Tự học đối với các bài học về văn học sử trong SGK

Một phần của tài liệu Dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10 (Trang 26)

7. Bố cục luận văn

1.1.3. Tự học đối với các bài học về văn học sử trong SGK

1.1.3.1. Mục tiêu của bài học văn học sử

Các bài học văn học sử nhằm cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử văn học cho HS để họ có cái nhìn khái quát về cả một nền văn học, về từng bộ phận văn học, từng thời kì và từng tác gia văn học.

1.1.3.2. Nội dung của bài học văn học sử

Các bài học văn học sử là những nhận định, những đánh giá của các nhà nghiên cứu văn học về lịch sử văn học dân tộc trong cái nhìn bao quát của cả một nền văn học, từng bộ phận, từng thời kì văn học và từng tác gia văn học.

1.1.3.3. Hình thức của bài học văn học sử

Các văn bản văn học sử trong SGK là những văn bản nghị luận gồm có nhiều phần. Mỗi phần trình bày một vấn đề bằng hệ thống luận điểm và các luận chứng, luận cứ để làm rõ từng luận điểm.

1.1.3.4. Hình thành năng lực tự học cho HS theo các kiểu bài văn học sử. Kiểu bài văn học sử có tính tổng quan. Kiểu bài văn học sử có tính tổng quan.

Bài “Tổng quan văn học Việt Nam” là kiểu bài học văn học sử mang tính khái quát, mang tính lí thuyết cao, nhiều luận điểm trừu tượng nên có thể khó hiểu, khó tiếp thu đối với HS. GV cần chủ động vận dụng các kiến thức văn học sử cụ thể, nhất là các kiến thức mà HS đã biết, đã học từ các lớp dưới để minh họa cho các luận điểm khái quát trong bài, tạo sự sinh động hấp dẫn cho bài giảng.

Xét về chức năng bài học, bài Tổng quan không trình bày các giai đoạn, các thời kì lịch sử văn học (tránh trùng lặp với ba bài khái quát về ba thời kì của văn học viết trong sách Ngữ văn các lớp 10, 11, 12).

Nhiệm vụ của bài Tổng quan là nêu lên một bức tranh văn học chung: văn học Việt Nam có hai bộ phận là văn học dân gian và văn học viết. Trong văn học viết, có hai loại kiểu văn học khác nhau: văn học trung đại và văn học hiện đại.

Để tránh trùng lặp nội dung với ba bài khái quát về ba thời kì của văn học viết và bài khái quát về văn học dân gian, bài Tổng quan chỉ trình bày sự thể hiện con người Việt Nam qua văn học. Đây là cách hệ thống hóa có ưu điểm vì suy cho cùng văn học là nhân học. Đời sống lao động và tư tưởng, tình cảm của con người có thể quy về bốn mối quan hệ. Mô tả con người Việt Nam trong bốn quan hệ cơ bản thực chất là hệ thống hóa những nội dung lớn của văn học Việt Nam và một số hình tượng nghệ thuật quan trọng.

Một đặc điểm khác là bài này có nhắc đến nhiều hiện tượng văn học (ví dụ văn học yêu nước, Cách mạng, Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn...).

Kiểu bài khái quát về bộ phận của nền văn học

Khi dạy bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”, GV giúp HS hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian. Vì đay sẽ là cơ sở để HS có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình. Đồng thời, HS cũng phải nắm được khái niệm về các thể loại. Mục tiêu đặt ra là HS có thể nhớ và kể tên các thể loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.

Vì bài này là bài khái quát được viết một cách cô đọng. Trong mỗi mục và tiểu mục là những nhận xét, nhận định về các vấn đề khác nhau nên GV cần cung cấp cho HS những dẫn chứng cụ thể, sinh động.

Kiểu bài văn học sử về thời kì văn học.

Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” là bài học văn học sử có tính khái quát, tổng hợp, vừa cung cấp những khái niệm,

phạm trù văn học, vừa cung cấp những dẫn chứng về thể loại, tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

Kiến thức trong bài văn học sử mang tính tổng hợp, tính tích hợp. Những kiến thức mang tính tổng hợp như kiến thức về lịch sử, về tư tưởng, văn hóa có ảnh hưởng qua lại tới văn học. Đây là những kiến thức mang tính tổng hợp cần thiết để lí giải các hiện tượng, các quy luật văn học. Sự kết hợp hữu cơ giữa văn học sử với lí luận văn học và làm văn tạo nên tính tích hợp của bài học văn học sử.

