Những năm gần đây nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm rất chú trọng đến gia cầm chăn thả. Nhiều báo cáo của những dự án phát triển, chỉ ra rằng gia cầm chăn thả đóng một vai trò đáng kể trong việc làm giảm sự nghèo đói (Saleque M. A, 1996 [91]).
Kitalyi A. J, 1996 [81] khi nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi gà chăn thả cho biết: Chăn nuôi gà theo phƣơng thức thâm canh ở những vùng nông thôn có sự khác nhau với hệ thống chăn nuôi gà địa phƣơng và sự khác nhau đó có liên quan đến sự tồn tại về vật chất và hoàn cảnh kinh tế xã hội của địa phƣơng. Roberts J. A, 1991 [89] nghiên cứu khả năng sinh trƣởng và di truyền của gà chăn thả cho thấy, nuôi gà chăn thả thì đầu tƣ thấp, sản phẩm của chúng cung cấp tiêu dùng tại chỗ trong gia đình và đƣợc bán buôn trở thành nguồn thu nhập.
Theo tài liệu của Đoàn Xuân Trúc và cộng sự, 1993 [54] cho biết Pháp là một trong những nƣớc nuôi nhiều gà lông màu chất lƣợng cao „„Label rouge‟‟ nhất thế giới và cũng là nƣớc đứng đầu về tiêu thụ nhiều thịt gà thả vƣờn. Năm 1996, số lƣợng gà „„Label rouge‟‟ ở Pháp là 90 triệu con, sản xuất trên 133000 tấn thịt (đã giết mổ) chất lƣợng cao, chiếm 20% sản lƣợng thịt gà và trên 10% tổng sản lƣợng thịt gia cầm. Hiện nay, Pháp có trên 20 tập đoàn chuyên sản xuất thịt gà chất lƣợng cao, bao gồm trên 6000 chủ trang trại hay hợp tác xã chuyên nuôi gà „„Label rouge‟‟, có khoảng 60 trại ấp trứng, 120 nhà máy sản xuất thức ăn, 110 nhà máy giết mổ và chế biến thịt. Sản phẩm thịt gà chất lƣợng cao của nƣớc này đƣợc tiêu thụ chủ yếu trong nƣớc, chỉ khoảng 5 - 6% dành cho xuất khẩu.
Những năm gần đây, tại các nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Pháp, Israel, Trung Quốc…ngoài việc tạo ra các giống gà công nghiệp cao sản hƣớng thịt, hƣớng trứng, ngƣời ta còn chú ý đến việc nghiên cứu để tạo ra những giống gà lông màu có chất lƣợng thịt thơm ngon, hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng.
Hiện nay, nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới đã nhân giống, chọn lọc và lai tạo ra các giống gà lông màu có thể nuôi thâm canh, bán thâm canh. Các giống gà lông màu nhƣ Sasso (Pháp), Lƣơng Phƣợng và Tam Hoàng (Trung Quốc), ISA màu (Pháp ), Kabir (Israel)...
Các nƣớc có ngành gia cầm nổi tiếng trên thế giới luôn ứng dụng công nghệ di truyền hiện đại để chọn tạo đƣợc các dòng gà có năng suất chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời chăn nuôi. Từ các dòng, giống chọn tạo, các Hãng đều tiến hành nghiên cứu khả năng phối hợp giữa các dòng để xác định vị trí của chúng trong hệ thống giống hình tháp nhằm phục vụ sản xuất. Nhƣ vậy, sản phẩm cuối cùng của công tác giống là tạo con lai có ƣu thế về sức sống, khả năng sinh trƣởng và chất lƣợng sản phẩm.
Pháp là một trong những nƣớc tạo ra nhiều giống gà thả vƣờn để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi gà thả vƣờn:
+ Công ty Shaver tạo ra các giống gà Troicbro: Có sức chịu nóng và chịu ẩm độ cao, lông màu vàng nâu, chân vàng. Công ty còn tạo ra giống Redbo: lông màu đỏ, ngoại hình đẹp, da, chân đều vàng.
+ Năm 1978, hãng Sasso ở Pháp đã tiến hành nhân giống, chọn lọc, lai tạo ra giống gà Sasso gồm 18 dòng gà trống và 6 dòng gà mái với mục đích sử dụng khác nhau. Giống gà này có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất lƣợng thịt thơm ngon.
