Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ , phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh trưởng (Trang 37 - 38)

Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng có những bƣớc phát triển đáng khích lệ, đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây. Những năm gần đây, nhiều giống gà thả vƣờn lông màu, dễ nuôi, khả năng cho thịt cao, khả năng sinh sản tốt, thịt thơm ngon đã dƣợc nhập vào nƣớc ta và đƣợc ngƣời chăn nuôi ƣa chuộng, nhƣ gà Tam Hoàng, Lƣơng Phƣợng, Kabir, Sasso…đồng thời cũng đƣợc các nhà khoa học chăn nuôi quan tâm.

Nguyễn Minh Hoàn, 2003 [13] khi nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng của gà Kabir và Lƣơng Phƣợng nuôi bán chăn thả ở nông hộ cho biết: Tỷ lệ nuôi sống của gà Kabir đạt 96,60%, gà Lƣơng Phƣợng đạt 93,33%; Tiêu tốn hết 2,49 kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng.

Khi nghiên cứu trên gà Lƣơng Phƣợng Hoa, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng, 2001 [4] cho biết gà Lƣơng Phƣợng Hoa nuôi nhốt và bán nuôi nhốt đều có sức sống cao ở tất cả các giai đoạn từ 98,5 đến 99,3%. Khả năng tăng khối lƣợng tƣơng đối nhanh, 5 tuần tuổi bình quân trống, mái đạt 627g (gà trống đạt 725 gam, gà mái đạt 524 gam), tiêu tốn thức ăn 1,71 kg thức ăn/1 kg tăng khối lƣợng.

Theo kết quả của tác giả Nguyễn Khánh Quắc và các cộng sự, 1998 [37], cho biết giống gà Kabir nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên nhƣ sau: Khả năng sinh trƣởng của gà Kabir cao, lúc 63 ngày tuổi đạt 1783,00g và lúc 91 ngày tuổi đạt 2515,20g. Tỷ lệ thịt xẻ con trống là 78,03%, con mái đạt 77,52%. Tỷ lệ cơ đùi + ngực là 37,67%, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng là 3,09 kg, tỷ lệ nuôi sống đạt 99%.

Theo Nguyễn Văn Đại, Trần Thanh Vân, Trần Long, Đặng Đình Hanh, 2001 [7] đã đƣa ra kết luận về ảnh hƣởng của phƣơng thức nuôi nhốt và bán nuôi nhốt đến khả năng sản xuất của gà lai F1 (♂ Mía x ♀ Kabir) (MK):

- Gà lai F1 - MK có màu lông phong phú, chân, da, mỏ vàng, gà rắn chắc, ham chạy nhảy. Gà lai có tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối cao nhất ở giai đoạn 8 - 9 tuần tuổi, đạt 33,92 g/con/ngày ở phƣơng thức nuôi bán chăn thả và đạt 35,49 g/con/ngày ở phƣơng thức nuôi nhốt.

- Sinh trƣởng tƣơng đối cao nhất ở tuần 0 - 1 đạt 67,35% ở phƣơng thức nuôi bán chăn thả và 67,02% ở phƣơng thức nuôi nhốt, thấp nhất là ở 11 - 12 tuần tuổi đạt 6,74% ở phƣơng thức bán chăn thả và 6,41% ở phƣơng thức nuôi nhốt.

- Trong phƣơng thức bán chăn thả, tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ cơ ngực, tỷ lệ cơ đùi, và tỷ lệ mỡ bụng đạt tƣơng ứng là: 76,51%; 17,73%; 18,52% và 1,84%. Trong phƣơng thức nuôi nhốt tƣơng ứng là: 75,51%; 18,86%; 17,53% và 2,38%.

- Tiêu tốn thức ăn, năng lƣợng trao đổi và protein thô cho 1kg tăng khối lƣợng gà trong phƣơng thức nuôi bán chăn thả lần lƣợt là 2,99 kg; 9269 Kcal; 538,2g CP và nuôi nhốt là 2,82 kg; 8742 Kcal; 507,6g CP.

Theo Đào Văn Khanh, 2000 [17], khi nghiên cứu năng suất thịt của gà broiler giống Tam Hoàng ở các mùa vụ khác nhau có kết luận nhƣ sau:

- Tỷ lệ nuôi sống của gà Tam Hoàng đến 84 ngày tuổi ở các mùa vụ đạt từ 93,91% đến 97,11%. Tỷ lệ nuôi sống cao nhất là ở mùa Thu 97,11%; tiếp sau đó là mùa Đông 95% và thấp nhất là mùa Hè đạt 93,91%.

- Sinh trƣởng của gà broiler Tam Hoàng cả trống và mái vào mùa Thu là tốt nhất, tiếp sau đó là mùa Đông, thấp nhất ở mùa Hè. Khối lƣợng cơ thể của gà mái và gà trống đều đạt cao nhất vào mùa Thu, thấp nhất ở mùa Hè. Sự chênh lệch về khối lƣợng cơ thể nuôi ở các mùa đối với gà trống rõ hơn gà mái. Ở 84 ngày tuổi chênh lệch về khối lƣợng giữa mùa Thu so với mùa Hè: gà trống là 296,72g, gà mái là 261,76g; chênh lệch mùa Đông so với mùa Hè: gà trống là 233,16g, gà mái là 93,1g; chênh lệch giữa mùa Thu so với mùa Đông: gà trống là 63,58g, gà mái là 252,45g.

Nhƣ vậy, mùa vụ và phƣơng thức chăn nuôi có ảnh hƣởng lớn đến khả năng sinh trƣởng và sản xuất của gà, đồng thời ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà. Về vấn đề này có nhiều ý kiến và kết quả khác nhau do vậy cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn các kết quả đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ , phương thức chăn nuôi đến khả năng sinh trưởng (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)