Đây cũng là một đối thủ cạnh tranh khác của công ty S3I tính chuyên nghiệp và quy mô thì công ty ESP không bằng công ty S3I nhưng đây cũng là đối thủ mà S3I không thể lơ là.
Công ty cổ phần phần mềm ESP mới chỉ thành lập được khoảng 5 hay 6 năm trước, thành tích cũng như sản phẩm chưa có nhiều, và nhất là chưa gây dựng được uy tín và chỗ đứng riêng của mình trên thị trường phần mềm.
Xét về mặt sản phẩm thì chắc chắn phần mềm mang tên ESP CMS (Customẻ Relation Management - Hệ thống quản lý khách hàng) không thể ngang băng về mặt chất lượng cũng như tính năng của phần mềm BSC VENUS của công ty BSC. Nhưng lợi thế của ESP CMS là giá bán rẻ, thấp hơn so với phần mềm BSC VENUS khoảng 800.000 VNĐ/1 bản cài trên máy chủ. Sở dĩ S3I coi ESP là một đối thủ cạnh tranh cần phải đề phòng vì phần mềm S3I VENUS được viết ra để nhằm vào đối tương là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Mà những doanh nghiệp như thế này thì
hành vi của họ sẽ chịu tác động nhiều bởi chi phí mua sản phẩm hơn là những tính năng tích cực mà sản phẩm phầm mềm mang lại.
Sau đây là bảng so sánh tổng quan các chiến lược Marketing –mix giữa công ty S3I và hai đối thủ cạnh tranh chính của mình là Đan Phong và ESP:
Marketing –mix BSC Đan PhongCông ty ESP
P1 - Sản phẩm
Tên phần mềm S3I CRM EasyBiz ESP CRM
Chất lượng Tốt Tốt Trung bình
Số lượng tiêu thụ 2000 2700 850
Giao diện của phần mềm
Trung bình Đẹp Xấu
Thời gian bảo hành 12 tháng 12 tháng 12 tháng Đào tạo/ Hỗ trợ sử
dụng
Tốt Tốt Tốt
P2 - Giá Giá 1 máy chủGiá 1 máy mạng 4.400.000880.000 12.000.0002.000.000 3.800.000800.000 P3 – Phân
loại
Trực tiếp Có Có Có
Gián tiếp Đang tìm đại
lý chính thức Đã có đại lý chính thức Không P4 – Xúc tiến hỗn hợp Quan internet Có Có Có Qua các tạp chí chuyên ngành Có Có Có Telemarketing Có Có Có
Tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm
Có Có Có
Bảng so sánh những chiến lược Marketing –mix hiẹn tại giữa S3I và hai đối thủ cạnh tranh chính.
Ngoài ra, nếu như dùng 3 tiêu chí để so sánh về mọi khía cạnh của 3 công ty là S3I, Đan Phong và ESP là “Tốt”, “Trung bình”và “Kém” thì ta có bảng kết quả sau:
Chỉ tiêu so sánh Tốt Trung bình Kém
Quy mô doanh nghiệp Đan Phong S3I ESP
Tính chuyên môn hoá Đan Phong S3I ESP
Uy tín doanh nghiệp Đan Phong S3I ESP
Thị phần của doanh nghiệp Đan Phong S3I ESP
Số lượng sản phẩm phần mềm Đan Phong S3I ESP
Chất lượng phần mềm Đan Phong S3I ESP
Trình độ nhân viên Đan Phong S3I ESP
Tiềm lực tài chính Đan Phong S3I ESP
Khả năng phát triển Đan Phong S3I ESP
Bảng so sánh chung mọi khía cạnh của 3 công ty S3I, Đan Phong và ESP
Trên đây là những so sánh tổng quan nhất về mọi khía cạnh tương quan giữa S3I và hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong nước hiện nay. Như đã nêu ở trên, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng đã có từ lâu và rất nhiều công ty phần mềm nước ngoài quản lý quan hệ khách hàng đã có từ rất nhiều công ty phần mềm nước ngoài tham gia vào đoạn thị trường này. S3I Đan Phong vf S3I chỉ là ba công ty cung cấp phần mềm đó dưới dạng tiếng Việt mà thôi. Nếu xét về mặt uy tín, chất lượng phần mềm và mọi khía cạnh tương quan nói chung khác thì không thể so sánh ngang cùng các công ty phần mềm nước ngoà. Còn néu khác thì không thể sánh ngang cùng các công ty phần mềm nước ngoài. Còn nếu xét về ứng dụng và triển khải các chiến lược Marketing trong kinh doanh phần mềm thì các công ty phần mềm nước ngoài đã đi được cả một chặng đường dài còn các công ty phần mềm Việt Nam mới chập chững những bước đi đầu tiên…Khi các hoạt động Marketing phần mềm của các công ty nước ngoài đã đạt đến trình độ chuyên nghiệp cao thì ở Việt Nam nó mới chỉ dừng lại ở những hoạt động manh mũn, nhỏ lẻ và thiếu tính quy mô cũng như sự đầu tư lâu dài.
Nếu xét theo chiều dài của lịch sử kinh tế thì cho tới nay có thể tổng kết là có tất cả 5 quan điểm quản trị Marketing. Đó là quan điểm tập trung vào sản xuất, quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm, quan điểm tập trung vào bán hàng, quan điểm Marketing và cuối cùng là quan điểm Marketing hướng đến dự kết hợp của 3 lợi ích: người tiêu dùng, nhà kinh doanh xã hội. Đáng tiếc là Việt Nam do bước sang nền kinh tế thị trường từ một nền kinh tế bao cấp yếu kém về mọi mặt nên quan điểm tập trung vào sản xuất và quan điểm hoàn thiện sản phẩm còn in đậm trong tiềm thức của nhiều nhà quản lý và trong nhiều quyết định kinh doanh.
Trong bối cảnh hiện nay, qua 5 năm phát triển không ngừng nghỉ của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, không ít doanh nghiệp phần mềm đã đang và chắc chắn nhấn mạnh và tập trung vào việc hoàn thiện sản phẩm hiện có. Bởi vì theo họ, người tiêu dùng luôn ưu thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, nhiều công dụng và tính năng mới. Vì vậy, các doanh nghiệp phần mềm muốn thành công phải luôn tập trung mọi nguồn nhân lực vào việc tạo ra các phần mềm có chất lượng hoàn hảo nhất và thường xuyên nâng cấp chúng bằng cách tạo cho mắt những phiên bản mới tốt hơn, nhiều tính năng ưu việt hơn… Như vậy, theo quan điểm này, các doanh nghiệp phần mềm cho rằng yếu tố quyết định sự thành công chính là việc dẫn đầu về chất lượng và đặc tính sản phẩm phần mềm hiện có.
Trong điều kiện của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay, việc nâng cao chất lượng phần mềm để tăng cường khẳ năng cạnh tranh là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là khi chất lượng phần mềm còn thấp và yêu cầu hội nhập đặt ra gay gắt. Nhưng nếu các doanh nghiệp phần mềm cứ loay hoay vào việc nâng cao chất lượng và cải tiến các đặc tính phần mềm hiện có thì chưa có gì đảm bảo chắc chắn cho sự thành công. Bởi vì nếu chỉ theo hướng này dễ làm người ta ít chú ý đến sự biến đổi nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và sự xuất hiện những phần mềm thay thế mới hiệu quả hơn.
Ai cũng biết, cạnh tranh trong lĩnh vực phần mềm thì nhân lực luôn là yếu tố chủ chốt mang tính sống còn. Thế nhưng, nếu như một công ty sản xuất ra được một phần chất lượng rất tốt nhưng các hoạt động Marketing lại yếu kém thì chắc chắn phần mềm đó không thể có một chu kỳ sống dài. Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, giữa hàng nghìn các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tham gia vào cùng một lĩnh vực gì…nếu như không có sự hỗ trợ của các hoạt động xúc tiến khuyếch trương của Marketing.
Trong tương lai, S3I sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nữa để có thể tự khẳng định vị thế của mình trên thị trường phần mềm Việt
Nam. Ngay từ bây giờ, Ban lãnh đạo công ty cần có những phương hướng giải quyết kịp thời những khó khăn mà công ty cần có những phương hướng giải quyết kịp thời những khó khăn mà công ty đang gặp phải, đồng thời phát huy những mặt lợi vốn có của mình. Cũng như bao doanh nghiệp phần mềm khác tại Việt Nam, S3I nên coi nhân lục là bài toán cấp bách cần giải quyết trước mắt, còn Marketing là chiến lược mang tính cạnh tranh lâu dài. Kết hợp giải quyết đồng bộ hai yếu tố nhân lực và Marketing một cách hài hoà, chắc chắn S3I sẽ tạo dựng được lợi thế cạnh tranh riêng của mình trước các đối thủ trong cùng ngành.