự khủng hoảng, đứt đoạn giữa các thế hệ. Việc tuyển dụng cán bộ giáo dục từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng phải đảm bảo về đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp, bằng cấp và sức khoẻ.
Thực tế cho thấy ngoài chính sách đào tạo, bồi dưỡng của Nhà nước thì mỗi cán bộ giảng dạy và người làm công tác giáo dục phải tự đào tạo lấy. Đây là con đường tốt nhất để cho những người làm công tác giáo dục nhanh tiến bộ, khỏi bị lạc hậu. Người làm thầy đồng thời cũng là người trò. Thế giới vận động biến đổi không ngừng, thì người thầy càng phải nỗ lực vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học để theo kịp sự phát triển của thời đại.
Bài học để lại cho chúng ta là bố trí, sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc theo đặc thù của ngành.
Gáo dục- Đào tạo là môi trường hoạt động của trí thức, người làm công tác quản lý thông thường cũng là cán bộ giảng dạy. Họ vừa làm công tác quản lý, vừa làm công tác giảng dạy. Thực tế cho thấy, không thiếu gì người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, giảng dạy, nghiên cứu khoa học có uy tín với đồng nghiệp, nhưng khả năng quản lý lại yếu. Khi được giao trách nhiệm quản lý sẽ dẫn đến tình trạng chuyên môn nghiệp vụ không phát huy được mà bị mai một đi, và công việc quản lý lại lúng túng, hiệu quả kém. Do tính đặc thù của Ngành, người làm công tác quản lý trong ngành ĐH &THCN phải là người có
năng lực quản lý, có tâm huyết với nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, và phải có học hàm, học vị.
Thực tiễn chứng minh rằng xây dựng đội ngũ quản lý giáo dục thì người đứng đầu(cấp trưởng) có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự hoạt động tốt hay xấu đối với mỗi bộ phận. Phạm Văn Đồng từng nói"Hiệu trưởng là người có trách nhiệm chủ yếu, quyết định trong trường làm cho nó tốt hay xấu."[9, tr 7]
Hoàn cảnh chiến tranh đòi hỏi cơ quan lãnh đạo trường, từng bộ phận có năng lực chủ động, sáng tạo, căn cứ vào phương hướng chung của Đảng về giáo dục - đào tạo để giải quyết các vấn đề của cơ quan mình, đơn vị mình. Trách nhiệm chủ động sáng tạo đặt lên vai người bộ trưởng, hiệu trưởng, trưởng các bộ phận phòng ban, bí thư các cấp.
Những năm chuyển hướng đào tạo cán bộ chuyên môn cho thấy việc lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, xây dựng những người đứng đầu cấp bộ trưởng, hiệu trưởng, trưởng khoa..,là vấn đề hết sức quan trọng có quan hệ đến việc mạnh hay yếu của đơn vị đó. Bởi vì người đứng đầu có trách nhiệm chính trong việc đề xuất chủ trương, chính sách, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính trong việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đường lối. Người đứng đầu tốt còn tạo nên sự kết dính, đoàn kết để phát huy sức mạnh của tập thể.
Cán bộ chủ chốt tốt sẽ sử dụng người giúp việc tốt, nhân ra nhiều cán bộ cấp dưới tốt. Cán bộ cốt cán giỏi sẽ sử dụng người có năng lực, tạo ra sự đoàn kết một tập thể rộng lớn. Ngược lại, cán bộ cốt cán năng lực hạn chế, phẩm chất đạo đức kém, thường sử dụng người cấp dưới bất tài, triệt tiêu người tài, hay ghen ghét đố kỵ, gây nên sự mất đoàn kết nội bộ, làm suy yếu sức mạnh của tập thể. Nhận thức đúng tầm quan trọng của cấp trưởng, Hội nghị tháng 10. 1970 của ngành ĐH & THCN đặc biệt nhấn mạnh đến việc tăng cường chế độ
phụ trách và vai trò của người hiệu trưởng và Nghị quyết 225/NQ- TƯ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đào tạo, sử dụng, bố trí cán bộ hợp lý để tạo ra sức mạnh tập thể. Trong thực tế, Đảng ta đã thành công trong việc bố trí cấp trưởng, lựa chọn đúng người có năng lực, uy tín để giao trọng trách, đóng góp phần tạo nên thành tích xuất sắc của các trường.
Chúng ta đang sống trong giai đoạn khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu. Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy luôn được đổi mới, đã đặt ra việc xây dựng đội ngũ giảng viên và quản lý giáo dục ngang tầm với nhiệm vụ mới. Xây dựng và chuẩn hoá đội ngũ quản lý giáo dục bằng cách đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, kỹ năng quản lý, phẩm chất đạo đức; sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất với từng người; đẩy mạnh việc phát triển lý luận giáo dục Việt Nam định hướng XHCN, hiện đại hoá phương tiện, trang thiết bị làm việc để nâng cao hiệu quả công việc.