Theo tài liệu hãng Sasso của Pháp, 1995, khi lai giữa các dòng gà JA57 và J66, S44...tạo ra con lai có năng suất cao, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nuôi sống cao và phù hợp với mọi điều kiện chăn nuôi.
+ Hãng ISA đã lai tạo ra giống gà S457 nuôi thả vƣờn rất tốt, lông màu vàng hoặc trắng nâu chân vàng, hãng Hubbard ISA Pháp năm 2002 đã sử dụng trống dòng S44 x mái dòng JA57 tạo con lai ở 63 ngày có khối lƣợng cơ thể 2209g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng 2,24 - 2,30kg.
Các nƣớc có ngành chăn nuôi gà thả vƣờn phát triển sau Pháp còn có Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Mehico...
Ở Israel, Công ty Kabir đã tạo ra giống gà Kabir từ con lai của giống gà địa phƣơng Sinai có sức chịu nóng cao với gà Whiter Leghorn, Plymouth. Hiện nay, công ty Kabir đã tạo ra 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màu trong đó có 13 dòng nổi tiếng bán ra khắp thế giới là dòng trống K100, K100N, K400, K400N, K666, K666N, K368 và K66; dòng mái gồm K44, K25, K123 (Lông trắng) và K156 (Lông nâu).
Công ty Kabir chickens L. td Israel, 1999 [80] sử dụng trống GGK x mái K277 tạo con thƣơng phẩm ở 63 ngày có khối lƣợng cơ thể 2460g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng là 2,28 kg…
Ngày nay, trên thế giới xu hƣớng tiêu dùng sản phẩm thịt gà sạch đang ngày càng tăng, nó đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà chăn nuôi phải không ngừng cải tiến về mặt di truyền, phƣơng pháp chăn nuôi để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng. Vấn đề này đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm, để tạo ra những giống gà có năng suất cao, chất lƣợng tốt.
Trung Quốc là nƣớc có nghề chăn nuôi gà từ lâu đời, nên có một tập đoàn giống gà địa phƣơng phong phú. Gần đây, Trung Quốc là nƣớc có định hƣớng khá rõ ràng về việc bảo tồn quỹ gen gà địa phƣơng và sử dụng chúng để gây tạo gà có chất lƣợng thịt thơm ngon. Gà địa phƣơng thƣờng có đặc điểm sau: Lông vàng hoặc nâu, khối lƣợng vừa phải, mức độ tăng khối lƣợng không cao, thân thịt thƣờng hình chữ nhật, ngực đầy đặn nhƣng ít mỡ, da vàng, thành phần hoá học của cơ thể (Vitamin, axit amin, khoáng) cao, mùi vị tốt. Để có đƣợc những tiêu chí này, Trung Quốc đã tiến hành lai pha máu gà Broiler nhập nội với giống gà địa phƣơng, sản phẩm cuối cùng là gà lai có tỷ lệ máu gà địa phƣơng cao. Đó cũng là loại sản phẩm có chất lƣợng thịt ngon, giá bán cao, nhƣng năng suất đã đƣợc cải tiến nhiều. Dòng gà lai này đƣợc dùng để sản xuất trực tiếp sản phẩm cuối cùng hoặc dùng làm dòng trống để tham gia vào các công thức lai tạo khác.
Ở các nƣớc chậm phát triển, chăn nuôi gia cầm còn phổ biến hình thức chăn thả tự nhiên, nuôi tận dụng, nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chƣa cao. Các nhà chọn giống đã nghiên cứu tạo các giống gà có sức chống chịu cao với stress môi trƣờng, dễ thích nghi với vùng khí hậu khắc nghiệt, nóng và ẩm, dễ nuôi, ít bệnh tật lại phù hợp với các phƣơng thức chăn nuôi khác nhau (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, chăn thả tự nhiên). Nhƣ các giống gà thả vƣờn Sasso, Isa JA 57 (Pháp), Kabir (Israel), Tam Hoàng 882, Jangcun vàng, Lƣơng Phƣợng hoa (Trung Quốc)...
Bên cạnh những thành tựu về công tác giống, những thành tựu về khoa học công nghệ đã giúp nghành chăn nuôi gà Broiler có đƣợc bƣớc nhảy vọt lớn nhất về các chỉ tiêu năng suất. Trong vòng 40 năm (1950 – 1990) để đạt đƣợc khối lƣợng xuất chuồng 1,82 kg của gà Broiler, ngƣời ta đã giảm một nửa thời gian cần nuôi và giảm đƣợc 40% lƣợng thức ăn tiêu tốn.