MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp ở miền bắc 1965 1975 (Trang 101 - 103)

3.3.1. Giáo dục ĐH & THCN phải phục vụ đƣờng lối và nhiệm vụ cách mạng. cách mạng.

Năm 1965, BCHTƯ Đảng quyết định chuyển hướng toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, tiếp tục sự nghiệp xây dựng CNXH trong điều kiện chiến tranh, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, miền Bắc phát huy vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam. Giáo dục ĐH & THCN kịp thời chuyển hướng phục vụ yêu cầu trên. Giáo dục ĐH &THCN phải vừa đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, vừa chú trọng đào tạo cán bộ văn hoá giáo dục; phải đào tạo cán bộ mới và bồi dưỡng cán bộ cũ để đáp ứng nhu cầu bức thiết trước mắt và đảm bảo nhu cầu xây dựng đất nước sau này.

Phục vụ đường lối chính trị, giáo dục ĐH & THCN thực hiện đào tạo con người toàn diện, thống nhất hai mặt đức và tài, trong đó yếu tố đạo đức được đặc biệt đề cao. Quan điểm của Đảng và Bác Hồ "hồng" và "chuyên"( tức đức và tài) là thống nhất hữu cơ không tách rời nhau. Càng "hồng" bao nhiêu càng

tốt, càng "chuyên" bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Có "hồng" thì "chuyên" mới phát triển đúng hướng, có "chuyên" thì "hồng" mới có tác dụng. Nhưng tùy theo hoàn cảnh cụ thể và nhiệm vụ chính trị đặt ra mà "hồng" hay "chuyên" được đề cao hơn.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang ở giai đoạn gay go ác liệt học sinh, sinh viên và cán bộ công nhân viên phải có lập trường chính trị vững vàng, kiên định mới vượt qua được thử thách, tạo cơ sở tốt để giải quyết vấn đề chuyên môn. Mặt khác, thực tế lúc đó chưa cho phép chúng ta đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn(các trường phải sơ tán nhiều lần, cơ sở vật chất trang thiết bị nghèo nàn, lực lượng giáo viên đã mỏng lại phải dàn trải trên địa bàn rộng). Việc đề cao yếu tố "hồng", Đảng ta đã đào tạo ra một thế hệ thanh niên yêu nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, vươn lên trong mọi hoàn cảnh, đem tri thức khoa học phục vụ cuộc sống.

Thực tiễn cho thấy để đào tạo con người toàn diện thì trong bất kỳ hoàn cảnh nào ngành giáo dục cũng phải thực hiện phương châm giáo dục của Đảng, kết hợp giáo dục chính trị tư tưởng với giáo dục chuyên môn nghiệp vụ, kết hợp học với hành, kết hợp thầy với trò, kết hợp gíao dục nhà trường với giáo dục xã hội.

Giai đoạn này, ngành ĐH & THCN đã đẩy mạnh qui mô phát triển tốc độ nhanh, đi trước một bước. Chúng ta thực hiện phát triển qui mô đến mức độ nhất định mới thực hiện nâng cao chất lượng, nghĩa là phát triển diện trước sau đó mới tính đến điểm. Thực tiễn đã chứng minh chủ trương trên là đúng. Ngành ĐH & THCN đã giải quyết được tình trạng thiếu cán bộ trầm trọng, cung cấp nguồn nhân lực, con người cần thiết cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng,

sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan không tốt nên đẩy qui mô phát triển quá nhanh, vượt điều kiện cho phép làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa để xây dựng CNXH trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi và thách thức. Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII nêu rõ nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là, xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ.

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp ở miền bắc 1965 1975 (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)