Kiểu bài văn học sử về tác giả văn học

Mục tiêu tìm hiểu cuộc đời một tác giả văn học là để góp phần giải thích những đặc điểm sáng tác của nhà văn ấy. Do đó, bài học thường cố gắng liên hệ trong chừng mực có thể giữa những sự kiện của tiểu sử tác giả với đặc điểm sáng tác của ông chứ không kể một cách “vô tình” các sự kiện tiểu sử.

Nói đến đặc điểm sáng tác của tác giả nhằm mục đích để HS hiểu được sự thống nhất giữa các sáng tác.

Khi giảng về tác giả, cần phân tích một số dẫn chứng thơ văn tiêu biểu để làm sáng tỏ những nhận định của văn học sử, tránh cung cấp kiến thức văn học sử bằng những nhận định, những khái niệm đơn thuần. HS lóp 10 là phải nắm được những điều cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của hai tác gia lớn: Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tình hình tự học các bài học về văn học sử của HS THPT 1.2.1.1. Về tinh thần tự học các bài học văn học sử của HS THPT 1.2.1.1. Về tinh thần tự học các bài học văn học sử của HS THPT

Phần lớn HS THPT chưa nhận thức được một cách đầy đủ, sâu sắc về vai trò, mục đích, tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong nhà trường. Thậm chí, có HS còn nhận thức hoàn toàn sai lệch về bộ môn này. Nhiều HS cho rằng học

văn là phù phiếm, không gắn liền với cuộc sống, không phục vụ cho cuộc sống, học văn chẳng để làm gì.

Cho nên, đa số HS không có hứng thú, say mê, không có thái độ đúng đắn với môn học này. Vì thế, HS học môn này phần lớn mang tính chất bắt buộc, đối phó. Đó cũng chính là một trong những khó khăn đối với giáo viên Ngữ văn.

Từ nhận thức trên, phần lớn HS không hoặc chưa nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của hoạt động tự học đối với các bài học văn học sử. Phần lớn HS cho rằng tự học chỉ là để ghi nhớ, tái hiện, tiếp thu tri thức đã học, và để phục vụ cho bài kiểm tra, bài thi của mình đạt kết quả cao. Chỉ có rất ít HS hiểu rằng tự học là để biến đổi nhân cách, dần hoàn thiện năng lực sống, để làm phong phú thêm hiểu biết của mình, để vận dụng tri thức vào những tình huống khác nhau, trong khi đó có thể nói đây là những nhận thức vô cùng đúng đắn và quan trọng.

1.2.1.2. Về hoạt động tự học bài học văn học sử của HS THPT

Chính vì HS chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề tự học cho nên đã dẫn đến việc HS tự học chưa hợp lí, chưa khoa học. Hoạt động tự học còn chưa đa dạng, còn nặng về hình thức ghi nhớ và tái hiện. Còn một số hình thức khác như: nghiên cứu bài mới trước khi nghe giảng, lập đề cương nghiên cứu, trao đổi... thì chưa được HS chú ý và thực hiện. Nếu có thực hiện thì cũng ở mức độ rất hạn chế và không thường xuyên.

Với việc tự chuẩn bị nội dung bài mới ở HS còn rất kém. Rất ít HS chuẩn bị bài mới một cách tự giác, nghiêm túc, cẩn thận và tỉ mỉ. Đa số các em chuẩn bị bài mới một cách bắt buộc và đối phó.

1.2.2. Thực trạng của dạy học văn học sử theo hướng hình thành năng lực tự học cho HS

Thứ nhất, đối với việc soạn giáo án. Ta thấy từ trước đến nay, thực chất GV chỉ soạn một đề cương nội dung bài văn học sử theo cách lược hóa văn bản SGK. Đó là việc thiết kế giáo án với nội dung ứng với những hoạt động của thầy mà không tính đến hoạt động của trò, nếu có chỉ là lấy lệ. Nhiều giáo viên chưa nhận thức được giáo án là “phương pháp dạy học chứ không phải là nội dung tri thức thuần túy” [37, 93]. “Nội dung trong giáo án là sự tích hợp là sự nhất thể hóa, là sự hòa tuyến tri thức bổ ích cho HS, là cách thực hiện quá trình tìm kiếm kiến thức mới” [37, 95].

