Nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, mở rộng quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp ở miền bắc 1965 1975 (Trang 110 - 118)

3.3.2 .Phát triển nền giáo dục Đại học & Trung học Chuyên nghiệp mang tính nhân dân

3.3.4. Nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, mở rộng quan hệ quốc tế

Tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính đã phát huy được tiềm năng, trí tuệ, sức mạnh thầy trò các trường, tận dụng có hiệu quả sự giúp đỡ bên ngoài đưa nền giáo dục ĐH & THCN phát triển.

Ngay từ những ngày đầu thực hiện chuyển hướng giáo dục, Đảng và Chính phủ đã chú trọng đến việc giáo dục tinh thần tự lực cánh sinh, ý thức tự lực, tự cường trong toàn thể cán bộ công nhân viên, học sinh toàn Ngành.Tinh thần tự lực cánh sinh đã giúp tập thể các trường tích cực chủ động trong việc xây dựng trường sở, sáng chế ra đồ dùng thiết bị học tập, gỉang dạy, thí

nghiệm, sáng tạo ra nhiều hình thức học tập, thực hành độc đáo, khai thác, tận dụng mọi địa hình, địa vật để phục vụ việc học tập, thực hành.

Tinh thần tự lực cánh sinh của ngành giáo dục ĐH &THCN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã góp phần chia sẻ gánh nặng cho Nhà nước, cho nhân dân, phần nào khắc phục được tình trạng khó khăn về trường sở, trang thiết bị, đồ dùng học tập, nâng cao chất lượng đào tạo. Đánh giá về tinh thần tự lực cánh sinh của Ngành, Phạm Văn Đồng nhận xét "Cái quí là thầy trò đã dám nghĩ, dám tự mình giải quyết được những vấn đề cho mình. Phải có quan điểm tự lực cánh sinh một cách vững vàng, sâu sắc và triệt để dựa vào dân, phát huy khả năng của thầy trò để cần kiệm xây dựng nhà trường XHCN"[9, tr 131]

Bài học về tinh thần tự lực cánh sinh được rút ra trong thực tế phát triển giáo dục giai đoạn 1965-1975 vẫn còn giá trị đến ngày nay. Trước tình hình mới, ngành giáo dục- đào tạo phải thực hiện vai trò chủ động cải tiến quản lý, có các biện pháp cần thiết, tổ chức dạy tốt, học tốt, cải tiến công tác tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, chống tiêu cực, góp phần thực hiện công bằng trong giáo dục.

Cùng với việc nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, Đảng ta đã thực hiện hợp tác quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong phe XHCN.

Ngay khi kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp, chúng ta đẩy mạnh quan hệ trên lĩnh vực giáo dục. Bạn giúp ta đào tạo cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực mà ta chưa có điều kiện đào tạo, giúp đỡ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng học tập; đào tạo đội ngũ giáo viên, phương pháp và kinh nghiệm tổ chức và quản lý giáo dục. Từ năm 1970, Bộ ĐH &THCN nước ta hàng năm đều cử đoàn đại biểu đi dự hội nghị bộ trưởng đại học các nước

XHCN, nhằm nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chuyên môn, qua đây chúng ta học được nhiều kinh nghiệm quí báu trong việc xây dựng nền giáo dục ĐH &THCN XHCN.

Việc mở rộng quan hệ đối ngoại còn được thể hiện quan hệ ở cấp trường và ở quan hệ cá nhân giữa các giáo sư, giảng viên nước ta với các trường và giáo sư các nước trên thế giới. Giáo sư nhiều trường đại học ở Liên Xô, Trung Quốc, Anbani, CHDC Đức, Balan, Hungary, Hà lan, Tây Đức, Italia đã gửi những tài liệu quí tặng các trường ĐH &THCN của chúng ta. Thông qua việc mở rộng quan hệ đối ngoại, chúng ta đã tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn, chí tình nhiều mặt của các nước anh em, bạn bè thế giới có nền giáo dục tiên tiến. Họ đã giúp chúng ta khắc phục được sự thiếu thốn, khó khăn về cơ sở vật chất, yếu kém về trình độ tổ chức quản lý, đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên để theo kịp sự đòi hỏi của sự phát triển giáo dục. Đó là những nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ĐH &THCN XHCN phát triển. Với truyền thống của một dân tộc sống thuỷ chung, trọng nghĩa, trọng tình, ngành giáo dục và thế hệ mai sau luôn biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ chí tình này.

