Về hoạt động tự học bài học văn học sử của HS THPT

Một phần của tài liệu Dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10 (Trang 29)

7. Bố cục luận văn

1.2.1.2. Về hoạt động tự học bài học văn học sử của HS THPT

Chính vì HS chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề tự học cho nên đã dẫn đến việc HS tự học chưa hợp lí, chưa khoa học. Hoạt động tự học còn chưa đa dạng, còn nặng về hình thức ghi nhớ và tái hiện. Còn một số hình thức khác như: nghiên cứu bài mới trước khi nghe giảng, lập đề cương nghiên cứu, trao đổi... thì chưa được HS chú ý và thực hiện. Nếu có thực hiện thì cũng ở mức độ rất hạn chế và không thường xuyên.

Với việc tự chuẩn bị nội dung bài mới ở HS còn rất kém. Rất ít HS chuẩn bị bài mới một cách tự giác, nghiêm túc, cẩn thận và tỉ mỉ. Đa số các em chuẩn bị bài mới một cách bắt buộc và đối phó.

1.2.2. Thực trạng của dạy học văn học sử theo hướng hình thành năng lực tự học cho HS

Thứ nhất, đối với việc soạn giáo án. Ta thấy từ trước đến nay, thực chất GV chỉ soạn một đề cương nội dung bài văn học sử theo cách lược hóa văn bản SGK. Đó là việc thiết kế giáo án với nội dung ứng với những hoạt động của thầy mà không tính đến hoạt động của trò, nếu có chỉ là lấy lệ. Nhiều giáo viên chưa nhận thức được giáo án là “phương pháp dạy học chứ không phải là nội dung tri thức thuần túy” [37, 93]. “Nội dung trong giáo án là sự tích hợp là sự nhất thể hóa, là sự hòa tuyến tri thức bổ ích cho HS, là cách thực hiện quá trình tìm kiếm kiến thức mới” [37, 95].

Với thiết kế giáo án như vậy, phương pháp của GV là thông tin – tiếp thụ, thầy thuyết minh, trò nghe và ghi chép. Đó là lối dạy truyền thống, đơn phương, một chiều. GV là trung tâm của quá trình dạy, GV là chủ thể còn HS là khách thể thụ động. Trong các giờ học văn học sử, GV hoạt động liên tục với gần như toàn bộ thời gian trong giờ học bằng phương pháp thuyết trình. GV hầu hết trung thành với kiến thức SGK, không liên hệ, mở rộng tầm hiểu biết cho HS mà ở kiểu bài văn học sử, khả năng này là một thế mạnh. GV cố gắng chuyển khối lượng kiến thức trong SGK đến HS một cách vất vả trong một lượng thời gian đã định sẵn. Trong suốt giờ học, GV độc thoại liên tục, còn HS thụ động nghe, ghi hép thu nhận kiến thức SGK qua lời GV theo phương thức nhồi nhét, áp đặt.

Phương thức thầy đọc – trò chép, thầy giảng – trò nghe trong những giờ học bài văn học sử vẫn diễn ra thường xuyên, khiến HS lười học hoặc mất hẳn cảm hứng khi học loại bài học này. GV thì luôn lo thiếu hụt thời gian để chuyển tải kiến thức khái quát vừa nhiều vừa rộng. GV chọn phương pháp thuyết trình diễn giảng. Chính việc này có ảnh hưởng xấu tới hiệu quả học tập của HS. Cách dạy theo kiểu thông báo – phát tin này làm cho HS mất dần khả năng tự thân vận động để tìm hiểu, nghiên cứu bài giảng, không chịu khó tự học, tự khám phá để mở rộng tầm hiểu biết.