Với thiết kế giáo án như vậy, phương pháp của GV là thông tin – tiếp thụ, thầy thuyết minh, trò nghe và ghi chép. Đó là lối dạy truyền thống, đơn phương, một chiều. GV là trung tâm của quá trình dạy, GV là chủ thể còn HS là khách thể thụ động. Trong các giờ học văn học sử, GV hoạt động liên tục với gần như toàn bộ thời gian trong giờ học bằng phương pháp thuyết trình. GV hầu hết trung thành với kiến thức SGK, không liên hệ, mở rộng tầm hiểu biết cho HS mà ở kiểu bài văn học sử, khả năng này là một thế mạnh. GV cố gắng chuyển khối lượng kiến thức trong SGK đến HS một cách vất vả trong một lượng thời gian đã định sẵn. Trong suốt giờ học, GV độc thoại liên tục, còn HS thụ động nghe, ghi hép thu nhận kiến thức SGK qua lời GV theo phương thức nhồi nhét, áp đặt.

Phương thức thầy đọc – trò chép, thầy giảng – trò nghe trong những giờ học bài văn học sử vẫn diễn ra thường xuyên, khiến HS lười học hoặc mất hẳn cảm hứng khi học loại bài học này. GV thì luôn lo thiếu hụt thời gian để chuyển tải kiến thức khái quát vừa nhiều vừa rộng. GV chọn phương pháp thuyết trình diễn giảng. Chính việc này có ảnh hưởng xấu tới hiệu quả học tập của HS. Cách dạy theo kiểu thông báo – phát tin này làm cho HS mất dần khả năng tự thân vận động để tìm hiểu, nghiên cứu bài giảng, không chịu khó tự học, tự khám phá để mở rộng tầm hiểu biết.

Trong loại bài học này, GV cũng sử dụng phương pháp đặt câu hỏi nhưng còn nghèo nàn, rải rác và phần lớn là câu hỏi tái hiện kiến thức, các câu hỏi không thể hiện quan hệ liên kết, xuyên suốt giữa các phần của nội dung bài. Có những câu hỏi đặt ra, HS chưa kịp trả lời, GV đã vội diễn giảng vì sợ thâm hụt thời gian, không gợi ý để HS trả lời. Điều đó tạo cho HS thói quen chờ “ăn sẵn” không được rèn luyện những khả năng khác ngoài khả năng nghe, ghi chép, tái hiện.

Loại bài học văn học sử chứa đựng kiến thức tổng hợp, rộng và sâu nên GV cần phải biết cách định hướng, định lượng kiến thức trong hệ thống câu hỏi phát vấn HS. Qua đó, các em phải tự động não suy nghĩ tìm hiểu khám phá kiến thức trong SGK, tự đọc sách, tự tra cứu tài liệu, tự học. Cũng thông qua hệ thống câu hỏi, HS có khả năng đàm thoại, trao đổi với các thành viên trong lớp, với GV bằng vốn tri thức các em đã thu lượm được.

1.2.2.2. Đối với HS

Chính vì cách dạy của GV như vậy nên HS không phát huy được năng lực chủ quan của bản thân mình. HS là khách thể thụ động, hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của GV. HS chưa có thói quen đọc nên khả năng phát hiện, nắm bắt luận điểm và dàn ý hóa văn bản của HS thực sự còn yếu. HS có thể khái quát được một vài luận điểm cơ bản nhưng diễn đạt còn bộc lộ nhiều yếu kém.

Nhiều trường hợp nhầm lẫn đưa luận điểm lớn thành ý nhỏ và ý nhỏ lại trở thành luận điểm lớn. Bên cạnh đó, khả năng lập dàn ý của HS còn yếu. Nhiều em không biết cách sắp xếp thành hệ thống chặt chẽ.

