Sức sống của gia cầm là một tính trạng số lƣợng, nó đặc trƣng cho từng giống, từng dòng, từng cá thể. Trong cùng một giống sức sống của mỗi dòng khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một dòng cũng có sự khác nhau, nhƣng nằm trong giới hạn nhất định của phẩm giống.
Sức sống của vật nuôi đƣợc xác định thông qua khả năng chống đỡ bệnh, khả năng thích nghi với điều kiện môi trƣờng. Ngƣời ta thông qua tỷ lệ nuôi sống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn khảo nghiệm. Ví dụ từ sơ sinh đến khi giết mổ hoặc loại thải.
Tỷ lệ sống của gà con khi nở là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sức sống của gia cầm, ở giai đoạn hậu phôi, sự giảm sức sống đƣợc thể hiện ở tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trƣởng (Brandschm H, Bichel H, 1978 [2]). Tỷ lệ sống đƣợc xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể còn sống ở một giai đoạn, so với các cá thể ở giai đoạn trƣớc. Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phôi có thể do sự có mặt của các gen nửa gây chết, nhƣng phần lớn là do tác động của môi trƣờng (Brandsch H, Bichel H, 1978 [2]). Có thể nâng cao tỷ lệ sống bằng các biện pháp nuôi dƣõng tốt, vệ sinh tiêm phòng kịp thời. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi xứ lạnh.
Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm non trong điều kiện bình thƣờng đạt khoảng 90%, nhƣng cũng có những dòng gà tỷ lệ nuôi sống có thể lên tới 98 - 99%. Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tiến, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, 2005 [43]: Cho biết tỷ lệ nuôi sống từ 0 - 140 ngày tuổi của các dòng gà chuyên thịt HE - Ross 208 đạt từ 95 - 98%.
Ngoài các yếu tố giống, thức ăn, kỹ thuật, chăm sóc, thì sức sống và khả năng sinh trƣởng phát triển của gia cầm chịu tác động trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh nhƣ nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng và chiếu sáng. Những yếu tố này tác động gây ảnh hƣởng xấu tới sức đề kháng của cơ thể, dễ gây hiện tƣợng stress làm giảm sức sống gia cầm. Trong điều kiện tự nhiên nƣớc ta, các yếu tố này
tác động lần lƣợt ở các mức độ khác nhau tại những vùng địa lý khác nhau. Do vậy để có sức sống cao đòi hỏi gia cầm phải có sự thích nghi với điều kiện sống.
Gia cầm thông qua hệ thống miễn dịch và các cơ chế đáp ứng miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh. Kotris và cộng sự (1988) nghiên cứu cho thấy những gà mái có số lƣợng bạch cầu cao hơn ở độ tuổi 60 và 100 ngày thì tƣơng ứng với sức sống và sản lƣợng trứng cao (Dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994 [28]).
Khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm, Johansson (1972) và Marco A. S & cộng sự (1982) cho biết sức sống đƣợc thể hiện ở thể chất và đƣợc xác định trƣớc hết bởi khả năng có tính di truyền của động vật, có thể chống lại các ảnh hƣởng không thuận lợi của môi trƣờng, cũng nhƣ các ảnh hƣởng khác của dịch bệnh (Theo Ngô Giản luyện, 1994 [28]) .
Hill F, Dikerson G. E và Kempster H. L, 1954 [75] đã tính toán đƣợc hệ số di truyền sức sống là 0,06. Sức sống đƣợc tính theo các giai đoạn nuôi dƣỡng khác nhau. Theo tài liệu của Gavora J. F, 1990 [70] hệ số di truyền sức kháng bệnh là 0,25. Theo Robertson J. A và Lemer I. M, 1949 [88] hệ số di truyền về tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh thƣờng phụ thuộc dòng, giống, giới tính. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào vào yếu tố chăm sóc, nuôi dƣỡng, khí hậu, thời tiết, mùa vụ…
Xét về khả năng thích nghi, khi điều kiện sống thay đổi, nhƣ về thức ăn thời tiết, khí hậu, quy trình chăn nuôi, môi trƣờng vi sinh vật xung quanh…của gia súc, gia cầm nói chung, gà lông màu nói riêng có khả năng thích ứng rộng rãi hơn đối với môi trƣờng sống (Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, 1998 [35]) .
Ngày nay, ngoài việc tiếp tục chọn lọc các cá thể, các dòng có sức miễn kháng cao, ngƣời ta còn chú trọng đến nghiên cứu theo dõi các tập tính bẩm sinh của con vật về sinh sản, sinh trƣởng, kiếm ăn…để cải tiến cách chăm sóc, nuôi dƣỡng, khai thác con vật, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Điều đó cũng thể hiện qua các biện pháp nuôi dƣỡng theo kiểu nuôi nhốt hay chăn thả, theo cách làm sạch môi trƣờng trang trại và xung quanh, theo các nội quy đảm bảo an toàn khi nhập, khi nuôi cũng nhƣ khi xuất. Đó đều là những việc làm cần thiết bổ trợ thêm tính miễn kháng cho con vật, ngăn ngừa đƣợc những stress mang hậu quả có hại cho con vật và cho chất lƣợng sản phẩm, tạo thêm đƣợc điều kiện để tăng cƣờng độ miễn kháng (Khavecman, 1972 [20])
Ngoài các yếu tố nhƣ dinh dƣỡng, giống, kỹ thuật thì vấn đề nhiễm bệnh của gia cầm cũng là yếu tố cơ bản dẫn đến thất bại trong chăn nuôi.
Gia cầm rất mẫn cảm với dịch bệnh, khi mắc bệnh thƣờng lây lan nhanh và dẫn đến tỷ lệ chết cao, dễ kế phát các bệnh khác, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm.
Gavora J. S, 1990 [70] khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm cho biết: Sức sống đƣợc thể hiện ở thể chất và đƣợc xác định trƣớc hết bởi khả năng có tính di truyền ở cơ thể động vật chống lại những ảnh hƣởng không thuận lợi của môi trƣờng cũng nhƣ ảnh hƣởng khác của dịch bệnh.
Trong công tác lai tạo, khi dùng những dòng, giống có sức sống cao thì con lai sẽ thừa hƣởng có tính trạng trội khả năng này. Nghiên cứu về vấn đề này Fairful R. W, 1990 [69] cho biết ƣu thế lai về sức sống là rất cao, dao động từ 9 – 14%, sức sống cao còn phụ thuộc vào yếu tố mầm bệnh hoặc các dạng vi sinh vật gây bệnh khác.
Tỷ lệ nuôi sống không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng, tình hình bệnh tật.., mà còn phụ thuộc vào yếu tố môi trƣờng. Một trong những biện pháp nâng cao sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm đó là việc sử dụng rộng rãi gia cầm lai.
Trong chăn nuôi gà thịt, ngƣời ta thƣờng dùng con lai để sử dụng ƣu thế lai cho hiệu quả kinh tế cao. Gà Sasso thƣơng phẩm là con lai của 4 dòng A, B, C, D nên sẽ hứa hẹn cho kết quả tốt.