Trong loại bài học này, GV cũng sử dụng phương pháp đặt câu hỏi nhưng còn nghèo nàn, rải rác và phần lớn là câu hỏi tái hiện kiến thức, các câu hỏi không thể hiện quan hệ liên kết, xuyên suốt giữa các phần của nội dung bài. Có những câu hỏi đặt ra, HS chưa kịp trả lời, GV đã vội diễn giảng vì sợ thâm hụt thời gian, không gợi ý để HS trả lời. Điều đó tạo cho HS thói quen chờ “ăn sẵn” không được rèn luyện những khả năng khác ngoài khả năng nghe, ghi chép, tái hiện.

Loại bài học văn học sử chứa đựng kiến thức tổng hợp, rộng và sâu nên GV cần phải biết cách định hướng, định lượng kiến thức trong hệ thống câu hỏi phát vấn HS. Qua đó, các em phải tự động não suy nghĩ tìm hiểu khám phá kiến thức trong SGK, tự đọc sách, tự tra cứu tài liệu, tự học. Cũng thông qua hệ thống câu hỏi, HS có khả năng đàm thoại, trao đổi với các thành viên trong lớp, với GV bằng vốn tri thức các em đã thu lượm được.

1.2.2.2. Đối với HS

Chính vì cách dạy của GV như vậy nên HS không phát huy được năng lực chủ quan của bản thân mình. HS là khách thể thụ động, hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của GV. HS chưa có thói quen đọc nên khả năng phát hiện, nắm bắt luận điểm và dàn ý hóa văn bản của HS thực sự còn yếu. HS có thể khái quát được một vài luận điểm cơ bản nhưng diễn đạt còn bộc lộ nhiều yếu kém.

Nhiều trường hợp nhầm lẫn đưa luận điểm lớn thành ý nhỏ và ý nhỏ lại trở thành luận điểm lớn. Bên cạnh đó, khả năng lập dàn ý của HS còn yếu. Nhiều em không biết cách sắp xếp thành hệ thống chặt chẽ.

Chương II

Những biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự học qua các bài học văn học sử

“Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” (Từ điển tiếng Việt, tr.78). Vậy cần có những cách làm, cách giải quyết nào cho vấn đề hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS lớp 10 qua các bài dạy văn học sử?

HS lớp 10 là lớp HS vừa bước từ bậc THCS vào bậc THPT. Có thể, ở cấp THCS, thầy cô giáo đã làm hình thành ở HS lứa tuổi 14, 15 năng lực tự học. Song, điều chắc chắn là năng lực ở từng HS chưa đồng đều. Bởi vậy các thầy cô giáo ở bậc THPT lại vẫn phải tiếp tục chú trọng củng cố những gì các em đã có được ở cấp dưới, tiếp tục hình thành năng lực tự học, làm phát triển năng lực đó lên một tầm cao hơn ở HS vừa chân ướt chân ráo bước vào bậc THPT.

“Lời nói đầu” của SGK Ngữ văn 10 – tập 1 (bộ chuẩn) có viết: “Một điểm quan trọng là SGK nhằm giúp HS tự học. Tự học là chiến lược của xã hội học tập ngày nay. Phần “Hướng dẫn học bài” sau mỗi văn bản là những gợi ý dẫn dắt anh (chị) tự mình chiếm lĩnh tác phẩm văn chương hay một bài học cụ thể... Mục “Kết quả cần đạt” ở đầu bài và phần “Ghi nhớ” ở cuối bài là những tiêu chí để anh chị định hướng trong quá trình học tập cũng như tự đánh giá. Phần “Luyện tập” giúp người học vận dụng kiến thức để thông hiểu lí luận và hình thành kĩ năng thực hành...”. Đó là một thuận lợi rất lớn cho việc hình thành năng lực tự học cho HS lớp 10 trong môn Ngữ văn.

Riêng các bài học về văn học sử trong SGK Ngữ văn ở bậc THPT cũng được biên soạn theo hướng trên nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành năng lực tự học về văn học sử cho HS.