Chương II

Những biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự học qua các bài học văn học sử

“Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” (Từ điển tiếng Việt, tr.78). Vậy cần có những cách làm, cách giải quyết nào cho vấn đề hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS lớp 10 qua các bài dạy văn học sử?

HS lớp 10 là lớp HS vừa bước từ bậc THCS vào bậc THPT. Có thể, ở cấp THCS, thầy cô giáo đã làm hình thành ở HS lứa tuổi 14, 15 năng lực tự học. Song, điều chắc chắn là năng lực ở từng HS chưa đồng đều. Bởi vậy các thầy cô giáo ở bậc THPT lại vẫn phải tiếp tục chú trọng củng cố những gì các em đã có được ở cấp dưới, tiếp tục hình thành năng lực tự học, làm phát triển năng lực đó lên một tầm cao hơn ở HS vừa chân ướt chân ráo bước vào bậc THPT.

“Lời nói đầu” của SGK Ngữ văn 10 – tập 1 (bộ chuẩn) có viết: “Một điểm quan trọng là SGK nhằm giúp HS tự học. Tự học là chiến lược của xã hội học tập ngày nay. Phần “Hướng dẫn học bài” sau mỗi văn bản là những gợi ý dẫn dắt anh (chị) tự mình chiếm lĩnh tác phẩm văn chương hay một bài học cụ thể... Mục “Kết quả cần đạt” ở đầu bài và phần “Ghi nhớ” ở cuối bài là những tiêu chí để anh chị định hướng trong quá trình học tập cũng như tự đánh giá. Phần “Luyện tập” giúp người học vận dụng kiến thức để thông hiểu lí luận và hình thành kĩ năng thực hành...”. Đó là một thuận lợi rất lớn cho việc hình thành năng lực tự học cho HS lớp 10 trong môn Ngữ văn.

Riêng các bài học về văn học sử trong SGK Ngữ văn ở bậc THPT cũng được biên soạn theo hướng trên nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành năng lực tự học về văn học sử cho HS.

Những văn bản về văn học sử trong SGK Ngữ văn lại có nét đặc thù: đó là những văn bản nghị luận mà nội dung kiến thức được trình bày rõ ràng, khúc chiết. Nhưng đó lại là những kiến thức khái quát, có phần trừu tượng nên không

phải dễ dàng nắm bắt khi HS tự học. Điều đó đòi hỏi người dạy phải có những biện pháp cụ thể mới giúp HS vừa nắm được kiến thức lại vừa có được năng lực tự học.

Dựa vào những cơ sở lí luận và thực tiễn đã được trình bày ở chương I, luận văn đề xuất một số biện pháp sau đây để hình thành và phát triển năng lực tự học về lịch sử văn học ở lớp 10.

2.1. Biện pháp 1: Hình thành năng lực nhận diện các loại văn bản trong SGK Ngữ văn 10. SGK Ngữ văn 10.

2.1.1. Năng lực tự học Ngữ văn ở HS trước hết biểu hiện ở năng lực tự mình đọc SGK và phân loại các loại văn bản thuộc về văn học ở trong đó. Điều này, bề ngoài tưởng chừng đơn giản, nhưng bên trong là nhằm hình thành năng lực suy nghĩ để nhận biết các loại văn bản. Đây cũng là hoạt động vận dụng lí thuyết về văn bản được học ngay từ đầu lớp 10 vào thực tiễn (tích hợp). Hoạt động tự đọc SGK để nhận biết các loại văn bản là hoạt động thường xuyên, ở nhà, ở trường, trong giờ học, ngoài giờ học.

2.1.2. Để cho hoạt động này của HS có định hướng thầy giáo có thể đặt ra trước HS những câu hỏi, những lời gợi dẫn để HS tự tìm câu trả lời.

Gợi dẫn 1: Trong SGK Ngữ văn, về phần văn học, có những loại văn bản nào? Hãy xếp một số văn bản cụ thể vào từng loại?

Để trả lời được câu hỏi trên, HS phải tự mình đọc kĩ SGK Ngữ văn, dùng kiến thức vừa được trang bị trong hai bài học về lí thuyết “Văn bản” (ở tuần 1

Một phần của tài liệu Dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)