Những tồn tại

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp ở miền bắc 1965 1975 (Trang 99 - 101)

3.2. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CƠ BẢN

3.2.2. Những tồn tại

Bên cạnh những thành tựu trên, mười năm chuyển hướng công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chuyên môn cũng bộc lộ những vấn đề tồn tại khá gay gắt.

Chúng ta chưa có kế hoạch dài hạn về đào tạo cán bộ chuyên môn, đào tạo chưa bám sát với thực tiễn kinh tế đất nước, tuyển sinh lên xuống thất thường, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa cân đối.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục ĐH &THCN nói riêng"phát triển nhanh về số lượng, nhưng còn yếu về chất lượng toàn diện"[19, tr 130 -131]

, còn nhiều tồn tại về mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo và những điều kiện đào tạo, cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức quản lý.

Nhiều trường ĐH & THCN chưa gắn chặt với cơ sở sản xuất và cơ sở nghiên cứu khoa học; chất lượng đào tạo còn nhiều nhược điểm: học sinh tốt nghiệp chưa hiểu thực tế Việt Nam, nhiều người chưa thật yêu ngành nghề của mình, chưa đủ nhiệt tình cách mạng để khắc phục khó khăn gian khổ đi sâu vào khoa học, kỹ thuật và thực tế sản xuất và quản lý; thói quen và hứng thú tự học, tự rèn luyện thường xuyên về chính trị, tư tưởng và chuyên môn còn yếu.

Việc thực hiện nguyên lý, phương châm giáo dục của Đảng nhìn chung còn mang tính chắp vá chưa ổn định. Báo cáo của Bộ ĐH & THCN tháng 4. 1977 sơ kết về tình hình Chỉ thị 222/TTG nhận định: sự cố gắng thực hiện "kết hợp" học tập nghiên cứu khoa học.., chưa thật đều, rộng khắp trong toàn trường, phong trào chưa phát triển một cách vững chắc, trong nhiều trường còn có tình trạng lúc lên, lúc xuống, lúc mạnh lúc yếu. Tác dụng của việc thực hiện “kết hợp” về mặt giáo dục chính trị tư tưởng có rõ rệt hơn so với kết quả giáo dục về mặt chuyên môn, chất lượng giáo dục chuyên môn ở nhiều nơi còn nhiều hạn chế. Sự phát triển về số lượng sinh viên tăng với tốc độ nhanh làm mất cân đối giữa qui mô và chất lượng. Nhiều điều kiện để thực hiện nâng cao chất lượng như(cơ sơ vật chất, trường lớp trường sở, phòng thí nghiệm, sách giaó khoa..) không theo kịp, mặc dù trong toàn Ngành và các trường đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến mục tiêu, phương pháp đào tạo nhưng cũng không cải thiện được sự mất cân đối trên. Năm học 1974-1975 về trường sở toàn Ngành còn thiếu1/2 triệu m2

nhà cửa, trong tổng diện tích thì 50% là tranh tre, 30% nửa kiên cố và 20% kiên cố. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường quá nghèo nàn, thiết bị và phòng thí nghiệm không đủ cho nhu cầu đào tạo.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy chất lượng còn yếu: lực lượng nòng cốt mỗi trường chỉ chiếm khoảng 10% lại phân phối không đều, sử dụng phân tán; số giáo viên dưới 5 năm công tác còn chiếm khoảng 70%; lực lượng giáo viên chính trị, ngoại ngữ, thể dục, quân sự, đặc biệt là giáo viên chính trị còn quá yếu.

Về tổ chức quản lý nhà trường: tình hình chung là nhiều chỗ chưa phù hợp với yêu cầu về vận dụng đường lối, phương châm giáo dục của Đảng, cách quản lý nhà trường còn mang nặng tính hành chính quan liêu. Đội ngũ quản lý nhà trường vừa thiếu, vừa yếu, lại ít được bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn.

Nguyên nhân của những hạn chế trên, Nghị quyết 14-NQ/TƯ nêu rõ. Trong thời gian qua, sự nghiệp giáo dục còn gặp một số trở ngại khách quan. Nền kinh tế sản xuất nhỏ, chiến tranh ác liệt kéo dài đã hạn chế khả năng phát triển giáo dục, nhất là về mặt chất lượng. Trong xã hội còn có những nhận thức chưa đúng về vị trí, mục tiêu nội dụng, tổ chức, phương pháp của công tác giáo dục; song về mặt chủ quan cũng có những thiếu sót và nhược điểm trong cơ cấu của hệ thống giáo dục, trong nội dung và phương pháp giáo dục cũng như trong công tác quản lý[19, tr 133]

.

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp ở miền bắc 1965 1975 (Trang 99 - 101)