Những văn bản về văn học sử trong SGK Ngữ văn lại có nét đặc thù: đó là những văn bản nghị luận mà nội dung kiến thức được trình bày rõ ràng, khúc chiết. Nhưng đó lại là những kiến thức khái quát, có phần trừu tượng nên không

phải dễ dàng nắm bắt khi HS tự học. Điều đó đòi hỏi người dạy phải có những biện pháp cụ thể mới giúp HS vừa nắm được kiến thức lại vừa có được năng lực tự học.

Dựa vào những cơ sở lí luận và thực tiễn đã được trình bày ở chương I, luận văn đề xuất một số biện pháp sau đây để hình thành và phát triển năng lực tự học về lịch sử văn học ở lớp 10.

2.1. Biện pháp 1: Hình thành năng lực nhận diện các loại văn bản trong SGK Ngữ văn 10. SGK Ngữ văn 10.

2.1.1. Năng lực tự học Ngữ văn ở HS trước hết biểu hiện ở năng lực tự mình đọc SGK và phân loại các loại văn bản thuộc về văn học ở trong đó. Điều này, bề ngoài tưởng chừng đơn giản, nhưng bên trong là nhằm hình thành năng lực suy nghĩ để nhận biết các loại văn bản. Đây cũng là hoạt động vận dụng lí thuyết về văn bản được học ngay từ đầu lớp 10 vào thực tiễn (tích hợp). Hoạt động tự đọc SGK để nhận biết các loại văn bản là hoạt động thường xuyên, ở nhà, ở trường, trong giờ học, ngoài giờ học.

2.1.2. Để cho hoạt động này của HS có định hướng thầy giáo có thể đặt ra trước HS những câu hỏi, những lời gợi dẫn để HS tự tìm câu trả lời.

Gợi dẫn 1: Trong SGK Ngữ văn, về phần văn học, có những loại văn bản nào? Hãy xếp một số văn bản cụ thể vào từng loại?

Để trả lời được câu hỏi trên, HS phải tự mình đọc kĩ SGK Ngữ văn, dùng kiến thức vừa được trang bị trong hai bài học về lí thuyết “Văn bản” (ở tuần 1 và tuần 3) để phân biệt từng loại văn bản.

Trong SGK Ngữ văn, về phần văn học có hai loại văn bản: văn bản văn học và văn bản khoa học.

- Theo nghĩa rộng là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật: thơ, truyện, kí, kịch và hịch, cáo, chiếu, biểu, sử, kí... của thời trung đại, các tác phẩm nghị luận thời hiện đại.

- Theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các sáng tác văn học có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu: thơ, truyện, kí, kịch (ca dao, thơ, phú; các tác phẩm truyện dân gian; truyện ngắn; tiểu thuyết...)

* Văn bản khoa học: trong SGK Ngữ văn ở bậc THPT, văn bản khoa học là những bài viết nhằm đem đến cho HS những tri thức khoa học về văn học. Văn bản khoa học gồm 2 loại:

- Những bài viết về lịch sử văn học: Tổng quan nền văn học Việt Nam, Khái quát văn học dân gian Việt Nam, Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...

- Những bài viết về lí luận văn học: văn bản, văn bản văn học, đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết...

Gợi dẫn 2: Trong SGK Ngữ văn 10 (bộ chuẩn và bộ nâng cao) những văn bản viết về lịch sử văn học, xét về nội dung có mấy loại? Cấu trúc của từng loại?

* Có 4 loại:

- Bài khái quát cả một nền văn học: “Tổng quan văn học Việt Nam” (bộ chuẩn), “Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử” (bộ nâng cao).

- Bài khái quát về một bộ phận văn học: “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” (bộ chuẩn và bộ nâng cao).

- Bài khái quát về một thời kì văn học: “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” (bộ chuẩn và bộ nâng cao).

- Bài khái quát về một tác gia văn học: “Nguyễn Trãi” (bộ nâng cao), phần một “Tác giả” của bài “Bình Ngô đại cáo” (bộ chuẩn); “Nguyễn Du” (bộ nâng cao), phần một “Tác giả” của bài “Truyện Kiều” (bộ chuẩn).