Ngày nay, đất nước đang trên con đường đổi mới, toàn cầu và hội nhập là xu thế khách quan, thì việc mở rộng quan hệ hợp tác trên lĩnh vực giáo dục-đào tạo trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta đẩy mạnh việc mở rộng các quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu giữa các trường nước ta với các trường đại học, cơ quan nghiên cứu có uy tín và chất lượng cao trên thế giới, để trao đổi những kinh nghiệm tốt phù hợp với điều kiện Việt Nam và tăng thêm nguồn lực phát triển giáo dục[23].

KẾT LUẬN

Giáo dục ĐH &THCN Việt Nam giai đoạn 1965-1975, hoạt động trong điều kiện đầy biến động, song đã đạt được thành tựu đáng tự hào, đào tạo ra đội ngũ cán bộ chuyên môn đông đảo, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, đồng thời chuẩn bị cho nhu cầu của cả nước sau chiến tranh.

Ba mươi năm xây dựng và trưởng thành (1945-1975) đường lối về đào tạo cán bộ chuyên môn của Đảng không ngừng được bổ sung hoàn chỉnh, mà Nghị quyết 142-NQ/TƯ của BCHTƯ Đảng ra ngày 28.6.1966 là biểu hiện tâp trung nhất. Đường lối đó là sự vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về giáo dục vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, nên nó mang tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại, vừa đáp ứng được nguyện vọng thiết tha của nhân dân, yêu cầu phát triển của xã hội Việt Nam, vừa phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, khơi dậy được truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc lên bậc thang mới, huy động được tiềm năng của mọi tầng lớp nhân dân, tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong phe XHCN.

Dù “mưa bom bão đạn”, thiên tai nghiệt ngã, thầy trò, cán bộ, công nhân viên ngành ĐH &THCN vẫn đưa đường lối giáo dục đúng đắn của Đảng vào thực tiễn cuộc sống bằng những việc làm cụ thể, thiết thực: thực hiện chuyển hướng công tác đào tạo cán bộ chuyên môn, đẩy mạnh qui mô gắn liền với việc nâng cao chất lượng toàn diện, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hình thức đào tạo tại chức, tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, cải tiến nội dung chương trình, thực hiện nguyên lý, phương châm giáo dục của Đảng trong thời chiến gắn công tác phục vụ với giảng dạy, học tập...

Mười năm không phải là dài đối với lịch sử phát triển của một ngành, trong điều kiện đầy cam go thử thách, thầy trò các trường phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sáng tạo ra nhiều phương pháp, hình thức giảng dạy, học tập đưa nền giáo dục ĐH &THCN phát triển mạnh mẽ, tạo cơ sở cần thiết cho giai đoạn sau.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục ĐH &THCN miền Bắc cũng bộc lộ những hạn chế có tính lịch sử, giai đoạn sau cần phải khắc phục. Đó là chất lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo, nội dung chương trình, mạng lưới trường v.v..Những hạn chế trên là khó tránh khỏi của một nền ĐH &THCN đang trên con đường trưởng thành, hoạt động trong điều kiện khách quan không thuận lợi, trình độ quản lý còn non kém. Điều quan trọng là có thái độ đúng đắn trước những vấn đề còn tồn tại, để đề ra phương hướng, giải pháp phù hợp, đưa nền giáo dục ĐH &THCN phát triển, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thành tựu và hạn chế trên đã để lại cho chúng ta bài học quí về xây một nền giáo dục ĐH &THCN Việt Nam ngày càng tiếp cận với sự phát triển của thời đại, phát huy sức mạnh của nhân dân, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong việc xây dựng một nền giáo dục mới; bài học về xây dựng đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục bảo đảm về số lượng và chất lượng; bài học về giải quyết mối quan hệ giữa tăng qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo... Những bài học này vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng(1969), Chỉ thị số 169-CT/TƯ về công tác giáo dục trong 3 năm 1968- 1970, ngày 14.2.1969.

2. Báo cáo sơ kết phương pháp cải tiến thực tập giảng dạy THCN(1975), (49/VTĐ), Lưu trữ tại Trung tâm tư liệu Bộ giáo dục.

