Biện pháp 4: Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng (Trang 86 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng

* Mục tiêu của biện pháp

Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên hiện nay phải hướng tới việc nâng cao trình độ nghề nghiệp của giáo viên, bằng cách cung cấp cho họ một hệ thống tri thức, kỹ năng làm việc cụ thể đó là phương pháp dạỵ học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, phân tích và khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn … Người hiệu trưởng phải hệ thống được những nội dung cần thiết mà mỗi giáo viên cần phải có, phân loại những nội dung đó để xác định được tính thứ bậc của những nội dung cần bồi dưỡng. Biện pháp này vừa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên các trường THCS, vừa hạn chế sự tổn thất về kinh phí cho các trường vì không phải lặp lại những nội dung mà chính giáo viên đã biết. Xác định được đúng vấn đề đang bức xúc sẽ tạo được hứng thú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học tập cho đội ngũ giáo viên và hiệu quả bồi dưỡng sẽ cao, từ đó giúp cho công tác quản lý của hiệu trưởng các trường sẽ đạt kết quả tốt.

* Nội dung và cách thức thực hiện:

Phải xác định đúng những nội dung cần bồi dưỡng mà giáo viên các trường THCS cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THCS trong thời điểm trước mắt cũng như trong quá trình công tác sau này.

Việc phân loại nội dung kiến thức, kỹ năng mà giáo viên cần bồi dưỡng có thể thực hiện theo các cách sau:

Cách một: Do hiệu trưởng (hoặc người được hiệu trưởng uỷ quyền) xây dựng kế hoạch chủ động khảo sát và phân loại.

- Những nội dung mà giáo viên có thể tự bồi dưỡng và những nội dung giáo viên cần được bồi dưỡng.

- Những nội dung cơ bản mà giáo viên cần cho quá trình giảng dạy trên lớp và những nội dung cần cho các hoạt động khác.

Cách hai: Do chính đội ngũ giáo viên đề xuất nội dung cần được bồi dưỡng trên thực tế công tác của họ.

Với việc xác định nội dung bồi dưỡng như trên, kế hoạch bồi dưỡng sẽ sát thực tế và mang lại lợi ích thiết thực cho đội ngũ giáo viên và chính những người quản lý. Ngoài ra phải bám sát các tiêu chuẩn của cán bộ giáo viên để làm căn cứ xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường THCS trên địa bàn.

Trong giai đoạn hiện nay các nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có thể là:

+ Những kiến thức nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, tăng cường kỷ cương nề nếp trong quản lý và dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Mục tiêu, cấu trúc, nội dung những điểm mới và những nội dung tích hợp trong chương trình sách giáo khoa mới.

+ Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, khả năng tự học của học sinh, hướng dẫn thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học.

+ Bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học, hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành và tự làm đồ dùng dạy học.

+ Bồi dưỡng cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT.

+ Hướng dẫn nội dung, chương trình dạy học tự chọn theo môn học và các chủ đề tự chọn.

+ Các ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý học sinh, kỹ năng sử dụng các phương tiện, các thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giờ dạy.

+ Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho bộ phận giáo viên trẻ.

+ Bồi dưỡng các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy lý thuyết, giờ thực hành theo văn bản quy định của bộ GD&ĐT.

Bên cạnh đó, tuỳ theo thực trạng năng lực của giáo viên ở các nhà trường, chúng ta có thể lựa chọn những nội dung mà giáo viên thực hiện chưa tốt để đưa vào chương trình bồi dưỡng hàng năm. Ví dụ căn cứ vào thực trạng điều tra ở chương 2 ta thấy mức độ nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng tác phong sư phạm và ứng xử sư phạm còn hạn chế (thứ bậc 6/7 và 7/7) so với các nhận thức khác, hoặc khi điều tra thực trạng nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý của hiệu trưởng đối với việc bồi dưỡng giáo viên, thì nguyên nhân chính là do bộ môn không có giáo viên thực sự có chuyên môn giỏi và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các tổ trưởng chuyên môn không được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý (thứ bậc 8/9 và 9/9). Để giúp giáo viên nâng cao được các năng lực trên, cần bồi dưỡng cho họ các kiến thức tâm lý học sư phạm, cập nhật kiến thức, cập nhật với sự phát triển của chương trình các môn học.

Như vậy, để có được nội dung bồi dưỡng cho giáo viên, cần tiến hành phân tích các đòi hỏi thực trạng khách quan của giáo viên, từ yêu cầu của ngành học, bậc học để từ đó đề xuất những nội dung phù hợp. Các nội dung đó phải được xác định rõ, tương ứng với từng lớp bồi dưỡng, từng chuyên đề bồi dưỡng để hiệu quả bồi dưỡng không ngừng được nâng cao.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Muốn xác định được nội dung cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, trước hết hiệu trưởng (người xây dựng kế hoạch) phải nắm vững yêu cầu và nội dung công vịêc của giáo viên bậc THCS, đặc điểm giáo dục của nhà trường, nắm vững thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên ở các trường THCS so với yêu cầu đổi mới giáo dục THCS, từ đó tìm ra những nội dung cần thiết phải cập nhật, bổ sung nâng cao. Cũng cần chú ý điều kiện con người ở từng trường để lựa chọn, xây dựng nội dung bảo đảm tính thiết thực, kịp thời. Có như vậy mới tạo được sự quan tâm của đối tượng được bồi dưỡng, hạn chế lãng phí.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)