* Cấu trúc của từng loại văn bản đó như sau:

- Bài “Tổng quan văn học Việt Nam” (bộ chuẩn) gồm các phần sau: I – Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

1. Văn học dân gian. 2. Văn học viết.

II – Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam

1. Văn học trung đại (văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX). 2. Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX). III – Con người Việt Nam qua văn học

1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên. 2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc. 3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội.

4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.

- Bài “Tổng quan văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử” (bộ nâng cao) có cấu trúc như sau:

I – Các bộ phận, thành phần của văn học Việt Nam 1. Văn học dân gian.

2. Văn học viết (văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm). II – Các thời kì phát triển của nền văn học.

1. Thời kì từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX.

2. Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năn 1945. 3. Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. III – Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam

2. Về thể loại, thơ ca có truyền thống lâu đời.

3. Văn học Việt Nam tiếp thu mọi luồng văn hóa Đông Tây kim cổ. 4. Nền văn học Việt Nam có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt.

- Bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” có cấu trúc khác nhau ở hai bộ sách:

Sách “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn) gồm có các mục: I - Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. II - Hệ thống thể loại của văn học dân gian.

III – Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. Sách “Ngữ văn 10” (bộ nâng cao) gồm các mục:

I – Văn học dân gian trong tiến trình văn học dân tộc.

II – Một số đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. III – Những thể loại chính của văn học dân gian Việt Nam.

- Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”

Sách “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn) gồm các mục sau:

I – Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

II – Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. III – Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

IV – Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

Sách “Ngữ văn 10” (bộ nâng cao) gồm các mục sau:

I – Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam. II – Một số đặc điểm cơ bản của văn học trung đại Việt Nam. - Bài “Nguyễn Trãi”“Nguyễn Du”:

Sách “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn) gồm các mục: I – Cuộc đời

II – Sự nghiệp thơ văn III – Kết luận

Sách “Ngữ văn 10” (bộ nâng cao) gồm các mục: I – Cuộc đời

II – Sự nghiệp văn học III – Kết luận

Như vậy, HS đã nắm được hình thù, diện mạo của các loại văn bản có trong SGK Ngữ văn, đặc biệt là có được cái nhìn tổng quát về các loại văn bản thuộc về văn học sử. Song cái quan trọng không phải là có được kiến thức khái quát đó, mà là qua hoạt động tự tìm hiểu, phân loại văn bản trong SGK Ngữ văn, HS có được phương pháp đọc SGK, kĩ năng tự học văn học sử từ một cái nhìn tổng quát ở từng bài trước khi tìm hiểu kĩ lưỡng từng phần của nội dung bài học.

Đây là bước đi đầu tiên trong việc hình thành năng lực tự học cho HS qua các văn bản về văn học sử.

2.2. Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng phát hiện và ghi nhớ các nhận định của SGK về lịch sử văn học.

2.2.1. Sau khi đã nhận rõ hình thù, diện mạo các loại văn bản trong SGK và hướng sự chú ý vào các loại văn bản văn học sử từ một cái nhìn tổng quát, người tự học sẽ đi sâu thêm một bước nữa vào nội dung và hình thức của văn bản để:

- Phát hiện ra những nhận định khái quát của SGK.

- Sắp xếp những nhận định ấy thành một hệ thống luận điểm. - Lặng lẽ ngồi nhập vào “bộ nhớ” hệ thống luận điểm đó.

2.2.2. Hoạt động này đòi hỏi sự nỗ lực về trí tuệ của người tự học. Cách thức thực hiện là đọc kĩ SGK, gạch chân những nhận định, chép lại ra vở, sắp xếp thành một hệ thống luận điểm.

Chẳng hạn, ở bài “Tổng quan văn học Việt Nam” trong “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn) đã có những nhận định tổng quát sau đây:

2.2.2.1. “I – Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam”

- Luận điểm 1: “Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết”.

- Luận điểm 2: “Văn học dân gian là các sáng tác tập thể và truyền miệng

Một phần của tài liệu Dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)