8. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo
trường THCS.
+ Bồi dưỡng theo hình thức tập trung: Thời gian học tập được xác định từ một tuần đến mười ngày, học tập trung tại một địa điểm của một trong số các trường của thành phố. Hình thức này sẽ tạo được một thời gian đủ để bồi dưỡng cho giáo viên một số kiến thức kỹ năng đáng kể. Kiến thức được trang bị liên tục không bị ngắt quãng. Giáo viên không bị chi phối công việc nên tập trung cho việc học tập cao. Tuy nhiên với thực trạng ở các trường, việc mở lớp học tập trung trong một thời gian dài khoảng 10 ngày là khó khăn vì sẽ ảnh hưởng đến công tác dạy và học ở các nhà trường.
Để đáp ứng được hình thức này, các trường nên có kế hoạch từ trước thời gian nghỉ hè để trong tháng 8, các trường cùng phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên có sự luân phiên giữa các môn để không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của nhà trường.
+ Tổ chức tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Mặt mạnh của biện pháp đó là phân tích được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm - hạn chế trong quá trình quản lý chuyên môn. Các kinh nghiệm được tổng kết từ thực trạng khách quan sẽ đem lại cho người quản lý có được những đánh giá đúng đắn về đội ngũ của cơ quan mình.
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tăng cường vai trò tự giác, tích cực, chủ động của giáo viên trong công tác bồi dưỡng, biến qúa trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.
* Nội dung và cách thực hiện biện pháp:
Để quản lý tốt công tác này, Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn phải bàn bạc thống nhất lên kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Cùng với tổ trưởng, hiệu trưởng cân nhắc để xác định, cử giáo viên đào tạo trên chuẩn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có chế độ chính sách động viên, khuyến khích giáo viên tham gia các lớp tập huấn. Trong điều kiện kinh tế nhà trường khó khăn cũng như đội ngũ còn thiếu không đủ điều kiện cho giáo viên đi học tập trung dài hạn, hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc, để lên kế hoạch cụ thể về vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của tổ mình. Phải phân công trách nhiệm cho từng giáo viên nghiên cứu những vấn đề cần thiết để thảo luận trước tổ trong buổi họp chuyên môn như: Các bài giảng khó ; phương pháp dạy học mới ; cách ra đề kiểm tra trắc nghiệm ; cách kiểm tra đánh giá học sinh. Từ đó các giáo viên được phân công sẽ có trách nhiệm nêu ra vấn đề để cả tổ cùng thảo luận đi đến thống nhất chung.
Ngay từ đầu năm, hiệu trưởng cùng với tổ trưởng chuyên môn bàn bạc để phân công giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi sẽ triển khai một số hoạt động giúp đỡ giáo viên mới về trường công tác và những giáo viên còn yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ.
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn để cho cá nhân đăng ký các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm từ đầu năm học. Xây dựng kế hoạch duyệt và chấm đề tài, sáng kiến kinh nghiệm tại trường. Coi việc viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm là một nội dung để xét thi đua cuối năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn