Chiến lược Marketing-Mix 1 Sản phẩm

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing-Mix (Trang 55 - 58)

3.2.2.1. Sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm là một công những công cụ rất quan trọng để công ty có thể thực hiện thành công các chiến lược thị trường, là công cụ chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý thì khả năng cạnh tranh trên thị trường là rất lớn. Hiện nay sản phẩm của công ty tuy đã được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, song không vì thế mà chúng ta lơ là việc nâng cao chất lượng sản phẩm, vì sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cũng đang không ngừng được cải tiến và nâng cao. Nếu công ty không tiến hành nâng cao chất lượng sản phẩm, sản phẩm của công ty sẽ dần bị thất thế trước đối thủ cạnh tranh.

Có rất nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, một trong những biện pháp có khả năng mang lại hiệu quả tốt cao cho công ty đó là biện pháp thực hiện quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, công ty cần phải đào tạo, huấn luyện cán bộ quản lý về ISO 9001 : 2000. Công ty nên thuê chuyên gia tư vấn hay những chuyên gia am hiểu về vấn đề này để tổ chức các lớp huấn luyện cho cán bộ cấp cao và các nhân viên quản lý các phòng ban và các bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao khả năng quản lý của các cán bộ. Việc thực hiện quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 phải được thực hiện một cách đồng bộ từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến khâu cuối cùng của quy trình sản xuất sản phẩm. Ngoài ra cũng cần nâng cao nhận thức của công nhân viên trong việc quản lý chất lượng sản phẩm bằng cách thông báo, tuyên truyền và nếu có thể tổ chức lớp tập huấn cho toàn bộ công nhân viên trong công ty về quản lý chất lượng sản phẩm để kêu gọi sự ủng hộ và thực hiện một cách nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000.

Thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng, công ty sẽ tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Chất lượng sản phẩm sẽ được tăng lên ngay từ khâu đầu vào, giảm thiểu những sai sót trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao đồng thời khả năng cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm sẽ cao hơn và uy tín của công ty cũng được nâng lên.

3.2.2.2. Giá cả

Giá cả là biến số duy nhất của Marketing – Mix tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp. Các quyết định về giá luôn gắn liền với kết quả tài chính của doanh nghiệp. Thực hiện thành công các chiến lược về giá, công ty sẽ đạt được những mục tiêu về thị phần, lợi nhuận, mục tiêu phát triển.

Hiện nay, công ty đang có lợi thế rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành là giá thành sản xuất sản phẩm thấp hơn họ nên giá cả sản

phẩm của công ty trên thị trường cũng thấp hơn so với giá của các sản phẩm cạnh tranh. Công ty cần tiếp tục thực hiện các chiến lwocj hạ giá thành sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh hơn nữa trên thị trường.

3.2.2.3. Phân phối

Qua sơ đồ hệ thống phân phối của công ty ta thấy, một điểm yếu trong hệ thống kênh phân phối của công ty đó là không có một kênh phân phối trực tiếp sản phảm của công ty đến với người tiêu dùng. Đây là một kênh phân phối rất quan trọng nhất là đối với các sản phẩm phần mềm. Hệ thống kênh phân phối trực tiếp thông qua các nhân viên bán hàng trực tiếp của công ty sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho công ty trong việc tìm kiếm các khách hàng lớn các công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Trước đây khi mới thành lập công ty có thực hiện hệ thống kênh này, nhưng đến nay đã không còn áp dụng nữa, đây là một thiếu sót của công ty trong việc thực hiện chiến lước kênh phân phối. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần tiến hành áp dụng hệ thống kênh phân phối này để sản phẩm của công ty đến được với người tiêu dùng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Một hạn chế nữa của công ty trong việc thiết kế hệ thống kênh phân phối đó công ty chỉ quản lý đến các nhà phân phối trong toàn bộ hệ thống phân phối. Vì như vậy công ty sẽ không kiểm soát được các thành viên còn lại trong kênh, điều này rất nguy hiểm., có thể gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của sản phẩm cũng như hình ảnh của công ty khi các thành viên kênh không thực hiện đúng theo những quy định của công ty. Mặt khác, hệ thống kênh phân phối bao gồm nhiều cấp độ kênh sẽ dẫn đến chi phí vận chuyển tốn kém, số lượng sản phẩm lưu kho của các thành viên trong kênh sẽ ít, ảnh hưởng đến tính sẵn có của sản phẩm. Vì vậy công ty cần có những điều chỉnh trong hệ thống kênh phân phối của mình.

Công ty cần thực hiện quản lý hệ thống kênh một cách đồng bộ, tăng cường quản lý đến các thành viên trong kênh phân phối không nên chỉ chú trọng quản lý các nhà phân phối lớn để từ đó có thể kiểm soát tốt hơn các

thành viên kênh, xử lý kịp thời những xung đột, những vi phạm xảy ra giữa các thành viên kênh. Làm được điều này, công ty sẽ giảm thiểu được những rủi ro từ việc không thực hiện đngs những quy định của công ty để từ đó nâng cao hơn nữa uy tín của công ty.

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing-Mix (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w