3. Bộ ĐH &THCN(1975), Ba mươi năm nền giáo dục ĐH &THCN ViệtNam(1945-1975), Nxb ĐH &THCN, H.

4. Bộ giáo dục và Đào tạo(1995), Năm mươi năm phát triển sự nghiệp Giáodục và Đào tạo(1945-1995), Nxb Giáo dục, H.

5. Tạ Quang Bửu (1968), "Toàn ngành ĐH & THCN làm theo lời Hồ Chủ Tịch", Tạp chí ĐH &THCN (số5).

6. Tạ Quang Bửu (1969), "Ra sức thực hiện tốt nhiệm vụ năm 1969", Tạp chí ĐH &THCN, (số 1).

7. Tạ Quang Bửu (1972), "Chuyển hướng công tác đại học", Tạp chí ĐH &THCN (số5).

8. Lê Thạc Cán (1972), "Phấn đấu nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của các trường đại học", Tạp chí ĐH &THCN, (số1).

9. Phạm Văn Đồng(1969), Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những người chiến sĩ cách mạng dũng cảm thông minh sáng tạo, Nxb Giáo dục, H. 10. Nguyễn Được(1993), Sơ thảo lịch sử giáo dục ĐH &THCN Việt Nam giai

đoạn 1955 - 1975, Viện nghiên cứu Đại học & Giáo dục Chuyên nghiệp, H.

11. Lê Văn Giạng(chủ biên)(1985), Lịch sử ĐH &THCN Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến chiến thắng Điện Biên Phủ,Viện nghiên cứu ĐH &THCN, H.

12. Lê Mậu Hãn(chủ biên)(1997), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 3(1945- 1975), Nxb Giáo dục, H.

13. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chương trình cao cấp(1995), Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

14. Hồ Chí Minh(1990), Về giáo dục, Nxb Giáo dục, H.

15. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 16. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 17. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 18. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

19. Một số văn kiện của Đảng và Chính phủ về công tác ĐH &THCN(9.1960- 3.1979), Tài liệu lưu hành nội bộ.

20. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước(1985), tập 1(1954- 1965), Nxb Sự thật, H.

21. Ngành ĐH &THCN nước ta ngày nay(1975), Tạp chí ĐH &THCN(số5). 22. Niên giám thống kê(1955-1975), 20 năm phát triển giáo dục ĐH &THCN,

Bộ ĐH &THCN.

23. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ(2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.

24. Tạp chí ĐH &THCN(1968),(số 1,2,3). 25. Tạp chí ĐH &THCN(1968),(số 5).

26. Tạp chí ĐH &THCN(1969),(số 1). 27. Tạp chí ĐH &THCN(1970),(số 5). 28. Tạp chí ĐH &THCN(1972),(số 1). 29. Tạp chí ĐH &THCN(1972),(số 3). 30. Tạp chí ĐH &THCN(1972),(số 4). 31. Tạp chí ĐH &THCN(1972),(số 5). 32. Tạp chí ĐH &THCN(1972),(số 6). 33. Tạp chí ĐH &THCN(1973),(số 1). 34. Tạp chí ĐH &THCN(1973),(số 3). 35.Tạp chí ĐH &THCN(1973),(số 5). 36. Tạp chí ĐH &THCN(1973),(số 6). 37. Tạp chí ĐH &THCN(1974),(số 2). 38. Tạp chí ĐH &THCN(1974),(số 4). 39. Tạp chí ĐH &THCN(1974),(số 6). 40. Tạp chí ĐH &THCN(1975),(số 2). 41. Tạp chí ĐH &THCN(1975)(số 5).

42. Thông báo số 31-TB(1971),"Về phiên họp liên tịch của BBTTƯ Đảng và thường vụ Hội đồng Chính phủ", ngày 8.9.1971.

43. Nguyễn Khánh Toàn(1991), Về giáo dục Việt Nam lý luận và thực hành, Nxb Giáo dục, H.

44. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII(1996), Nxb Chính trị Quốc gia, H .

45. Văn kiện Đảng Toàn tập (2000), Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 46. Văn kiện Đảng Toàn tập (2000), Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

47. Xã luận(1968), “Vô cùng phấn khởi trước quyết định của Chính phủ về việc sửa đổi chế độ học bổng cho học sinh và sinh viên”Tạp chí ĐH &THCN(Số 4)

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp ở miền bắc 1965 1975 (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)